Cách để Lắp Ráp Một Máy Tính - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Matt Ham. Matt Ham là chuyên gia sửa chữa máy tính, CEO và chủ tịch của Computer Repair Doctor. Với hơn mười năm kinh nghiệm, Matt chuyền về sửa chữa và nâng cấp máy tính Mac, PC, iPhone, iPad và điện thoại thông minh. Matt có bằng cử nhân kỹ thuật cơ khí của Đại học Bắc Carolina và bằng thạc sĩ kỹ thuật cơ khí của Đại học Columbia. Matt đã mở rộng công ty Computer Repair Doctor tới bảy chi nhánh khác nhau. Anh cũng là người đồng sở hữu của Repair Life, một công ty tiếp thị chuyên thúc đẩy số lượng khách hàng cho các cửa hàng sửa chữa điện thoại và máy vi tính và nhà bán lẻ thiết bị điện tử. Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 36.497 lần.
Trong bài viết này: Chuẩn bị trước khi lắp ráp máy tính Mua linh kiện Lắp ráp máy tính Sử dụng máy tính Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoĐây là bài viết hướng dẫn cách lắp ráp máy tính để bàn bằng các linh kiện tự chọn. Để lắp ráp máy tính thành công, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng máy tính và ngân sách, mua đúng linh kiện và lắp ráp theo đúng thứ tự.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 4:Chuẩn bị trước khi lắp ráp máy tính
Tải về bản PDF-
Lưu ý: Bạn có thể mua máy tính phục vụ nhu cầu thông thường với mức giá dưới 11,5 triệu đồng. Máy tính dùng để chơi game và hiệu chỉnh thường có giá từ 11,5 đến vài chục triệu đồng.
1 Xác định nhu cầu sử dụng máy tính. Trước khi mua linh kiện hoặc xác định ngân sách, bạn cần biết máy tính được sử dụng cho mục đích gì. Đối với máy tính để bàn thông thường chỉ được dùng để duyệt web và mở các chương trình cơ bản (chẳng hạn như Microsoft Word và Excel), bạn có thể dùng các linh kiện cũ và rẻ tiền hơn, còn máy tính dùng để chơi game hoặc hiệu chỉnh cần được lắp linh kiện mạnh và mới.[1] -
- Óc phân tích cũng sẽ hỗ trợ cho bạn trong lúc mua hàng. Giả sử bạn chỉ muốn dành khoảng 2,5 triệu đồng để mua bộ xử lý, nhưng sản phẩm tốt hơn và mới hơn được giảm từ 4,6 triệu đồng xuống còn 2,7 triệu đồng tại cửa hàng linh kiện máy tính, vậy thì việc chi thêm 200 nghìn đồng là khoản đầu tư dài hạn hiệu quả hơn.
2 Xác định ngân sách. Đừng vội chi mạnh tay cho các linh kiện yêu thích mà không chú ý đến ngân sách, và rồi bạn nhận ra không còn đủ tiền mua tất cả linh kiện cần thiết cho máy tính. Hãy xác định giới hạn tối thiểu (chẳng hạn như khoảng 7 triệu đồng) và giới hạn tối đa (giả dụ là 9 triệu đồng) và cố gắng mua sắm trong giới hạn đó. -
- Bộ xử lý — Hoạt động như "bộ não" của máy tính.
- Bo mạch chủ — Đóng vai trò như cầu nối giữa tất cả linh kiện và bộ xử lý máy tính.
- RAM — Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Dung lượng RAM càng lớn sẽ tạo ra càng nhiều "không gian làm việc" giúp tăng hiệu suất của máy tính. Hãy xem RAM như mặt bàn: càng nhiều RAM thì bạn sẽ có càng nhiều không gian để làm nhiều việc trên bàn. Có ít RAM cũng giống như bạn chỉ có một chiếc bàn nhỏ!
- Ổ cứng — Lưu trữ dữ liệu. Bạn có thể mua ổ cứng thông thường, hoặc chọn ổ cứng thể rắn (SSD) đắt tiền nếu muốn có ổ cứng hoạt động siêu nhanh.
- Bộ nguồn — Cung cấp nguồn điện cho từng linh kiện của máy tính. Bộ nguồn cũng là cầu nối giữa máy tính và ổ cắm điện mà bạn dùng để kết nối máy tính.
