Cách để Nhận Biết Bệnh Ghẻ - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Nhận biết bệnh ghẻ PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Laura Marusinec, MD

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Có 19 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 48.771 lần.

Trong bài viết này: Để ý dấu hiệu bệnh ghẻ Chẩn đoán ghẻ Điều trị ghẻ Đề phòng ghẻ Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Ghẻ là bệnh phổ biến trên toàn thế giới và bệnh nhân ghẻ thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, giàu cũng như nghèo.[1] Bệnh không liên quan đến vấn đề vệ sinh. Con mạt ngứa (có tên khoa học là Sarcoptes scabiei) là loài ký sinh vật trên da gây ra bệnh ghẻ. Mạt ngứa có tám chân và bạn chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi. Mạt ngứa cái trưởng thành đào vào lớp biểu bì (lớp trên của da) để làm nơi cư trú, tìm đồ ăn và đẻ trứng. Chúng hiếm khi đào xuyên qua lớp sừng là lớp ngoài cùng của biểu bì.[2] [3] Nếu bạn nghĩ mình bị ghẻ thì nên làm theo các bước dưới đây để nhận biết hay chẩn đoán ghẻ, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa trong tương lai.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 4:

Để ý dấu hiệu bệnh ghẻ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ngứa ran. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0f\/Recognize-Scabies-Rash-Step-1-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-1-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0f\/Recognize-Scabies-Rash-Step-1-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-1-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ngứa ran. Ghẻ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng, trong đó phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất là cảm giác ngứa ran. Đây chính là phản ứng nhạy cảm của da đối với mạt ngứa cái, trứng và chất thải của chúng.
    • Ngứa có khuynh hướng nặng hơn vào ban đêm và có thể làm người bệnh mất ngủ.[4]
  2. Step 2 Chú ý dấu hiệu phát ban. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7c\/Recognize-Scabies-Rash-Step-2-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-2-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7c\/Recognize-Scabies-Rash-Step-2-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-2-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Chú ý dấu hiệu phát ban. Cùng với ngứa bạn có thể sẽ phát ban, đây cũng là phản ứng dị ứng của cơ thể với mạt ngứa.[5] Ban thường có dạng giống như nốt tròn đỏ bị sưng xung quanh.[6] Một đặc điểm nữa là mạt ngứa thích làm tổ trong da ở một số bộ phận cụ thể.
    • Đối với người lớn, những nơi thường nổi ban là bàn tay, đặc biệt ở màng da giữa các ngón, nếp gấp da của cổ tay, khủy tay, đầu gối, mông, eo, dương vật, da xung quanh núm vú, nách, bả vai và vú.[7] [8] [9]
    • Đối với trẻ em, nơi mạt ngứa thích trú ngụ là da đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân.[10]
  3. Step 3 Tìm tổ mạt ngứa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e6\/Recognize-Scabies-Rash-Step-3-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-3-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e6\/Recognize-Scabies-Rash-Step-3-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-3-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tìm tổ mạt ngứa. Khi bị ghẻ đôi khi bạn có thể nhìn thấy các hang ổ rất nhỏ trên da, chúng là những đường ngoằn ngoèo, hơi nhô lên, trắng xám hoặc có màu da. Kích thước ổ mạt ngứa thường dài từ một centimet trở lên.[11]
    • Tuy nhiên bạn khó có thể tìm thấy ổ của chúng vì trung bình người ta chỉ có 10-15 con mạt ngứa trong một lần bùng phát bệnh ghẻ.[12]
  4. Step 4 Để ý vết loét trên da. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/59\/Recognize-Scabies-Rash-Step-4-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-4-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/59\/Recognize-Scabies-Rash-Step-4-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-4-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Để ý vết loét trên da. Bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội và đôi khi dẫn tới loét da, nguy cơ nhiễm trùng cao và đó chính là một biến chứng của ghẻ. Vết loét thường nhiễm phải một số vi khuẩn như tụ cầu vàng hoặc liên cầu khuẩn tan huyết bê ta và sau đó phát triển lan rộng trên da.[13]
    • Những vi khuẩn này cũng có thể gây viêm thận và thậm chí nhiễm trùng huyết, là tình trạng nhiễm trùng máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.[14] [15]
    • Để tránh vấn đề này bạn không được gãi và phải nhẹ nhàng với da. Nếu không thể cưỡng lại bản thân bạn nên mang găng tay vải hoặc dùng băng keo cá nhân bọc các đầu ngón tay để tránh làm tổn thương da. Nhớ cắt ngắn móng tay.
    • Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm đỏ, sưng, đau nhiều hơn, vết loét rỉ dịch hay mủ. Bạn phải đi khám bệnh ngay nếu cho rằng vết ban đã nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh bôi cục bộ hoặc thuốc uống để điều trị nhiễm trùng.
  5. Step 5 Da tróc vảy. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/22\/Recognize-Scabies-Rash-Step-5-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-5-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/22\/Recognize-Scabies-Rash-Step-5-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-5-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Da tróc vảy. Đây là một biểu hiện khác của bệnh ghẻ vảy, còn gọi là ghẻ Na Uy và loại ghẻ này rất nghiêm trọng. Nó có đặc điểm là các vết phồng rộp nhỏ, kèm theo vảy da dày phủ rộng khắp cơ thể. Bệnh ghẻ vảy chủ yếu xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu. Phản ứng miễn dịch yếu tạo điều kiện cho mạt ngứa sinh sản tự do, thậm chí có trường hợp chúng bùng phát tới hai triệu con.[16]
    • Hệ miễn dịch suy giảm còn có một ảnh hưởng khác, đó là triệu trứng ngứa và phát ban ít nghiêm trọng hơn hoặc hoàn toàn không có.
    • Đối tượng dễ phát triển bệnh ghẻ vảy là người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc HIV/AIDS, ung thư hạch bạch huyết hoặc ung thư máu. Bạn cũng có nguy cơ nếu đã từng cấy ghép nội tạng và gặp tình trạng khiến mình không thấy ngứa, như chấn thương tủy sống, liệt, mất cảm giác hay suy nhược thần kinh.[17] [18] [19]
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 4:

