Cách để Ngừng Nghĩ Ngợi Quá Nhiều - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Ngừng Nghĩ ngợi Quá nhiều PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD. Chloe Carmichael, tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng và có cơ sở hành nghề tư nhân tại thành phố New York. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm tư vấn tâm lý, Chloe chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về tình cảm, quản lý căng thẳng, lòng tự trọng và huấn luyện nghề nghiệp. Chloe giảng dạy các khóa học bậc đại học tại Đại học Long Island và là giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học New York. Chloe đã lấy bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island ở Brooklyn, New York và được đào tạo lâm sàng tại Bệnh viện Lenox Hill và Bệnh viện Quận Kings. Cô được công nhận bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn “Năng lượng thần kinh: Khai thác sức mạnh của sự lo âu”. Bài viết này đã được xem 218.794 lần.

Trong bài viết này: Thoát khỏi những Suy nghĩ Kiểm soát Suy nghĩ Sống với Thực tại Bài viết có liên quan Tham khảo

Suy nghĩ kỹ một điều gì đó trước khi nói ra là một nguyên tắc vàng. Nhưng sẽ không tốt chút nào nếu bạn nghĩ nhiều đến mức không biết mình phải làm gì hoặc khiến bản thân bị căng thẳng. Bạn có đang tìm cách để ngừng lo nghĩ quá nhiều không?