- Thùng máy — Cần thiết cho việc bảo quản và làm nguội các linh kiện.
- Card đồ họa — Được dùng để xử lý hình ảnh trên máy tính. Mặc dù hầu hết bộ xử lý đều có bộ xử lý đồ họa (GPU) tích hợp sẵn, nhưng bạn vẫn có thể mua card đồ họa riêng nếu muốn chơi game hoặc dùng máy tính cho việc hiệu chỉnh nâng cao.
- Hệ thống làm mát — Giúp cho không gian bên trong thùng máy có nhiệt độ an toàn. Linh kiện này chỉ cần thiết cho máy tính chơi game và hiệu chỉnh; máy tính thông thường có thể dùng bộ làm mát có sẵn.
3 Tìm hiểu các linh kiện cần thiết. Máy tính của bạn dù có đắt tiền đến mức nào đi chăng nữa thì cũng cần các linh kiện sau:[2]
Mua linh kiện
Tải về bản PDF-
- Đừng bỏ qua các linh kiện đã qua sử dụng, đặc biệt khi các phần đó được xếp vào nhóm "Like New" (như mới) hoặc vẫn còn tốt. Bạn thường có thể mua những linh kiện này với mức giá cực kỳ ưu đãi và chất lượng không hề thua kém sản phẩm mới.
1 Tìm hiểu nơi bán linh kiện. Các cửa hàng linh kiện máy tính thường trưng bày sản phẩm cho bạn dễ dàng lựa chọn, nhưng bạn có thể tìm được sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn khi đặt mua trực tuyến. Một vài trang web mua hàng điện tử trực tuyến là Tiki, Shopee và Lazada. -
- Bạn có thể tham khảo các bài viết về việc lắp ráp máy tính với giá thành thấp, cách chọn linh kiện khi lắp ráp máy tính và cách để lắp ráp máy tính hoạt động vừa mạnh vừa êm.
- Xem sản phẩm mà bạn muốn mua có được đánh giá tốt hay không trên trang web đặt hàng và trang web khác. Tránh các biểu đồ hoặc số liệu mang tính chất quảng cáo, vì thông tin đó thường được “phù phép” để trông tốt hơn thực tế. Một số trang web đánh giá công nghệ uy tín là Tinh Tế, Linus Tech Tips, Tom’s Hardware hoặc Gamers Nexus.
- Sau khi tìm thấy linh kiện được đánh giá tốt, bạn cũng nên xem các đánh giá tiêu cực về sản phẩm đó. Có thể bạn sẽ nhận ra linh kiện đó có một số chức năng tốt, nhưng không thích hợp với nhu cầu của mình.
2 Tìm hiểu từng linh kiện mà bạn muốn mua. Bạn nên đọc tạp chí và các trang web đánh giá của người tiêu dùng để biết thêm thông tin. Mặc dù vậy, đây chỉ là một trong những bước quan trọng nhất, vì mọi thứ còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của phần cứng. -
- Bộ xử lý sẽ chiếm phần lớn ngân sách của bạn.
- Bộ xử lý thường có 4 nhân, 6 nhân hoặc nhiều hơn. Bạn chỉ cần dùng bộ xử lý dưới 6 nhân, trừ khi muốn lắp ráp máy tính chơi game có hiệu suất siêu cao.
- Hai nhà sản xuất bộ xử lý đứng đầu thị trường là Intel và AMD. Thông thường, AMD cung cấp các giá trị tốt hơn.
3 Tìm bộ xử lý. Bộ xử lý (CPU) là thành phần nòng cốt quyết định hiệu suất máy tính. Tốc độ gigahertz (GHz) của bộ xử lý càng cao thì dữ liệu được xử lý càng nhanh. Nhiều ứng dụng sử dụng nhiều phân luồng cùng lúc, nên bộ xử lý nhiều nhân có thể cải thiện hiệu suất. -
- "Wi-Fi tích hợp sẵn" (đảm bảo máy tính có thể kết nối không dây)
- Bluetooth
- Nhiều khe RAM
- Hỗ trợ card đồ họa nếu cần (Khe PCIe x16)
4 Chọn bo mạch chủ phù hợp với bộ xử lý. Bạn cần chọn bo mạch chủ tương thích với bộ xử lý bằng cách kiểm tra đế cắm CPU và bo mạch chủ. Một vài yếu tố khác mà bạn cần quan tâm khi chọn bo mạch chủ là:[3] -
- Máy tính giới hạn dung lượng RAM có thể sử dụng, và giới hạn đó được xác định bởi dung lượng của bộ xử lý (thường là 64GB) và các ứng dụng. Nếu chương trình nào đó chỉ lưu trữ 1GB dữ liệu trong RAM thì việc có nhiều RAM không làm tăng tốc độ thực hiện tác vụ. Thông thường bạn chỉ cần dùng RAM có dung lượng 8GB, còn máy tính dùng để chơi game cần RAM 16GB.