Chẩn đoán ghẻ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đánh giá lâm sàng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/99\/Recognize-Scabies-Rash-Step-6-Version-4.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-6-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/99\/Recognize-Scabies-Rash-Step-6-Version-4.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-6-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đánh giá lâm sàng. Nếu nghi ngờ bị ghẻ bạn nên nhanh chóng đi khám bệnh để được chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh này bằng cách thăm khám tình trạng phát ban và ổ mạt ngứa.[20]
    • Họ dùng kim cạo lấy một miếng da rất nhỏ, sau đó quan sát nó dưới kính hiển vi để tìm mạt ngứa, trứng hoặc chất thải của chúng.[21] [22]
    • Bạn nên biết mình vẫn có thể đã bị ghẻ cho dù không tìm thấy mạt ngứa, trứng hoặc chất thải của chúng bằng kính hiển vi. Mỗi đợt bùng phát bệnh chỉ có khoảng 10-15 con mạt ngứa trên toàn cơ thể.[23]
  2. Step 2 Xét nghiệm bôi mực. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8a\/Recognize-Scabies-Rash-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8a\/Recognize-Scabies-Rash-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xét nghiệm bôi mực. Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm bôi mực để phát hiện ổ mạt ngứa. Họ bôi mực lên vùng da ngứa và sau đó lau qua vết mực bằng gạc tẩm cồn. Nếu có ổ mạt ngứa nó sẽ giữ lại một ít mực và hiện ra dưới dạng đường ngoằn ngoèo tối màu.[24] [25]
  3. Step 3 Loại trừ các bệnh khác về da. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/63\/Recognize-Scabies-Rash-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/63\/Recognize-Scabies-Rash-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Loại trừ các bệnh khác về da. Có vô số các bệnh khác về da có thể khiến bạn nhầm lẫn với ghẻ. Ổ mạt ngứa là đặc điểm chính để phân biệt bệnh ghẻ, vì không một bệnh nào khác giống ghẻ có ổ mạt ngứa. Bác sĩ sẽ giúp loại trừ các khả năng khác để có thể chắc chắn trường hợp của bạn là ghẻ.
    • Đôi khi bệnh ghẻ bị nhầm lẫn với vết cắn hay chích của côn trùng hoặc rệp.
    • Chốc lở cũng là một bệnh giống ghẻ và rất dễ lây nhiễm. Những nốt mẩn đỏ của bệnh này chủ yếu xuất hiện trên mặt, quanh mũi và miệng.[26]
    • Ghẻ cũng dễ nhầm lẫn với chàm, là một dạng viêm da mãn tính. Phản ứng dị ứng của cơ thể với bệnh chàm là phát ban đỏ dưới dạng nốt sưng.[27] Người mắc chàm cũng có thể bị ghẻ và khi đó tình trạng còn trầm trọng hơn.
    • Viêm nang lông cũng dễ gây nhầm lẫn, thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở khu vực xung quanh nang lông. Bệnh này tạo ra các nốt đầu trắng nổi lên trên phần gốc màu đỏ, nằm xung quanh hay gần nang lông.[28]
    • Vảy nến cũng có đặc điểm giống ghẻ, thuộc loại bệnh viêm da mãn tính với đặc trưng là sự phát triển quá mức của tế bào da dẫn đến hình thành vảy dày có màu bạc, và nhiều mảng đỏ ngứa, khô.[29]
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 4:

