Cách để Lấy Dị Vật Ra Khỏi Mắt - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 153.337 lần.
Trong bài viết này: Tự loại bỏ dị vật trong mắt Loại bỏ dị vật với phương tiện hỗ trợ Loại bỏ các vật lớn/nguy hiểm Bài viết có liên quan Tham khảoThật không dễ chịu chút nào khi bị thứ gì đó bay vào mắt, cho dù kích cỡ hoặc nguồn gốc của dị vật là gì. Nếu bị một hạt bụi nhỏ hoặc một vật có kích cỡ tương tự rơi vào mắt, bạn có thể lấy ra một cách tự nhiên bằng cách chớp mắt nhanh. Nếu cách này không có hiệu quả, bạn hãy rửa mắt hoặc dùng tăm bông thử lấy dị vật ra. Đừng bao giờ giụi mắt để cố loại bỏ thứ gì đó trong mắt. Nếu dị vật rơi vào mắt gây kích ứng nặng, bạn đừng cố gắng tự lấy ra, vì có thể bạn còn gây kích ứng thêm hoặc làm tổn thương mắt.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Tự loại bỏ dị vật trong mắt
Tải về bản PDF-
- Chớp mắt bằng cách mở và nhắm mắt nhanh.
- Có thể bạn cảm thấy ngớ ngẩn, nhưng nước mắt có thể rửa trôi mảnh vụn một cách tự nhiên.
- Nếu không thể tập trung để làm cho nước mắt chảy ra, bạn cũng có thể thử ngáp để tạo nước mắt.
1 Chớp mắt nhanh. Khi bạn bị bụi, tóc, hoặc một vật thể nhỏ khác rơi vào mắt, phản xạ tự nhiên của cơ thể là chớp mắt. Chớp mắt nhanh có thể giúp loại bỏ mảnh vụn và cho phép nước mắt rửa trôi dị vật. Càng chớp mắt nhiều và làm cho nước mắt chảy ra, bạn càng có nhiều cơ hội loại bỏ dị vật. - 2 Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới. Nếu muốn lấy dị vật kẹt dưới mí mắt, bạn hãy nhắm mắt lại và nhẹ nhàng kẹp phần da của mí mắt trên, kéo nhẹ xuống sao cho trùm lên mí mắt dưới. Đảo tròng mắt bị dị vật bay vào. Nếu may mắn, động tác này sẽ giúp dị vật lỏng ra và rơi ra ngoài.[1]
- 3 Tránh giụi mắt. Khi có thứ gì đó bay vào mắt, phản xạ tự nhiên của bạn là giụi mắt, nhưng hành động này thực ra có thể gây nguy hiểm. Nếu bạn giụi mắt, dị vật kẹt trong mắt có thể bị đẩy vào dưới mí mắt, đâm vào mắt hoặc làm xước giác mạc.[2] Nếu tình trạng này xảy ra, bạn có thể bị tổn thương mắt vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa, kèm theo cảm giác rất đau nhức. Vì vậy, bạn đừng giụi mắt hoặc tạo áp lực lên mắt khi lấy dị vật ra khỏi mắt.[3] Quảng cáo
Loại bỏ dị vật với phương tiện hỗ trợ
Tải về bản PDF-
Sarah Gehrke, RN, MS
Y tá Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Sarah Gehrke, RN, MS Y táTheo Sarah Gehrke, R.N., "Nếu thường phải làm việc với các hóa chất hoặc các chất gây kích ứng, bạn cần phải nắm được cách sử dụng bồn rửa mắt khẩn cấp trước khi tổn thương xảy ra."