- Tùy thuộc vào bo mạch chủ mà bạn sẽ mua RAM DDR3 hoặc RAM DDR4. Sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ cho bạn biết loại RAM phù hợp.
5 Mua RAM. Đây là linh kiện có vai trò lưu trữ dữ liệu cho chương trình đang hoạt động, do đó việc chọn RAM có dung lượng phù hợp rất quan trọng. Trước khi mua RAM, bạn cần kiểm tra xem bộ xử lý và bo mạch chủ hỗ trợ loại RAM nào.[4] -
- Ổ cứng cơ bản có tốc độ 7200 RPM.
- Ổ cứng cũng có thể dùng kết nối IDE thay cho SATA, nhưng SATA mới hơn và được hỗ trợ trên mọi bo mạch chủ đời mới.
- Nếu muốn ổ cứng có kích thước nhỏ hơn với tốc độ truy hồi dữ liệu nhanh hơn, bạn có thể mua ổ cứng thể rắn (SSD). Loại ổ cứng này đắt hơn hầu hết ổ cứng máy tính tiêu chuẩn. Thường thì chúng được dùng làm ổ cứng phụ trợ cho ổ cứng lớn hơn.
- Ổ cứng SSD thường có đầu kết nối SATA, với dòng sản phẩm mới hơn sử dụng NVMe M.2 hoặc SATA M.2. Một số bo mạch chủ có thể không hỗ trợ NVMe hoặc M.2 tiêu chuẩn.
6 Mua ổ cứng. Nhìn chung, mua ổ cứng là việc đơn giản, vì hầu hết ổ cứng đều tương thích với đa số bo mạch chủ và bộ xử lý, nhưng bạn cần đảm bảo ổ cứng được chọn sẽ vừa với thùng máy. Bạn có thể mua ổ cứng SATA lưu trữ được ít nhất 500GB dữ liệu, và đảm bảo đó là sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín như Western Digital, Seagate hoặc Toshiba. -
- Tương tự như mọi linh kiện khác, bạn cần đảm bảo card đồ họa tương thích với bo mạch chủ. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề thường gặp.
- Card đồ họa sẽ chiếm khoảng ⅓ ngân sách dành cho máy tính chơi game.
- Gần như mọi CPU của Intel đều được tích hợp card đồ họa nên bạn không cần mua thêm nếu muốn dùng máy tính để thực hiện công việc văn phòng, duyệt web, soạn thảo email và thỉnh thoảng chơi game trực tuyến. Công ty AMD cũng sản xuất bộ xử lý 2200G và 2400G được tích hợp sẵn card đồ họa mạnh, hỗ trợ chơi các game có thiết lập thấp.
- Card đồ họa còn được gọi là "card video" hoặc "GPU".
7 Mua card đồ họa nếu cần. Card đồ họa riêng cần cho việc chơi các game mới nhất, nhưng không cần thiết đối với máy tính được dùng để thực hiện tác vụ thường ngày. Nếu muốn xem hay chỉnh sửa nhiều video HD hoặc chơi game, bạn cần mua card đồ họa riêng.[5] -
Lời khuyên: Hãy chọn bộ nguồn của các nhà sản xuất có tiếng tăm như Seasonic, beQuiet, EVGA hoặc Corsair.