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Thoát khỏi những Suy nghĩ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hãy chấp nhận sự thật là bạn đang suy nghĩ quá nhiều. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/ce\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/ce\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hãy chấp nhận sự thật là bạn đang suy nghĩ quá nhiều. Cũng như việc ăn, suy nghĩ là một hành động cần thiết giúp con người tồn tại, vì thế, đôi khi cũng khó để đánh giá xem bạn có suy nghĩ quá nhiều hay không. Tuy nhiên, một số điểm đáng lưu ý sau đây sẽ cho bạn biết câu trả lời:
    • Bạn có nghĩ mãi về một điều không? Việc bạn đang nghĩ đến có đang bế tắc không? Nếu có, có lẽ đây là dấu hiệu cho biết: bạn nên dừng suy nghĩ.
    • Bạn có nhìn nhận vấn đề này từ nhiều hướng khác nhau không? Nếu bạn tìm ra quá nhiều cách để tiếp cận một vấn đề trước khi tìm ra cách giải quyết, bạn đang suy nghĩ quá nhiều.
    • Bạn có tìm đến 20 người khác nhau để giải quyết một vấn đề không? Nếu có, bạn nên thôi việc hỏi quá nhiều ý kiến về một việc trước khi tự khiến mình phát điên.
    • Mọi người có liên tục bảo với bạn rằng: bạn nên ngừng nghĩ ngợi quá nhiều không? Mọi người có trêu rằng bạn là người hay suy tư, là triết gia hoặc hoặc toàn ngồi đăm chiêu không? Nếu có thì có lẽ họ nói đúng đấy.
  2. Step 2 Thiền định. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/5e\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5e\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Thiền định. Nếu bạn cảm thấy mình không biết làm thế nào để thôi suy nghĩ quá nhiều, bạn cần phải học cách thoát khỏi những suy nghĩ rắc rối và nhìn nhận sự việc một cách bình tĩnh hơn.[1] Hãy tưởng tượng suy nghĩ cũng như hít thở – việc mà bạn luôn làm một cách tự nhiên. Nhưng khi cần thiết, bạn cũng có thể nín thở. Tập thiền sẽ giúp bạn biết cách giải tỏa những suy nghĩ trong đầu.
    • Hãy dành ra 15 đến 20 phút mỗi ngày để ngồi thiền vào buổi sáng. Việc đó sẽ rất hữu ích để bạn tập trung vào hiện tại và thoát khỏi những suy nghĩ luẩn quẩn.
    • Bạn cũng có thể ngồi thiền vào buổi tối để giúp bản thân bình tâm lại.
  3. Step 3 Vận động. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/28\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/28\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Vận động. Chạy hoặc đi bộ nhanh sẽ giúp bạn quên đi những suy nghĩ phiền phức và tập trung vào cơ thể mình. Hãy tham gia vào những môn thể thao sôi động như bóng chuyền, võ thuật hoặc bóng chuyền bãi biển. Việc đó sẽ giúp bạn tập trung vào việc vận động và bạn sẽ không có thời gian suy nghĩ nữa. Dưới đây là một số môn bạn nên thử:
    • Tập circuit gym (một chuỗi các bài tập liên tiếp, không nghỉ và có sử dụng dụng cụ). Việc phải thay đổi dụng cụ khi tập liên tục khi nghe tiếng chuông báo sẽ giúp bạn quên đi những suy nghĩ của mình.
    • Đi bộ đường dài. Được ở giữa thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp và sự yên bình của nó cũng sẽ giúp bạn tập trung vào hiện tại hơn.
    • Đi bơi. Bơi là một hoạt động thể chất mà bạn không thể vừa bơi vừa suy nghĩ được.
  4. Step 4 Hãy nói to suy nghĩ của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cd\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cd\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Hãy nói to suy nghĩ của mình. Khi bạn đã nói hết những gì mình nghĩ, dù chỉ là nói với chính mình, thì bạn đã bắt đầu thoát khỏi những suy nghĩ đó rồi. Hãy đi vòng quanh và đi nhanh dần lên nếu cần thiết. Khi mọi suy nghĩ đã thoát ra ngoài, chúng sẽ không còn luẩn quẩn trong đầu bạn nữa.
    • Bạn có thể nói ra với chính mình hoặc với một người bạn tin cậy.
  5. Step 5 Hãy tìm lời khuyên. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Hãy tìm lời khuyên. Bạn có thể đã không còn sức để nghĩ, nhưng người khác thì có thể đưa ra một cách nhìn nhận khác khiến vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. Việc này sẽ giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ phiền muộn. Bạn của bạn có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn, giải quyết rắc rối của bạn và khiến bạn nhận ra mình đã tốn thời gian suy nghĩ đến cỡ nào.
    • Ngoài ra, khi dành thời gian cho bạn bè, bạn cũng sẽ không còn nghĩ ngợi nhiều nữa. Việc đó rất có ích.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Kiểm soát Suy nghĩ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Lên danh sách những điều đang thật sự khiến bạn lo nghĩ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1e\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Lên danh sách những điều đang thật sự khiến bạn lo nghĩ. Bạn có thể viết ra giấy hoặc đánh máy. Đầu tiên, bạn nên xác định đúng vấn đề, viết ra những hướng giải quyết, liệt kê những ưu và nhược điểm của từng hướng giải quyết. Khi nhìn thấy những suy nghĩ của mình, bạn sẽ thôi phân vân. Khi bạn không thể viết thêm được gì nữa, bạn đã làm xong việc và có thể ngừng nghĩ ngợi.
    • Nếu việc lên danh sách như trên không giúp được bạn, bạn hãy cứ làm theo linh cảm của mình. Nếu có nhiều hơn hai phương án mà bạn cho là tốt như nhau, tiếp tục suy nghĩ cũng không giúp gì cho bạn cả. Đây là lúc bạn nên cân nhắc thật kỹ càng.
  2. Step 2 Ghi nhật ký về những điều làm bạn lo nghĩ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/98\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-7.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/98\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-7.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Ghi nhật ký về những điều làm bạn lo nghĩ. Thay vì cứ đảo đi đảo lại một vài suy nghĩ nhất định, hãy ghi nhanh tất cả mọi thứ trong tâm trí bạn hàng ngày. Cuối tuần, hãy xem lại những gì mình viết và ghi chú những điều làm bạn lo lắng nhất. Bạn sẽ phải giải quyết chúng trước.
    • Hãy ghi nhật ký ít nhất vài lần một tuần. Việc này sẽ giúp bạn quen với việc “dành thời gian suy nghĩ”. Bạn sẽ dần quen với việc ngồi xuống và suy nghĩ một lúc thay vì để chúng khiến bạn lo nghĩ cả ngày.
  3. Step 3 Lên danh sách những việc cần làm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/ad\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/ad\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Lên danh sách những việc cần làm. Hãy liệt kê những việc bạn cần phải làm trong một ngày. Trừ khi “suy tư” là một việc mà bạn ưu tiên, việc này sẽ giúp bạn nhìn ra những thứ quan trọng hơn là ngồi trầm ngâm cả ngày. Cách nhanh nhất để sắp xếp lại suy nghĩ của mình là biến chúng thành kế hoạch cụ thể. Nếu bạn cho rằng gần đây bạn bị thiếu ngủ, hãy lên kế hoạch để được ngủ thêm thay vì lo nghĩ về nó.
    • Danh sách đó sẽ rất hữu ích và giúp bạn giải quyết cả những vấn đề lớn hơn. Ví dụ như “dành nhiều thời gian hơn cho gia đình”.
  4. Step 4 Tự đặt ra khoảng thời gian để suy nghĩ hàng ngày. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b4\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-9.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b4\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-9.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tự đặt ra khoảng thời gian để suy nghĩ hàng ngày. Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng dành thời gian hàng ngày để lo lắng, băn khoăn, mơ mộng và đắm chìm trong suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn kiểm soát suy nghĩ một cách hiệu quả. Nếu cần, bạn có thể tự cho mình 1 tiếng, ví dụ từ 5 đến 6 giờ mỗi ngày, để ngồi suy nghĩ. Sau đó, hãy giảm thời gian xuống còn nửa tiếng. Nếu có những suy nghĩ không vui đến bất chợt trong ngày, hãy tự nhắc nhở rằng: “Mình sẽ suy nghĩ về nó vào lúc 5 giờ chiều nay”.
    • Có thể việc này nghe hơi buồn cười, nhưng bạn nên thử trước khi đánh giá.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Sống với Thực tại