1 Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt. Các loại dung dịch nhỏ mắt trên thị trường có thể giúp đẩy dị vật trong mắt ra ngoài. Các loại dung dịch rửa mắt có thể được sử dụng theo cách khác nhau. Một số dung dịch nhỏ mắt được dùng gián tiếp bằng cách rót dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt lên mắt và ngửa đầu ra sau. Các dung dịch khác được dùng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ hoặc bóp dung dịch trong lọ vào mắt.[4] - 2 Rửa mắt bằng nước. Nếu có cốc rửa mắt (dụng cụ dùng để rửa mắt), bạn hãy sử dụng để rửa mắt với nước sạch, mát. Nếu không, bạn có thể rót đầy nước vào bát nhỏ hoặc cốc, mở mắt ra và giội lên mắt. Bạn cũng có thể để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi sen để rửa trôi dị vật.[5]
- 3 Đặt đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt trên. Nhẹ tay kẹp mí mắt trên và nhấc nhẹ lên. Luồn đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt và chầm chậm đảo tròng mắt ra sau. Lấy tăm bông hoặc khăn ra và kiểm tra xem còn dị vật trong mắt hay không. Nếu bạn không chắc chắn vì mắt vẫn đỏ hay khó chịu sau khi đã lấy dị vật ra, hãy kiểm tra đầu tăm bông hoặc khăn để tìm dị vật.[6]
-
- Để bảo vệ giác mạc, bạn hãy nhìn về hướng ngược lại với vị trí dị vật rơi vào mắt. Ví dụ, nếu dị vật rơi vào góc bên phải của mắt, bạn hãy nhìn về phía bên trái.
- Kiểm tra tăm bông hoặc khăn sau mỗi lần chấm vào mắt để lấy dị vật ra. Nếu tăm bông hoặc khăn có màu trắng, bạn sẽ nhìn thấy dị vật sau khi nó được lấy ra.
4 Dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch để loại bỏ dị vật. Nếu sau khi rửa mắt bằng dung dịch và/hoặc nước mà vẫn thấy cộm trong mắt, bạn hãy dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy dị vật ra. Luôn luôn lau nhẹ nhàng với động tác chấm lên xuống, đừng bao giờ quẹt khắp mắt.[7] -
- Nếu thấy yên tâm, bạn có thể nhờ họ dùng tăm bông chấm vào để lấy dị vật ra. Ngoài ra, bạn có thể nhờ họ nhỏ mắt giúp hoặc dùng cốc nước giội lên mắt cho bạn.
5 Nhờ ai đó giúp. Nếu thấy khó lấy dị vật ra khỏi mắt và không nhìn vào gương được, bạn nên nhờ người khác giúp. Giữ hai mí mắt để mắt mở ra và nhờ họ kiểm tra xem có gì trong mắt không. Đảo mắt để họ có thể nhìn được khắp bề mặt mắt.[8]
Loại bỏ các vật lớn/nguy hiểm
Tải về bản PDF-
- Nếu không thể lấy dị vật ra khỏi mắt, bạn cũng nên cân nhắc đến gặp chuyên gia y tế.
1 Nhận biết các triệu chứng cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế. Nếu mắt bị kích ứng vì bất cứ vật gì lớn hơn một hạt bụi, có thể bạn cần đến gặp bác sĩ để lấy ra. Nếu dị vật có kích thước rất lớn, hoặc đâm vào mắt đến mức chảy máu và đau dữ dội thì bạn buộc phải đến bác sĩ. Đau là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy mắt bạn không chỉ bị kích ứng nhẹ, mặc dù đôi khi mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng mà không có cảm giác đau. Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm sự thay đổi rõ rệt về màu mắt, chảy máu, bất thường trong mắt, mắt mờ hoặc mất thị lực, hoặc dịch tiết ra từ mắt.[9] - 2 Tìm sự chăm sóc y tế. Một khi đã xác định vật trong mắt là vấn đề nghiêm trọng, bạn hãy liên lạc với bác sĩ. Các dị vật lớn như mảnh thủy tinh hay móng tay cần phải được bác sĩ hoặc chuyên viên y tế xử lý. Nếu dị vật nằm bên trong mắt, có thể bác sĩ phải tiểu phẫu để lấy ra.[10] Bác sĩ cũng có thể dùng thuốc tê và lấy dị vật ra, sau đó đặt gạc lên mắt trong thời gian chờ bình phục. Bạn cũng có thể được chỉ định dùng kháng sinh.[11]
-
- Cẩn thận dùng gạc băng mắt cho đến khi gặp bác sĩ.