8 Đảm bảo bộ nguồn cung cấp đủ năng lượng cho máy tính hoạt động. Bộ nguồn cung cấp điện năng cho mọi linh kiện trong máy tính. Một số thùng máy được lắp sẵn bộ nguồn, nhưng số khác cần được lắp thêm. Bộ nguồn phải có đủ điện năng để sạc toàn bộ linh kiện; đừng lo rằng bộ nguồn mạnh sẽ tiêu tốn nhiều điện khi phải cung cấp nhiều điện năng hơn mức cần thiết, vì bộ nguồn chỉ tạo điện năng khi bạn sử dụng máy tính và con số trên bộ nguồn chỉ thể hiện lượng điện năng tối đa. -
- Kích thước thùng máy sẽ phụ thuộc vào số khay ổ cứng và khe lắp thẻ, cùng với kích thước và loại bo mạch chủ.
- Hãy chọn thùng máy có thể chứa toàn bộ linh kiện, bao gồm ổ cứng.
- Thùng máy có thể ngăn không khí lưu thông khiến một số linh kiện cao cấp cần nhiều điện năng bị nóng.
9 Chọn thùng máy vừa hữu dụng vừa dễ nhìn. Thùng máy bảo vệ các linh kiện máy tính. Một số thùng máy có sẵn bộ nguồn, nhưng nếu bạn muốn lắp máy tính dùng để chơi game, tốt hơn hết hãy trang bị thêm bộ nguồn riêng, vì bộ nguồn được lắp sẵn thường có chất lượng không cao.[6]
Lắp ráp máy tính
Tải về bản PDF- 1 Tự nối đất. Đeo vòng tay chống tĩnh điện để ngăn sự phóng tĩnh điện (ESD) làm hỏng linh kiện máy tính. Hoặc, bạn cũng có thể chạm vào khối kim loại to như bộ tản nhiệt để bảo vệ bản thân.
- 2 Mở thùng máy. Vặn mở ốc vít trên tấm chắn bên hông thùng máy (hoặc đẩy tấm chắn ra sau thùng máy) để thực hiện việc này.
-
- Bộ nguồn thường được lắp gần phía trên hoặc dưới đáy thùng máy. Bạn có thể xác định vị trí lắp thùng máy bằng cách xem phần còn trống ở phía sau thùng máy.
3 Lắp bộ nguồn. Một số thùng máy đã được lắp sẵn bộ nguồn, còn số khác đòi hỏi bạn phải mua bộ nguồn riêng và tự lắp vào. Đảm bảo bộ nguồn được lắp đúng hướng, và không có linh kiện nào chắn ngang quạt của bộ nguồn.[7] -
- Gắn bộ xử lý vào bo mạch chủ bằng cách tìm cổng bộ xử lý trên bề mặt bo mạch chủ. Hướng dẫn trên CPU và bo mạch chủ sẽ cho bạn biết hướng lắp đặt đúng.
- Gắn RAM vào bo mạch chủ bằng cách tìm khe và lắp đúng cách (thường chỉ được lắp theo một hướng).
- Gắn bộ nguồn vào đầu kết nối nguồn của bo mạch chủ.
- Tìm (nhưng không gắn) cổng ổ cứng SATA của bo mạch chủ. Bạn sẽ dùng nó để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ ở bước sau.
4 Lắp thêm linh kiện vào bo mạch chủ. Tốt hơn hết, bạn nên thực hiện việc này trước khi lắp bo mạch chủ vào thùng máy, vì thùng máy có thể giới hạn khả năng kết nối các linh kiện:[8] -
Lời khuyên: Bạn không cần thêm keo tản nhiệt vào bộ xử lý có sẵn bộ tản nhiệt, vì bộ tản nhiệt đã được thoa keo tản nhiệt trong quá trình sản xuất. Hãy kiểm tra bên dưới bộ tản nhiệt trước khi thoa keo vào bộ xử lý.[10]
5 Thoa keo tản nhiệt vào bộ xử lý nếu cần. Cho một chấm nhỏ (tương đương kích thước hạt gạo hoặc hạt đậu) keo tản nhiệt lên CPU. Việc thêm quá nhiều keo tản nhiệt sẽ không có ích lợi gì, chẳng hạn như việc để keo bám vào chân cắm bo mạch chủ sẽ gây ra tình trạng đoản mạch và làm giảm giá trị của bo mạch chủ nếu sau này bạn muốn bán lại.[9] -
- Hầu hết bộ làm mát có sẵn đều được gắn trực tiếp vào bộ xử lý và kẹp vào bo mạch chủ.
- Bộ tản nhiệt mua sau thường có giá đỡ cần được gắn bên dưới bo mạch chủ.