Điều trị ghẻ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Sử dụng permethrin. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/af\/Recognize-Scabies-Rash-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/af\/Recognize-Scabies-Rash-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Sử dụng permethrin. Muốn trị bệnh ghẻ bạn phải tiêu diệt hết mạt ngứa bằng thuốc trị ghẻ, là các loại thuốc kê toa. Hiện tại không có loại thuốc không kê toa nào có thể điều trị được ghẻ. Bác sĩ thường chỉ định kem bôi chứa permethrin 5% để tiêu diệt hết mạt ngứa và trứng của chúng. Cách dùng là bôi từ cổ xuống toàn thân và tắm sạch sau 8-14 giờ.[30]
    • Bôi lại thuốc sau 7 ngày (1 tuần). Tác dụng phụ là ngứa hoặc có cảm giác như kim châm.
    • Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi điều trị ghẻ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem permethrin an toàn cho cả trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi,[31] nhưng đa số các chuyên gia khuyên bạn cũng nên bôi thuốc cho đầu và cổ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.[32] Tuy nhiên bạn phải tránh bôi thuốc vào mắt và miệng bé.
  2. Step 2 Sử dụng kem hay dầu xoa chứa crotamiton 10%. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/25\/Recognize-Scabies-Rash-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Recognize-Scabies-Rash-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Sử dụng kem hay dầu xoa chứa crotamiton 10%. Kem hoặc dầu xoa chứa crotamiton cũng là thuốc kê toa trị ghẻ. Cách sử dụng là xoa từ cổ xuống toàn thân sau khi tắm. Xoa liều thứ hai sau liều đầu tiên 24 giờ và tắm sau khi xoa liều thứ hai 48 giờ. Lập lại hai liều xoa này sau 7-10 ngày.
    • Thuốc crotamiton được xem là an toàn nếu dùng theo chỉ định.[33] Tuy nhiên đã có nhiều báo cáo về việc thuốc này không thể trị khỏi ghẻ, nghĩa là nó không còn là loại thuốc hiệu quả nhất hoặc không được sử dụng rộng rãi nữa.[34]
  3. Step 3 Sử dụng dầu xoa chứa lindane 1%. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fc\/Recognize-Scabies-Rash-Step-11.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fc\/Recognize-Scabies-Rash-Step-11.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Sử dụng dầu xoa chứa lindane 1%. Dầu xoa này cũng giống như các thuốc trị ghẻ khác, cách dùng là bôi từ cổ xuống toàn thân và tắm sạch sau 8-12 giờ đối với người lớn, và sau 6 giờ đối với trẻ em. Xoa lại thuốc sau 7 ngày. Bạn không nên dùng lindane cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hay người có hệ miễn dịch yếu.
    • Thuốc có khả năng gây độc thần kinh, nghĩa là nó có thể làm tổn thương não và các bộ phận khác của hệ thần kinh.[35] Việc kê thuốc lindane chỉ nên áp dụng cho những người đã thất bại với các thuốc khác, hoặc không thể dung nạp những thuốc ít gây rủi ro hơn.[36]