3 Đừng cố gắng lấy dị vật nằm bên trong mắt. Nếu có mảnh thủy tinh hoặc vật nào đó đâm vào mắt, bạn đừng cố gắng tự xử lý. Bạn sẽ rất dễ gây tổn thương hơn khi cố lấy dị vật ra. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế đúng cách và an toàn.[12]
Lời khuyên
- Đừng bao giờ dùng ngón tay chọc vào mắt hoặc chạm vào con ngươi trong mắt.
- Rửa tay trước khi đưa tay lên gần mắt hoặc mí mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm. Người trợ giúp bạn cũng phải làm như vậy.[13]
- Đảm bảo dùng nước sạch để giội dị vật ra khỏi mắt.
- Nếu mắt bị dính hóa chất, bạn hãy rửa mắt ít nhất 10-15 phút và đi cấp cứu ngay.[14]
Cảnh báo
- Không bao giờ được dùng nhíp hoặc bất cứ dụng cụ gắp nào để loại bỏ dị vật trong mắt. Bạn sẽ rất dễ làm tổn thương mắt hoặc khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móng Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Cách đểQuấn băng ngón tay cái Cách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Cách đểỨng phó với tình huống khẩn cấp Cách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Cách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Cách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Cách đểLoại bỏ dằm đâm sâu trong da Cách đểBăng ngón chân út bị gãy Cách đểChăm sóc vết dao đâm Cách đểBăng nẹp ngón tay Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/how-to-remove-sand-or-dust-particle-from-your-eye-t0216/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-corneal-abrasion/basics/art-20056659
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0072768/
- ↑ http://www.bausch.com/your-eye-concerns/eye-injuries/foreign-objects-eye-irritants
- ↑ http://www.bausch.com/your-eye-concerns/eye-injuries/foreign-objects-eye-irritants
- ↑ http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/emergencies-and-first-aid-removing-a-speck-from-the-eye
- ↑ http://www.bausch.com/your-eye-concerns/eye-injuries/foreign-objects-eye-irritants
- ↑ http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/emergencies-and-first-aid-removing-a-speck-from-the-eye
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0072768/
- ↑ http://www.bausch.com/your-eye-concerns/eye-injuries/foreign-objects-eye-irritants
- ↑ http://www.kirkeyecenter.com/patient-education/first-aid-something-in-your-eye/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056645
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid/basics/art-20056645
- ↑ https://nei.nih.gov/kids/first_aid_tips
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Sarah Gehrke, RN, MS Y tá Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 153.337 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Séc Tiếng Hindi Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLấy dằm dưới móngCách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểQuấn băng ngón tay cáiCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sơ cứu và Cấp cứu
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--416Từ khóa » Khi Lấy Dị Vật Trong Mắt
-
Xử Lý Khi Bị Dị Vật Vào Mắt
-
Hướng Dẫn Cách Lấy Dị Vật Trong Mắt | Vinmec
-
Cách Lấy Dị Vật Hốc Mắt | Vinmec
-
Những Mẹo Lấy Dị Vật Trong Mắt - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Dị Vật Trong Mắt Là Gì? Nguyên Nhân & Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
7 Mẹo Lấy Dị Vật Trong Mắt Nhanh Chóng Và An Toàn - Bách Hóa XANH
-
XỬ LÝ KHI CÓ DỊ VẬT RƠI VÀO MẮT
-
Những điều Cần Biết Khi Bị Dị Vật Rơi Vào Mắt - FAMILY HOSPITAL
-
Phải Làm Gì Khi Bị Găm Dị Vật Vào Mắt? | Phòng Khám Quang Thanh
-
Làm Thế Nào để Loại Bỏ Dị Vật Khỏi Mắt - MSD Manuals
-
Có Thể Bạn Chưa Biết?Làm Gì Khi Dị Vật Rơi Vào Mắt?
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Xử Trí Khi Bị Dị Vật Bay Vào Mắt
-
Dị Vật ở Mắt: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị - YouMed
-
PHẪU THUẬT LẤY DỊ VẬT TRONG NHÃN CẦU - Health Việt Nam