- Bỏ qua bước này nếu bộ xử lý được lắp sẵn bộ tản nhiệt.
6 Gắn bộ tản nhiệt. Mỗi bộ tản nhiệt sẽ khác nhau, nên bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng bộ xử lý.[11] -
- Nếu thùng máy có ngăn riêng để lắp ổ cứng, bạn sẽ dùng ốc vít được kèm theo để lắp ổ cứng.
- Có thể bạn cần lắp đặt và kết nối quạt của thùng máy trước khi có thể lắp đặt các linh kiện khác. Nếu vậy, hãy thực hiện theo hướng dẫn lắp đặt quạt của thùng máy.
7 Chuẩn bị thùng máy. Bạn cần gỡ tấm chắn phía sau của thùng máy để có thể gắn các linh kiện vào đúng vị trí. -
- Sử dụng ốc vít được kèm theo để cố định bo mạch chủ vào giá đỡ qua các lỗ vít được che chắn trên bo mạch chủ.
8 Cố định bo mạch chủ. Sau khi lắp giá đỡ, bạn sẽ đặt bo mạch chủ vào thùng máy và đẩy nó về phía tấm chắn phía sau. Tất cả các cổng phía sau phải vừa với các lỗ trong tấm chắn I/O. -
- Bạn chỉ có thể gắn các đầu kết nối này vào bo mạch chủ theo một hướng. Đừng cố gắng dùng lực mạnh để ép các đầu kết nối vào vị trí.
9 Gắn các đầu kết nối của thùng máy. Các đầu kết nối có trên bo mạch chủ và ở gần phía trước thùng máy. Thứ tự kết nối sẽ phụ thuộc vào loại nào dễ gắn nhất. Bạn nhớ kết nối các cổng USB, nút Power và Reset, đèn nguồn LED và ổ cứng, và dây cáp âm thanh. Sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ cho bạn biết vị trí gắn các đầu kết nối.[12] -
- Gỡ tấm chắn phía trước của thùng máy (nếu muốn lắp ổ đĩa quang, bạn cần lắp nó ở gần phía trên thùng máy).
- Lắp ổ cứng vào đúng vị trí (thường ở gần phía trên thùng máy).
- Vặn chặt ốc vít cần để giữ cố định ổ cứng.
- Gắn dây cáp SATA của ổ cứng vào khe SATA trên bo mạch chủ.
10 Lắp đặt ổ cứng. Thao tác này sẽ hơi khác tùy thuộc vào từng thùng máy, nhưng thường được thực hiện như sau:[13] -
- Bo mạch chủ
- Card đồ họa
- Ổ cứng
11 Kết nối bộ nguồn với các linh kiện cần thiết. Nếu bạn chưa kết nối bộ nguồn với linh kiện cần nguồn điện, hãy đảm bảo bộ nguồn được kết nối với các bộ phận sau: -
- Nếu đã mua hệ thống làm mát, bạn cần lắp đặt nó trước khi thực hiện thao tác khác. Hãy tham khảo hướng dẫn lắp đặt hệ thống làm mát để biết cách thực hiện.
- Nhiều thùng máy có tấm chắn có thể trượt hoặc vặn vào thành của thùng máy.
12 Hoàn tất việc lắp ráp máy tính. Sau khi bạn đã lắp và kết nối các linh kiện máy tính, việc còn lại là đảm bảo không có dây điện chặn đường lưu thông không khí và đóng thùng máy.
Sử dụng máy tính
Tải về bản PDF-
- Trước tiên, bạn cần gắn một đầu dây cáp nguồn vào nguồn điện đầu vào ở phía sau thùng máy.
1 Kết nối máy tính với nguồn điện. Dùng dây cáp nguồn để kết nối máy tính với ổ điện trên tường hoặc ổ cắm điện. -
- Đầu ra ở đây thường là cổng DisplayPort hoặc HDMI.
2 Kết nối màn hình với máy tính. Thường thì bạn dùng đầu ra card đồ họa ở gần đáy thùng máy, nhưng một số bo mạch chủ sẽ có cổng này ở bên phải hoặc bên trái thùng máy.[14] -
Lời khuyên: Nếu có vấn đề xảy ra trong lúc khởi động, hoặc nếu máy tính không khởi động, bạn cần ngắt kết nối với nguồn điện, mở thùng máy và kiểm tra các kết nối.