  4. Step 4 Sử dụng ivermectin. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f9\/Recognize-Scabies-Rash-Step-12.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f9\/Recognize-Scabies-Rash-Step-12.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Sử dụng ivermectin. Đây là thuốc uống trị ghẻ. Có bằng chứng cho thấy thuốc này an toàn và hiệu quả, tuy nhiên nó không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn cho sử dụng. Thuốc ivermectin được kê với một liều uống duy nhất theo công thức 200 mcg/kg, và uống với nước khi bụng đói.[37]
    • Uống thêm một liều sau 7-10 ngày. Thuốc ivermectin chỉ được cân nhắc dùng cho những người đã thất bại với các thuốc bôi được FDA chứng nhận, hoặc không thể dung nạp những thuốc này.
    • Tác dụng phụ dễ xảy ra khi dùng thuốc ivermectin là nhịp tim nhanh.[38] [39]
  5. Step 5 Điều trị kích ứng da. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8d\/Recognize-Scabies-Rash-Step-13.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-13.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8d\/Recognize-Scabies-Rash-Step-13.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-13.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Điều trị kích ứng da. Các triệu chứng và tổn thương trên da có thể cần đến ba tuần mới khỏi, cho dù mạt ngứa đã bị tiêu diệt hết. Nếu trong thời gian này tổn thương da không hết, bạn nên điều trị lại vì có thể lần điều trị trước đó không thành công hoặc bệnh tái phát.[40] Làm mát da là cách giải trừ ngứa hiệu quả, để thực hiện bạn chỉ cần nằm vào bồn nước mát hoặc chườm mát cho khu vực da bị kích ứng.
    • Rắc thêm yến mạch hoặc muối nở vào bồn tắm để da được làm dịu tốt hơn.[41]
    • Bạn cũng có thể dùng dầu xoa calamin, là sản phẩm đã cho thấy hiệu quả trong điều trị ngứa ở da bị kích ứng nhẹ. Lựa chọn tốt nhất là kem dưỡng ẩm chống ngứa Sarna hoặc Aveeno. Tránh dùng bất kì sản phẩm nào chứa chất tạo hương hay thuốc nhuộm vì chúng làm da kích ứng.[42] [43]
  6. Step 6 Mua thuốc bôi steroid hay thuốc uống kháng histamin. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/65\/Recognize-Scabies-Rash-Step-14.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/65\/Recognize-Scabies-Rash-Step-14.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Mua thuốc bôi steroid hay thuốc uống kháng histamin. Cả hai loại thuốc này đều giúp trị ngứa do ghẻ, thật ra đó chính là phản ứng dị ứng của cơ thể với mạt ngứa, trứng và chất thải của chúng. Steroid là chất ức chế ngứa và viêm rất mạnh, ví dụ điển hình của các thuốc bôi này là betamethasone và triamcinolone.
    • Vì là phản ứng dị ứng nên bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamin không kê toa để trị ngứa, ví dụ như Diphenhydramin, Dorotec, Loratadin và Telfast BD. Những thuốc này đặc biệt có ích vào ban đêm để giảm ngứa dễ ngủ. Ngoài ra thuốc Diphenhydramin còn có tác dụng an thần nhẹ. Ví dụ về thuốc kháng histamin mua theo toa là Atarax.[44]
    • Kem bôi hydrocortisone 1% có thể mua không cần toa và có hiệu quả trị ngứa khá tốt.
    Quảng cáo
Phần 4 Phần 4 của 4:

