Cách để Ngăn Băng Vệ Sinh Bị Tràn Trong Kỳ Kinh Nguyệt - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Aimee Eyvazzadeh, MD, MA. Aimee Eyvazzadeh là bác sĩ điều trị vô sinh và người sáng lập của The Egg Whisperer Show, một chương trình chăm sóc điều trị vô sinh tập trung vào giáo dục sinh sản tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Công việc của cô đã được đăng trên các tạp chí như People, Forbes, Marie Claire và cô từng xuất hiện trên Today Show, Good Morning America và CNN. Cô lấy được bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Los Angeles năm 2001, hoàn thành chương trình bác sĩ nối trú về sản/phụ khoa tại Trường Y khoa Harvard năm 2005 và hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về Thụ tinh trong ống nghiệm và Vô sinh tại Đại học Michigan, tại đây cô cũng lấy được bằng thạc sĩ sức khỏe cộng đồng. Bài viết này đã được xem 78.973 lần.
Trong bài viết này: Đảm bảo độ che phủ tốt nhất Đề phòng cẩn thận hơn Bài viết có liên quan Tham khảoĐau bụng, thay đổi tâm trạng và hàng tá các thay đổi khó chịu khác trong kỳ kinh nguyệt hẳn đã khiến bạn rất mệt mỏi. Nếu còn phải lo lắng về việc bị tràn băng vệ sinh nữa thì khoảng thời gian này sẽ thật là quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để đảm bảo kỳ kinh nguyệt của mình sẽ diễn ra thoải mái mà không lo bị tràn băng.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 2:Đảm bảo độ che phủ tốt nhất
Tải về bản PDF-
- Bạn nhớ rửa sạch tay trước khi dùng băng vệ sinh cũng như sau khi gói băng vệ sinh đã dùng vào vỏ hoặc giấy vệ sinh và bỏ vào thùng rác.
- Một số phụ nữ ưa dùng băng vệ sinh bằng vải thay cho các loại băng vệ sinh thông thường. Dù băng vệ sinh bằng vải không có độ thấm hút cao hơn nhưng chúng thân thiện với môi trường hơn.
1 Dùng băng vệ sinh đúng cách. Đầu tiên, bạn sẽ lấy băng vệ sinh ra khỏi vỏ, bóc lớp giấy không dính bên ngoài, sau đó dán vào chính giữa quần lót sao cho băng vệ sinh không quá lệch về phía trước hoặc phía sau. Nếu dùng loại băng có cánh, bạn sẽ bóc lớp giấy không dính ở hai cánh sau đó dán chúng xuống giữa đáy quần lót để cố định miếng băng vệ sinh. Khi đã dán băng vệ sinh chắc chắn vào đúng vị trí, bạn có thể mặc quần lót như bình thường, miết nhẹ chỗ dán băng để đảm bảo mọi thứ đều ở đúng vị trí. -
- Bạn nên thử dùng loại băng vệ sinh có cánh để đảm bảo chúng bám chặt vào quần lót và không bị xô lệch quá nhiều.
2 Chọn băng vệ sinh có độ dài và độ dày phù hợp. Nếu thường xuyên bị tràn băng và có lượng kinh nguyệt nhiều thì bạn nên dùng các loại băng vệ sinh siêu thấm hút và có độ dài tối đa. Khi đi ngủ, bạn nên dùng loại băng dành cho ban đêm, dù chúng khá dày nhưng đồng thời cũng dài hơn và thậm chí bạn cũng có thể dùng loại này vào ban ngày nếu lượng kinh nguyệt thoát ra quá nhiều và thường bị tràn băng.[1] -
- Nếu thường bị tràn ở phía trên hoặc phía dưới, bạn có thể dán miếng băng vệ sinh dịch lên trên hoặc xuống dưới một chút tùy vào chỗ hay bị tràn.