3 Bật máy tính. Ấn nút Power (Nguồn) của máy tính ở phía trước hoặc phía sau thùng máy. Nếu mọi thứ được kết nối đúng cách, máy tính của bạn liền khởi động ngay. -
- Nếu không có USB cài đặt, bạn cần tạo trên máy tính khác trước khi có thể cài đặt hệ điều hành.
4 Cài đặt hệ điều hành Windows hoặc Linux. Hệ điều hành Windows tương thích với mọi máy tính để bàn và người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng (chẳng hạn như Bluetooth), nhưng bạn phải mua bản sao hệ điều hành Windows nếu không có khóa sản phẩm. Linux là hệ điều hành miễn phí, nhưng bạn không thể dùng tất cả phần cứng của máy tính. -
- Phiên bản mới của hệ điều hành Windows và Linux sẽ tự động cài đặt hầu hết trình điều khiển khi máy tính có kết nối mạng internet.
5 Cài đặt trình điều khiển. Sau khi cài đặt hệ điều hành, bạn cần cài đặt trình điều khiển. Hầu hết mọi phần cứng mà bạn mua đều có đĩa phần mềm trình điều khiển giúp cho phần cứng hoạt động.
Lời khuyên
- Một số linh kiện sẽ có lớp nhựa bảo vệ để chống trầy xước. Bạn nhớ tháo lớp nhựa này ra để máy tính không có mùi như nhựa cháy trong quá trình sử dụng.
- Mỗi dây cáp nguồn chỉ được gắn theo một hướng, nhưng bạn vẫn cần dùng lực để gắn đầu dây cáp vào vị trí. Nếu bạn sử dụng bộ nguồn đời mới với đầu kết nối EPS 8 chân 12V và đầu kết nối PCI Express 8 chân, đừng dùng lực mạnh khi gắn dây cáp.
- Nếu lắp hệ thống làm mát thay vì quạt thông thường, bạn cần thử nghiệm 24 tiếng để kiểm tra xem linh kiện có bị rò rỉ hay không trước khi lắp vào máy tính.
- Bạn có thể dùng dây rút nhựa để cẩn thận cột toàn bộ dây cáp với nhau và sắp đặt sao cho chúng không chặn đường lưu thông không khí.
- Nếu bạn đã mua phiên bản Microsoft Windows của nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và bạn có nhãn dán giấy phép sử dụng, hãy dán nhãn đó lên thành máy tính để xem thông tin khi cần dùng trong lúc cài đặt Windows.
- Một số bộ nguồn có bộ chuyển đổi 115/230V được tích hợp sẵn. Nếu bạn ở Mỹ, hãy dùng thiết lập 115V.[15]
Cảnh báo
- Tránh tình trạng phóng tĩnh điện khi lắp đặt linh kiện. Đeo vòng tay chống tĩnh điện hoặc thường xuyên tự nối đất bằng cách chạm vào phần kim loại của thùng máy trước khi xử lý linh kiện.
- Đảm bảo mọi linh kiện đều tương thích với bo mạch chủ!
- Cẩn thận khi thao tác gần các mép kim loại sắc bén của thùng máy. Phần này rất dễ cắt vào da, đặc biệt là với thùng máy nhỏ.
- Không mua linh kiện máy tính từ người bán không đáng tin cậy trên mạng; bạn có thể bị lừa hoặc mua phải linh kiện bị hỏng.
- Chọn mua bộ nguồn phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn và được sản xuất bởi công ty uy tín, vì loại rẻ hơn có thể bị lỗi và làm hỏng hệ thống máy tính.
- Không chạm vào điện trở và chân cắm trên CPU hoặc đế cắm.