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hãy giải quyết càng nhiều vấn đề càng tốt. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3a\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-10.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3a\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-10.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hãy giải quyết càng nhiều vấn đề càng tốt. Nếu vấn đề là bạn suy nghĩ quá nhiều về những chuyện không đâu hoặc những chuyện ngoài tầm kiểm soát, như vậy nghĩa là bạn không thể giải quyết được vấn đề đó. Bạn hãy nghĩ về những thứ mà bạn có thể giải quyết được thay vì “nghĩ, nghĩ mãi, nghĩ nữa” mà chẳng được kết quả gì. Dưới đây là một vài điều mà bạn có thể làm:
    • Thay vì nghĩ về việc người trong mộng có thích bạn hay không, bạn hãy hành động. Hãy rủ người đó đi chơi. Liệu điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?
    • Nếu bạn lo rằng bạn đang thua kém mọi người trong học tập hoặc công việc, hãy lên danh sách những gì bạn cần làm để thành công. Sau đó, hãy thực hiện chúng.
    • Nếu bạn thường xuyên nghĩ tới những điều như “Nhỡ...” hay “Nếu...”, bạn hãy thử làm những việc mà bạn có thể.
  2. Step 2 Hãy giao tiếp với mọi người. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b7\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-11.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b7\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-11.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Hãy giao tiếp với mọi người. Ở cạnh những người thân yêu sẽ khiến bạn trò chuyện nhiều hơn là suy nghĩ. Hãy ra khỏi nhà vài lần một tuần. Cố gắng xây dựng những mối quan hệ bền vững với hai đến ba người gần nhà và hợp tính với bạn. Nếu bạn ở một mình, bạn sẽ có xu hướng nghĩ ngợi nhiều hơn.
    • Có lúc được ở một mình cũng là một điều tốt, nhưng quan trọng là bạn nên xen kẽ với việc đi chơi với bạn bè, thư giãn và vui vẻ hết mình.
  3. Step 3 Hãy tìm ra một sở thích mới. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fa\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-12.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fa\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-12.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Hãy tìm ra một sở thích mới. Dành thời gian để tìm hiểu những điều mới lạ với mình. Một sở thích mới, dù nó là gì, sẽ giúp bạn tập trung vào nó để đạt được kết quả tốt. Đừng nghĩ rằng bạn đã biết hết những gì mình thích và không cần tìm hiểu gì thêm. Một sở thích mới sẽ giúp bạn sống trong thực tại và tập trung sáng tạo hoặc hoạt động. Hãy thử một số việc sau:
    • Viết thơ hoặc truyện ngắn
    • Tham gia một lớp nghiên cứu lịch sử
    • Tham gia một lớp dạy làm đồ gốm sứ
    • Học võ Karate
    • Lướt sóng
    • Thử đạp xe thay vì lái ô tô hoặc xe máy
  4. Step 4 Hãy đi nhảy. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/75\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/75\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Hãy đi nhảy. Có rất nhiều cách để nhảy – bạn có thể nhảy một mình trong phòng, ở một sàn nhảy với bạn bè, hoặc tham gia một lớp dạy nhảy thiết hài, jazz, foxtrot hoặc swing. Dù là điệu nhảy gì, bạn sẽ điều khiển được cơ thể mình, lắng nghe ca từ và tận hưởng cuộc sống. Bạn có nhảy dở tệ cũng không sao. Thực tế, bạn sẽ tập trung vào các bước nhảy nhiều hơn là ngồi lan man suy nghĩ.
    • Tham gia một lớp dạy nhảy sẽ là một cách tuyệt vời để bắt đầu một sở thích mới, đồng thời giúp bạn có thể nhảy múa bài bản.
  5. Step 5 Hãy khám phá thiên nhiên. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9a\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-14.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9a\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-14.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Hãy khám phá thiên nhiên. Hãy bước ra ngoài và nhìn ngắm cây cối, thưởng thức hương hoa hồng và rửa mặt bằng một làn nước trong lành. Bạn sẽ tận hưởng khoảng thời gian đó, chìm đắm trong thiên nhiên và tạm quên đi nỗi muộn phiền của mình. Bạn cũng sẽ được mở mang đầu óc khi đi khám phá thiên nhiên như vậy. Hãy bôi kem chống nắng, đi giầy thể thao vào và ngừng ru rú ở trong phòng.
    • Nếu bạn không thích đi bộ, chạy bộ hay lướt sóng, hãy đặt ra mục tiêu sẽ đi hết một vòng công viên ít nhất một tới hai lần một tuần. Hoặc lên kế hoạch đi dã ngoại cùng bạn bè vào kỳ nghỉ sắp tới. Hoặc hãy đi tới một nơi có hồ nước hoặc đại dương rộng mênh mông để ngồi ngắm.
    • Nếu việc đó vẫn quá sức với bạn, bạn chỉ cần ra ngoài dạo chơi là đủ. Ra ngoài hít thở không khí trong lành cũng sẽ giúp bạn vui hơn, mạnh khỏe hơn và ít nghĩ ngợi đi.