3 Cân nhắc sử dụng thêm băng vệ sinh dùng hằng ngày để tăng độ che phủ. Một số người thích dùng thêm băng vệ sinh hằng ngày ở phía trên và dưới băng vệ sinh thông thường. Làm vậy sẽ giúp những chỗ dễ bị tràn được che phủ tốt hơn. Thậm chí bạn có thể dùng loại băng mỏng nhẹ hơn dán vuông góc với miếng băng vệ sinh ở đáy quần lót để giúp che phủ một cách tối đa. Cách này có thể hơi khó chịu một chút, đặc biệt là khi miếng băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh hằng ngày dán thêm vào bị lỏng và xô lệch, vậy nên hãy đảm bảo là bạn mặc quần lót bó sát và các miếng băng vệ sinh được dán thật chắc chắn.[2] -
- Bạn cần đảm bảo không mặc quần lót quá rộng. Quần lót rộng sẽ khiến băng vệ sinh bị xô lệch nhiều và dễ bị tràn hơn.
4 Mặc quần lót dày hơn. Một cách khác để chống tràn là bạn hãy mặc quần lót dày và khó bị tràn hơn. Dù cách này không giúp chống tràn tuyệt đối nhưng sẽ hạn chế lượng kinh nguyệt tràn ra và quần lót sẽ thấm hút tốt hơn nếu băng bị tràn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu mặc quần lót dày và thấm hút tốt hơn. -
- Một chiếc quần lót nguyệt san chất lượng có giá từ 80.000 đến 250.000 đồng, bạn chỉ cần mua một vài chiếc để mặc riêng trong kỳ kinh nguyệt là đủ và đó sẽ là một khoản đầu tư xứng đáng.
5 Cân nhắc sử dụng quần lót nguyệt san. Nếu có lượng kinh nguyệt thoát ra nhiều và thường bị tràn băng, bạn nên cân nhắc sử dụng loại quần lót dành riêng cho chu kỳ kinh nguyệt. Ồ không, đó không phải là mấy chiếc quần lót xấu xí cũ kỹ mà bạn chỉ mặc khi đến chu kỳ kinh nguyệt vì chẳng bận tâm chúng sẽ ra sao đâu nhé; “quần lót nguyệt san” là loại quần lót đặc biệt với thiết kế ba lớp độc đáo giúp băng vệ sinh không bị tràn. Lớp đầu tiên có công dụng thấm hút, lớp thứ hai chống tràn và lớp thứ ba được làm bằng chất liệu cotton. Ba lớp này biết thở, giữ cho bạn luôn thoải mái và khô thoáng trong khi được bảo vệ một cách tốt nhất.[3]
Đề phòng cẩn thận hơn
Tải về bản PDF-
- Nếu hết băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh dùng hằng ngày, bạn đừng ngại hỏi bạn bè hoặc thậm chí là cô giáo, hãy nhớ rằng tất cả phụ nữ đều phải trải qua kỳ kinh nguyệt nên dù không thể giúp đỡ thì họ cũng sẽ thông cảm với bạn. Nếu bạn là người đầu tiên có chu kỳ kinh nguyệt trong số bạn bè của mình thì hãy nhờ giúp đỡ từ những người phụ nữ đã trưởng thành mà mình quen biết.
1 Cách tốt nhất để chống bị tràn băng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một miếng băng vệ sinh như bình thường, sau đó dùng thêm một miếng nữa, ví dụ, bạn có thể dán một miếng băng vệ sinh ở giữa và dán thêm một miếng nữa ở phía sau quần lót. Mang thêm đồ dùng trong túi xách đề phòng trường hợp cần thiết. Để trải qua kỳ kinh nguyệt một cách an toàn, bạn nên mang theo băng vệ sinh, băng vệ sinh dùng hằng ngày, quần lót và thậm chí là cả quần để thay nếu cần. Nếu có túi xách lớn hoặc ngăn tủ riêng thì việc chuẩn bị quần áo để thay sẽ khiến bạn yên tâm hơn. Dù có thể bạn sẽ chẳng cần dùng đến chúng nhưng cũng sẽ bớt lo lắng nếu biết là khi cần thì sẽ có sẵn đồ dùng ở đó. -
- Dù vậy thì bạn cũng không nhất thiết phải bỏ tập gym hay ngồi im một chỗ cả ngày và đau khổ vì kỳ kinh nguyệt. Thực tế thì tập thể dục còn có thể giảm tình trạng chuột rút nữa đấy!