- Rửa tay trước khi lắp ráp máy tính.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC Cách đểChụp ảnh bằng camera trên laptop Cách đểKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính Cách đểKết nối PC với TV mà không cần dây Cách đểKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack Cách đểSao chép và dán ảnh Cách đểKhởi động máy tính Cách đểTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF Cách đểXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator Cách đểThu nhỏ chương trình ở chế độ toàn màn hình Cách đểGõ ký hiệu trái tim trên máy tính Cách đểThêm ổ cứng gắn ngoài vào máy tính Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.techradar.com/news/computing/best-computer-how-to-choose-the-right-one-935053
- ↑ http://www.informit.com/articles/article.aspx?p=29470&seqNum=3
- ↑ https://www.tomshardware.com/reviews/motherboard-buying-guide,5682.html
- ↑ https://techguided.com/how-to-choose-ram/
- ↑ https://www.theverge.com/2018/8/21/17761644/graphics-card-how-to-choose
- ↑ https://techguided.com/how-to-choose-a-pc-case/
- ↑ https://www.pcworld.com/article/2924378/replace-your-pcs-heart-how-to-install-a-power-supply-in-your-computer.html
- ↑ https://www.theverge.com/2018/9/13/17828092/gaming-pc-build-custom-how-to-asus-intel-geforce-cost
- ↑ https://www.tomshardware.com/reviews/thermal-paste-comparison,5108-3.html
- ↑ http://techreport.com/review/23624/how-to-build-a-pc-the-tech-report-guide/3
- ↑ https://www.maketecheasier.com/what-is-heatsink/
- ↑ https://www.rockpapershotgun.com/2018/06/27/how-to-build-a-pc-2018-how-to-connect-case-cables-system-panel-connector/
- ↑ https://www.pcworld.com/article/131231/how-to-install-a-new-hard-drive-in-your-desktop-pc.html
- ↑ https://www.dell.com/support/kbdoc/pl-pl/000132424/how-to-connect-a-monitor-to-a-pc?lang=en
- ↑ https://us.answers.acer.com/app/answers/detail/a_id/1323/~/what-should-the-voltage-setting-be-on-the-power-supply-for-my-desktop-computer%3F
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Matt Ham Chuyên gia sửa chữa máy tính Bài viết này đã được cùng viết bởi Matt Ham. Matt Ham là chuyên gia sửa chữa máy tính, CEO và chủ tịch của Computer Repair Doctor. Với hơn mười năm kinh nghiệm, Matt chuyền về sửa chữa và nâng cấp máy tính Mac, PC, iPhone, iPad và điện thoại thông minh. Matt có bằng cử nhân kỹ thuật cơ khí của Đại học Bắc Carolina và bằng thạc sĩ kỹ thuật cơ khí của Đại học Columbia. Matt đã mở rộng công ty Computer Repair Doctor tới bảy chi nhánh khác nhau. Anh cũng là người đồng sở hữu của Repair Life, một công ty tiếp thị chuyên thúc đẩy số lượng khách hàng cho các cửa hàng sửa chữa điện thoại và máy vi tính và nhà bán lẻ thiết bị điện tử. Bài viết này đã được xem 36.497 lần. Chuyên mục: Máy tính Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Séc Tiếng Hindi Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChụp ảnh bằng camera trên laptopCách đểKết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhCách đểKết nối PC với TV mà không cần dâyTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Máy tính và Điện tử
- Máy tính
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--652Từ khóa » Gắn Dây Pc
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Tự Lắp Ráp Máy Tính (build PC) Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Lắp Máy Tính Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu | GVN PC ...
-
Hướng Dẫn Cắm Tất Cả Dây Kết Nối Vào MAINBOARD Khi Lắp PC
-
Hướng Dẫn Lắp Ráp Máy Tính để Bàn Từ A - Z - Hải Phòng Computer
-
Hướng Dẫn Cách Lắp Ráp Máy Tính Tại Nhà đơn Giản Và Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Cách Lắp PC 2021 Từ A đến Z Cho Người Mới - TNC Store
-
Hướng Dẫn Lắp Ráp PC đơn Giản Và Chi Tiết - Tui Học IT
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lắp Máy Tính (build PC) đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Lắp Cây Máy Tính Với Màn Hình - SPEED COMPUTER
-
Cách Cắm Dây Power SW, Reset SW, HDD Led. Power Led +
-
Hướng Dẫn Cách Gắn Dây Tín Hiệu Cho PC - Song Phương News
-
[Thi Ráp Máy Tính] Cách Ráp Máy Tính Cơ Bản Và đi Dây Gọn
-
Hướng Dẫn Tự Lắp Ráp PC Gaming Giá Sinh Viên
-
Cách Cắm Dây Nguồn Máy Tính (Build Pc) Tại Nhà ...