  6. Step 6 Hãy đọc nhiều... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/85\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-15.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-15.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/85\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-15.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Hãy đọc nhiều hơn. Tìm hiểu những suy nghĩ của những người khác không những giúp bạn có một cái nhìn khác, mà còn giúp bạn thôi nghĩ về bản thân quá nhiều. Thực tế, đọc tiểu sử của những người thành công sẽ truyền nhiều cảm hứng cho bạn. Bạn sẽ thấy: mỗi một ý tưởng tuyệt vời đều đi kèm với một hành động quyết đoán. Đọc sách sẽ khiến bạn cảm thấy như mình đang ở trong một thế giới khác, và việc này cũng rất tốt.
  7. Step 7 Hãy lên danh sách những điều khiến bạn biết ơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a0\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a0\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Hãy lên danh sách những điều khiến bạn biết ơn. Hàng ngày, hãy liệt kê ít nhất 5 điều khiến bạn cảm kích. Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào những người khác và những việc khác. Nếu phải viết hàng ngày là quá nhiều, bạn có thể viết hàng tuần. Bạn viết gì cũng được. Kể cả việc một người phục vụ đã rót thêm cà phê cho bạn.
  8. Step 8 Hãy nghe những bản nhạc hay. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/40\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-17.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-17.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/40\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-17.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-17.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 8 Hãy nghe những bản nhạc hay. Nghe một bài hát tuyệt vời sẽ giúp bạn kết nối với thế giới bên ngoài. Bạn có thể đi xem một buổi biểu diễn, bật một đĩa nhạc CD cũ, hoặc kiếm một chiếc máy chơi đĩa kiểu ngày xưa và nghe một vài đĩa nhạc cũ. Hãy nhắm mắt lại, để âm nhạc vây quanh và tận hưởng khoảnh khắc đó.
    • Bạn không cần phải nghe nhạc Mozart, hay một loại nhạc bác học hoặc đẳng cấp nào đó. Nghe nhạc của Katy Perry cũng có thể giúp ích rồi.
  9. Step 9 Hãy cười nhiều hơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b2\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-18-Version-2.jpg\/v4-460px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-18-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b2\/Stop-Thinking-Too-Much-Step-18-Version-2.jpg\/v4-728px-Stop-Thinking-Too-Much-Step-18-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 9 Hãy cười nhiều hơn. Hãy ở cạnh những người khiến bạn cười. Hãy đi xem hài kịch hoặc một chương trình TV hài hước mà bạn thích. Bạn cũng có thể xem những đoạn phim vui nhộn trên YouTube. Hãy làm tất cả những gì có thể khiến bạn cười thoải mái và quên đi mọi thứ không vui. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của tiếng cười. Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng đào sâu vào quá khứ, nhất là những chuyện không vui. Bạn nên biết rằng: việc đào xới những chuyện đã qua sẽ khiến bạn chìm đắm trong đó rất lâu và trở nên bối rối.
  • Suy nghĩ là một quá trình có thể đem lại cả lợi ích lẫn tác hại. Bạn chỉ nên dành tâm trí nghĩ về những việc tốt. Việc đó sẽ khiến bạn trở thành một người tốt hơn.
  • Hãy luôn tâm niệm rằng mình không cô đơn. Và tại sao chúng ta lại cần phải ngủ? Đó là vì chúng ta cần nghỉ ngơi để lấy sức.
  • Hãy chơi đùa với thú cưng. Đó là một cách tuyệt vời để đánh lạc hướng bản thân. Chúng sẽ khiến bạn phải cười và nhận ra: mọi thứ nhỏ bé trên đời đều có ý nghĩa.
  • Khi đang suy nghĩ, đừng tự dày vò bản thân. Việc đó chỉ làm cho bạn thêm lo lắng và nghĩ quẩn. Hãy chấp nhận mọi hoàn cảnh cũng như mọi giải pháp dù chúng không được như ý. Hãy giải quyết sự thất vọng bằng cách thoát khỏi nó. Hãy nhẩm trong đầu: “Chuyện đã kết thúc không như mình mong đợi. Nhưng mình sẽ vượt qua”. Dùng từ “vượt qua” nghe có vẻ như đó là một chuyện sống còn. Bạn sẽ phải bật cười khi nhận ra mấy chuyện mình đang lo thật tầm phào, cũng như mình đã tự gây áp lực cho bản thân thế nào.
  • Đừng đọc bài viết này nữa và hãy mời bạn bè tới nhà chơi. Hãy vui vẻ và thư giãn với họ.
  • Khi nào bạn cảm thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều, hãy dành ra chút thời gian nghỉ ngơi và phân tích kỹ lưỡng.
  • Hãy tự hào vì mình là người biết suy nghĩ. Bạn không cố tỏ ra như vậy mà bạn đang cố gắng quản lý cách mình suy nghĩ một cách hiệu quả hơn.
  • Bạn có thể thử ngâm mình trong bồn nước nóng, thắp nến thơm và thư giãn. Việc đó rất có tác dụng.
  • Hãy luôn giữ thái độ trung lập và có “một cái đầu lạnh” để kết nối các thông tin. Tâm trí bạn sẽ đưa ra những kết luận sáng suốt hơn nếu có sự thay đổi về hooc-môn và lượng adrenaline (một loại hooc-môn của tuyến thượng thận điều hòa sự hoạt động của hệ thần kinh) bị giảm đi.
  • Hãy luôn dành thời gian để nhớ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn thay vì những chuyện không vui.
  • Hãy hít thở. Hít thở sâu từ 5 tới 10 nhịp. Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào hiện tại cũng như những việc mà bạn đang làm lúc đó.