2 Hạn chế vận động so với ngày thường. Dù vẫn có thể làm tất cả những việc mà bạn vẫn thường làm khi dùng băng vệ sinh, tuy nhiên hãy lưu ý rằng băng sẽ dễ bị tràn khi bạn nhào lộn, chạy, bật nhảy hoặc di chuyển quá nhanh. Trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là những ngày kinh nguyệt ra nhiều, bạn cần cẩn thận khi di chuyển để băng vệ sinh không bị xô lệch hoặc dúm lại và khiến kinh nguyệt tràn ra ngoài. -
- Dù vậy thì bạn cũng không nhất thiết phải ăn mặc quá lúi xùi trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ lúc nào cũng phải đẹp mà, chỉ là nếu mặc quần áo tối màu hơn thì bạn sẽ bớt lo về việc gặp phải sự cố tràn băng hơn.
3 Mặc quần áo rộng và tối màu hơn. Bạn sẽ bớt phải lo lắng về việc tràn băng nếu chọn mặc trang phục ít khiến vết tràn bị lộ. Những vết bẩn sẽ rất khó nhìn thấy trên quần áo tối màu, đồng thời bạn cũng sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc làm bẩn quần áo sáng màu và khó giặt sạch chúng. Mặc quần áo rộng cũng sẽ giúp bạn không có cảm giác là mình đang dùng băng vệ sinh và có thể vận động thoải mái hơn. -
- Đừng lo lắng về việc sẽ khiến giáo viên khó chịu nếu bạn phải xin ra ngoài trong giờ học; chỉ cần xin phép một cách lịch sự và không phải 30 ngày một tháng ngày nào bạn cũng ra ngoài nhiều như thế thì mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.
4 Vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Một cách khác để đảm bảo băng vệ sinh không bị tràn là bạn hãy ghé vào nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường, có thể là mỗi một hoặc hai giờ một lần để thay băng hoặc kiểm tra để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn. Đây là một cách tuyệt vời để đề phòng băng bị tràn. Bạn sẽ biết chính xác khi nào thì mình cần thay băng và luôn có cảm giác an toàn.[4] -
- Hãy nghĩ rằng: Tình huống tệ nhất là bạn gặp sự cố, kinh nguyệt bị tràn, thấm ra ga và ai đó nhìn thấy cảnh tượng này. Nhiều khả năng thì chỉ có bạn nữ cùng phòng của ban nhìn thấy thôi và cô ấy sẽ hoàn toàn hiểu chuyện gì đã xảy ra nên bạn đừng lo lắng quá.
- Nếu bố hoặc một người khác giới nào đó nhìn thấy chiếc ga giường có máu thì họ cũng sẽ hiểu là vì sao. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng về những gì có thể xảy ra và hãy tập trung ngủ thật ngon nhé.
5 Ngủ trên một chiếc chăn tối màu hoặc khăn cũ. Nếu lo lắng về việc bị tràn băng vào buổi tối, đặc biệt là khi ngủ ngờ ở nhà bạn thì bạn có thể nằm lên một chiếc chăn hoặc thậm chí là một chiếc khăn cũ mà bạn không còn quá để tâm đến nữa. Làm vậy, bạn sẽ không cần lo mình sẽ làm bẩn ga và có thể ngủ ngon giấc mà không cần kiểm tra ga quá thường xuyên vì sợ băng bị tràn.[5] -
- Tất nhiên là việc bị tràn băng ở chỗ đông người sẽ khiến bạn xấu hổ khoảng một hai phút, tuy nhiên đừng sợ hãi khi phải đến những chỗ công cộng trọng kỳ kinh nguyệt vì lo mình có thể bị tràn băng bất cứ lúc nào. Đừng để kỳ kinh nguyệt ngăn bạn tận hưởng cuộc sống của mình.