Đề phòng ghẻ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Cẩn thận tránh phơi nhiễm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/34\/Recognize-Scabies-Rash-Step-15.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-15.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/34\/Recognize-Scabies-Rash-Step-15.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Cẩn thận tránh phơi nhiễm. Con đường nhiễm bệnh ghẻ phổ biến nhất là qua tiếp xúc da với da với người bệnh, tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ càng cao. Bệnh cũng có thể lây qua đường tiếp xúc gián tiếp vào vật dụng như chăn, gối, quần áo và bàn ghế, tuy nhiên khả năng thấp hơn. Khi rời khỏi cơ thể con người mạt ngứa vẫn sống được thêm 48-72 giờ. Với người lớn bệnh ghẻ thường lây qua hoạt động tình dục.[45]
    • Môi trường sống đông đúc là nguyên nhân phổ biến dẫn tới bùng phát ghẻ,[46] vì vậy những nơi như nhà tù, doanh trại, nhà trẻ, nhà dưỡng lão và trường học là nơi hay phát dịch.[47] Bệnh ghẻ không thể phát tán qua động vật.[48] [49]
  2. Step 2 Tìm hiểu về thời gian ủ bệnh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/38\/Recognize-Scabies-Rash-Step-16.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-16.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/38\/Recognize-Scabies-Rash-Step-16.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-16.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tìm hiểu về thời gian ủ bệnh. Đối với người mới lây ghẻ, phải mất 2-6 tuần triệu chứng và dấu hiệu bệnh mới phát triển ra ngoài. Bạn nên nhớ người nhiễm bệnh có thể lây ghẻ cho người khác mặc dù họ không biểu hiện triệu chứng.
    • Với những người đã từng bị lây ghẻ trước đó thì triệu chứng phát triển nhanh hơn nhiều, chỉ trong 1-4 ngày.[50]
  3. Step 3 Nhận biết đối tượng có nguy cơ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/87\/Recognize-Scabies-Rash-Step-17.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-17.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/87\/Recognize-Scabies-Rash-Step-17.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-17.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Nhận biết đối tượng có nguy cơ. Có một số nhóm người dễ lây ghẻ cho nhau, bao gồm trẻ em, bà mẹ có con nhỏ, người lớn trong độ tuổi hoạt động tình dục, người sống trong nhà dưỡng lão, trung tâm trợ sinh và cơ sở chăm sóc mở rộng.[51]
    • Cơ chế tăng nguy cơ lây bệnh ở những đối tượng này là từ sự tiếp xúc da với da.
  4. Step 4 Vệ sinh và vô trùng nhà cửa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7f\/Recognize-Scabies-Rash-Step-18.jpg\/v4-460px-Recognize-Scabies-Rash-Step-18.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7f\/Recognize-Scabies-Rash-Step-18.jpg\/v4-728px-Recognize-Scabies-Rash-Step-18.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Vệ sinh và vô trùng nhà cửa. Các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa tái lây nhiễm ghẻ thường phải thực hiện song song với việc điều trị. Phương pháp này được khuyến cáo áp dụng cho tất cả những thành viên sống chung nhà và có tiếp xúc gần gũi, bao gồm bạn tình của người bệnh.[52]
    • Vào ngày bắt đầu điều trị ghẻ, tất cả quần áo, bộ đồ giường và khăn tắm được sử dụng trong vòng 3 ngày vừa qua cần phải giặt trong nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao nhất, hoặc giặt khô. Nếu không thể giặt sấy hoặc giặt khô, bạn bỏ chúng vào túi nhựa kín trong thời gian ít nhất 7 ngày. Mạt ngứa chỉ có thể sống 48-72 giờ sau khi rời da người.[53]
    • Cũng trong ngày đầu tiên bạn phải hút bụi sàn nhà và bàn ghế. Vứt bỏ túi đựng hoặc đổ hết bụi và rửa sạch hộp chứa bụi của máy sau khi hút bụi xong. Nếu không thể tháo rời hộp đựng bạn phải dùng khăn giấy ẩm lau sạch mạt ngứa trong đó.[54]
    • Không điều trị ghẻ cho thú nuôi. Mạt ngứa gây ghẻ không thể sống trên động vật và động vật cũng không thể lây ghẻ cho người.[55]
    • Bạn không cần và cũng không nên dùng thuốc phun diệt côn trùng để loại trừ mạt ngứa trong môi trường.[56]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trẻ em và người lớn có thể tiếp tục tham gia các hoạt động bình thường như đi học hoặc đi làm sau ngày bắt đầu điều trị.