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểMở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ em Trưởng thànhCách đểTrưởng thành Có giọng nói hayCách đểCó giọng nói hay Giữ Bình tĩnh khi Tức giậnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận Vượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại giaCách đểVượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại gia Vượt qua Sự tự tiCách đểVượt qua Sự tự ti Loại bỏ sẹo do tự rạchCách đểLoại bỏ sẹo do tự rạch Sống một lối sống lành mạnhCách đểSống một lối sống lành mạnh Điều trị chấn thương hángCách đểĐiều trị chấn thương háng Giảm CânCách đểGiảm Cân Mỉm cười Một cách Thường xuyên hơnCách đểMỉm cười Một cách Thường xuyên hơn Rèn luyện sức khỏeCách đểRèn luyện sức khỏe Nhìn trong Bóng tốiCách đểNhìn trong Bóng tối Chẩn đoán chứng phù mỡCách đểChẩn đoán chứng phù mỡ Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.wildmovement.com/how-to-stop-thinking-basic-meditation-technique/

Về bài wikiHow này

Chloe Carmichael, PhD Cùng viết bởi: Chloe Carmichael, PhD Nhà tâm lý học lâm sàng, Tác giả cuốn “Năng lượng Thần kinh” Bài viết này đã được cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD. Chloe Carmichael, tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng và có cơ sở hành nghề tư nhân tại thành phố New York. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm tư vấn tâm lý, Chloe chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về tình cảm, quản lý căng thẳng, lòng tự trọng và huấn luyện nghề nghiệp. Chloe giảng dạy các khóa học bậc đại học tại Đại học Long Island và là giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học New York. Chloe đã lấy bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island ở Brooklyn, New York và được đào tạo lâm sàng tại Bệnh viện Lenox Hill và Bệnh viện Quận Kings. Cô được công nhận bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và là tác giả của cuốn “Năng lượng thần kinh: Khai thác sức mạnh của sự lo âu”. Bài viết này đã được xem 218.794 lần. Chuyên mục: Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý | Sức khỏe Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Séc Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 218.794 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Mở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ emCách đểMở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ emTrưởng thànhCách đểTrưởng thànhCó giọng nói hayCách đểCó giọng nói hayGiữ Bình tĩnh khi Tức giậnCách đểGiữ Bình tĩnh khi Tức giận

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Chuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTML

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe tâm thần và Cân bằng tâm lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--449

Từ khóa » Cách Bớt Suy Nghĩ Nhiều