- Nếu thực sự không thể cảm thấy thoải mái khi dùng băng vệ sinh, bạn có thể thử dùng tampon (băng vệ sinh dạng ống) hoặc cốc nguyệt san xem có dễ chịu hơn không. Dù bạn sẽ phải thay tampon sau nhiều nhất là mỗi 8 tiếng và cốc nguyệt san là 10 tiếng, nhưng chúng có thể sẽ giúp ngăn kinh nguyệt bị tràn và thoải mái hơn là dùng băng vệ sinh.
6 Hãy tự hào về kỳ kinh nguyệt. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ về kỳ kinh nguyệt của mình, dù có bị tràn băng một vài lần và sẽ tiếp tục bị tràn hoặc không. Bạn nên tự hào về sự thay đổi này của cơ thể và hiểu rằng đó là điều mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua; hãy chấp nhận điều này càng sớm càng tốt. Bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc những người phụ nữ trong gia đình mình về kỳ kinh nguyệt để thấy rằng đó là một vấn đề sinh lý hoàn toàn tự nhiên và chẳng có gì phải xấu hổ cả.
Lời khuyên
- Mặc áo sơ mi dài sẽ hữu ích nếu bạn có thể gặp nguy cơ bị tràn băng.
- Thay vì mặc váy ngắn, bạn nên mặc quần jeans hoặc quần dài có phần đũng bó sát với cơ thể để giữ băng vệ sinh không bị xô lệch.
- Nhớ thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên và đừng quá căng thẳng nếu kinh nguyệt làm bẩn quần, chỉ cần đảm bảo bạn mang quần lót và băng vệ sinh dự phòng để thay là được. Bạn cũng đừng quên mang theo túi đựng đồ bẩn phòng trường hợp không có chỗ nào để vứt băng vệ sinh.
- Bạn nên dùng loại băng vệ sinh siêu thấm vì chúng bảo vệ tốt hơn. Ngay cả trong những ngày kinh nguyệt ra ít thì bạn cũng sẽ không phải thay băng quá thường xuyên.
- Nếu kinh nguyệt thấm ra quần lót, bạn đừng vội vứt chúng đi, chỉ cần giặt sạch và cất đi để tới chu kỳ kinh nguyệt sau lại lấy ra dùng. Bạn có thể mặc quần lót hơi 'ố màu' một tí và nếu lại tiếp tục bị tràn băng thì cũng chẳng vấn đề gì cả.
- Bạn có thể giặt quần lót bị kinh nguyệt thấm ra bằng nước lạnh và xà phòng để ngăn vết máu bám lại vĩnh viễn.
- Bạn nên mặc quần dài/quần đùi/quần thể thao màu nâu đen hoặc đỏ.
- Hãy ăn nhiều thức ăn giàu canxi hơn để hạn chế nguy cơ bị chuột rút.
- Nếu không mang theo băng vệ sinh, bạn có thể dùng tạm giấy vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt ra ít.
- Nếu đang ở cùng các bạn nữ hoặc bạn thân, bạn có thể hỏi xem cô ấy có mang theo băng vệ sinh không.
- Đừng hoảng sợ khi bị tràn băng, hãy bình tĩnh lấy đồ dự phòng và đi vào nhà vệ sinh để xử lý. Bạn có thể thử dùng loại băng vệ sinh dày hơn hoặc loại dành cho "ban đêm".
- Hãy luôn mang theo một chiếc quần lót và quần dài dự phòng trong balo.