Cảnh báo

  • Đi khám bệnh nếu tình trạng ban không giảm trong 2-3 tuần, trở nên nặng hơn, tái phát sau khi điều trị hoặc dường như bị nhiễm trùng (đỏ, sưng nhiều hơn, hoặc có mủ).

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểHút Thuốc lá Kích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểu Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Tỉnh cần saCách đểTỉnh cần sa Nôn sao cho dễ chịu nhấtCách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Khỏi đau tay khi viết nhiềuCách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phânCách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Ngừng hút cần saCách đểNgừng hút cần sa Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Chữa lành vết đứt trên lưỡiCách đểChữa lành vết đứt trên lưỡi Lấy tóc ra khỏi họngCách đểLấy tóc ra khỏi họng Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/tips
  2. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  3. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scabies/basics/definition/con-20023488
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scabies/basics/definition/con-20023488
  6. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  7. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  8. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  9. http://www.who.int/water_sanitation_health/diseases/scabies/en/
Hiển thị thêm
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scabies/basics/definition/con-20023488
  2. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/disease.html
  3. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  4. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/disease.html
  5. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  6. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  7. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  8. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  9. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  10. http://www.who.int/water_sanitation_health/diseases/scabies/en/
  11. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/diagnosis.html
  12. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/diagnosis.html
  13. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/diagnosis-treatment
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scabies/basics/definition/con-20023488
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3222761/
  16. http://www.nhs.uk/Conditions/Scabies/Pages/Diagnosis.aspx
  17. https://online.epocrates.com/u/2935124/Scabies
  18. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/eczema.html
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/definition/con-20025909
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/psoriasis/basics/definition/con-20030838
  21. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  22. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/diagnosis-treatment
  23. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/treatment.html
  24. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  25. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  26. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  27. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  28. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/health_professionals/meds.html
  29. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  30. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  31. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  32. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/scabies/basics/definition/con-20023488
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/basics/lifestyle-home-remedies/con-20028460
  35. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  36. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  37. https://www.merckmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  38. http://www.merckmanuals.com/home/skin-disorders/parasitic-skin-infections/scabies
  39. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  40. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  41. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/epi.html
  42. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  43. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/tips
  44. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/tips
  45. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies/tips
  46. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/q---t/scabies
  47. http://www.cdc.gov/parasites/scabies/treatment.html

Về bài wikiHow này

Laura Marusinec, MD Cùng viết bởi: Laura Marusinec, MD Tiến sĩ dược Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 48.771 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Hà Lan Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 48.771 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hút Thuốc láCách đểHút Thuốc láKích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểuĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe Tổng quan
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--580

Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Ghẻ