Cảnh báo
- Bạn hãy nhớ thay băng vệ sinh thường xuyên hoặc thay khi thấy băng đã gần "đầy". Để băng vệ sinh bẩn quá lâu không thay sẽ không chỉ khiến bạn có nguy cơ gặp sự cố tràn băng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên thay băng vệ sinh sau mỗi 6 tiếng nếu lượng kinh nguyệt thoát ra ít hoặc bình thường và sau mỗi 3 tiếng nếu lượng kinh nguyệt thoát ra nhiều.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểKhẩu dâm Cách đểCởi quần áo thật quyến rũ Cách đểNgừng thói quen thủ dâm Cách đểTăng cường xuất tinh Cách đểQuan hệ Lần đầu Không bị đau Cách đểĐeo bao cao su nếu chưa cắt bao quy đầu Cách đểDương vật hết cương cứng Cách đểKiểm soát Xuất tinh sớm Cách đểNói cho bạn trai biết bạn đang trong ngày đèn đỏ Cách đểSờ Cổ tử cung Cách đểKiểm soát Ham muốn Thủ dâm Cách đểGiấu kín sự cương dương Cách đểThiền cực khoái Cách đểĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.girlshealth.gov/body/period/pads.html
- ↑ https://www.girlshealth.gov/body/period/pads.html
- ↑ https://www.bedsider.org/features/878-code-red-how-to-deal-with-period-leaks-and-spotting
- ↑ https://www.girlshealth.gov/body/period/pads.html
- ↑ https://www.bedsider.org/features/878-code-red-how-to-deal-with-period-leaks-and-spotting
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Aimee Eyvazzadeh, MD, MA Bác sĩ sản/phụ khoa & Điều trị vô sinh Bài viết này đã được cùng viết bởi Aimee Eyvazzadeh, MD, MA. Aimee Eyvazzadeh là bác sĩ điều trị vô sinh và người sáng lập của The Egg Whisperer Show, một chương trình chăm sóc điều trị vô sinh tập trung vào giáo dục sinh sản tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Công việc của cô đã được đăng trên các tạp chí như People, Forbes, Marie Claire và cô từng xuất hiện trên Today Show, Good Morning America và CNN. Cô lấy được bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Los Angeles năm 2001, hoàn thành chương trình bác sĩ nối trú về sản/phụ khoa tại Trường Y khoa Harvard năm 2005 và hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về Thụ tinh trong ống nghiệm và Vô sinh tại Đại học Michigan, tại đây cô cũng lấy được bằng thạc sĩ sức khỏe cộng đồng. Bài viết này đã được xem 78.973 lần. Chuyên mục: Giới tính Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Séc Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Thái Tiếng Nhật Tiếng Hindi- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểKhẩu dâmCách đểCởi quần áo thật quyến rũCách đểNgừng thói quen thủ dâmCách đểTăng cường xuất tinhTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Giới tính
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--362Từ khóa » Cách đóng Bvs
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn Trong Những Ngày đèn đỏ
-
Cách để Sử Dụng Băng Vệ Sinh Đúng Cách - WikiHow
-
CÁCH SỬ DỤNG BĂNG VỆ SINH ĐÚNG CÁCH
-
Cách Sử Dụng Băng Vệ Sinh Có Cánh đúng Cách - YouTube
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn - 7 Bí Quyết Các Bạn Nữ Không ...
-
Dùng Băng Vệ Sinh Như Thế Nào để Ngày “đèn đỏ” Không Lo Bị Tràn?
-
Cách Dùng Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn Hay Ngứa Ngày Đèn Đỏ
-
4 SAI LẦM KHI MẶC BĂNG VỆ SINH MÀ CHỊ EM ÍT KHI LƯU Ý
-
Cách đóng Băng Vệ Sinh Không Bị Tràn - Cẩm Nang Du Lịch Việt Nam
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Băng Vệ Sinh Hàng Ngày đúng Cách - Diana
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Băng Vệ Sinh Tampon | Vinmec
-
Bao Lâu Thì Bạn Nên Thay Băng Vệ Sinh Một Lần? | Vinmec
-
Cách Xử Lý Băng Vệ Sinh Sau Khi Sử Dụng Không Phải Ai Cũng Biết