Cách để Nhận Biết Bệnh Parvo ở Chó - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Nhận biết Bệnh Parvo ở Chó PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Palo Alto Humane Society PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Palo Alto Humane Society. The Palo Alto Humane Society là một tổ chức phi lợi nhuận, nhân đạo và do những người tình nguyện thành lập, có trụ sở tại Palo Alto, California, với các sáng kiến giáo dục trên cả nước. PAHS đã nỗ lực để mang lại tự do cho động vật trong hơn 100 năm, thông qua các chương trình nhân đạo để can thiệp, ủng hộ và giáo dục. Sứ mệnh của họ là chấm dứt nỗi đau của động vật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề của động vật và cải thiện vị thế của động vật trong xã hội. Bài viết này đã được xem 186.159 lần.

Trong bài viết này: Nhận biết Triệu chứng của Bệnh Parvo Chẩn đoán Bệnh Parvo Bài viết có liên quan Tham khảo

Bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus (hay còn gọi là bệnh Parvo) là bệnh viêm ruột - dạ dày có khả năng lây nhiễm cao và gây tỷ lệ tử vong lớn. Virus này thường bùng phát ở những chú cún con. Những người nuôi chó và gây giống lâu năm thường cảm thấy hoang mang khi nghi ngờ rằng một trong các chú chó của họ bị bệnh Parvo. Họ biết rằng tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và nguy hiểm đến mức nào. Nếu chú chó của bạn bị bệnh Parvo, hãy đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để tăng tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên, đừng để bị nhầm lẫn vì triệu chứng mắc Parvo rất giống với triệu chứng mắc các bệnh khác của chó như nhiễm virus Corona, viêm ruột xuất huyết do vi khuẩn, bệnh trùng cầu và giun móc phá hoại.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:

Nhận biết Triệu chứng của Bệnh Parvo

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Theo dõi hành vi của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/dc\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/dc\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Theo dõi hành vi của chó. Nhìn chung, biểu hiện đầu tiên của chú chó bị nhiễm Parvo là lờ phờ. Chó con của bạn có thể sẽ ít vận động hơn, nằm lì ở một góc nhà và quyết không di chuyển. Sau đó tỏ ra yếu ớt và mất cảm giác thèm ăn.
    • Parvo thường tiến triển khá nhanh – sau khi có biểu hiện mệt mỏi, chó sẽ nôn mửa và tiêu chảy.
  2. Step 2 Kiểm tra xem chó có bị sốt không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f4\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f4\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Kiểm tra xem chó có bị sốt không. Chó mắc bệnh Parvo thường bị sốt cao. Dấu hiệu bị sốt là tai hay mũi sờ thấy nóng và đỏ mắt. Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn hoặc lỗ tai chó. Nếu nhiệt độ cao hơn 38,3 – 39,2 độ C thì cho đang bị sốt.
    • Bất kỳ thay đổi nào về nhiệt độ đều là dấu hiệu chó bị bệnh – tuy nhiên một số con chó có thân nhiệt thấp hơn bình thường.
  3. Step 3 Chú ý đến bãi nôn của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/54\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/54\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Chú ý đến bãi nôn của chó. Bệnh Parvo tàn phá dạ dày chứa nhiều tế bào phân chia nhanh chóng. Đây là mục tiêu của virus. Niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.
    • Vì chó không thể giữ lại thức ăn hay nước uống nên nó sẽ nhanh chóng mất nước và suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến sốc hoặc tử vong.
  4. Step 4 Quan sát phân của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/81\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/81\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Quan sát phân của chó. Nếu chó của bạn bị tiêu chảy, có phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường thì rất có thể là chó đã bị bệnh Parvo. Bệnh này còn có thể khiến chó bị mất nước.
  5. Step 5 Kiểm tra xem chó có triệu chứng thiếu máu không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b6\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b6\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Kiểm tra xem chó có triệu chứng thiếu máu không. Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày - ruột gây ra tình trạng thiếu máu. Để kiểm tra xem chó của bạn có bị thiếu máu hay không, hãy ấn tay vào lợi của con chó. Màu sắc lợi của một con chó khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trở về màu bình thường sau khoảng 2 giây. Nếu lâu hơn thế nghĩa là chó của bạn có thể đang bị tiêu chảy. Lợi của những con chó mắc bệnh này thường trông xanh xao thấy rõ.
  6. Step 6 Xem xét tuổi của chó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/33\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/33\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Xem xét tuổi của chó. Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. Chó con dễ mắc bệnh nhất vì chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo. Nếu chó của bạn nhiều tuổi thì bệnh Parvo sẽ khó bùng phát hơn dù không phải là không thể.
    • Khó có thể phát hiện sớm bệnh parvo ở chó con, nghĩa là tỷ lệ tử vong do bệnh này sẽ cao hơn ở những chú chó còn non. Hãy chú ý kỹ đến bất kỳ thay đổi nào về hành vi và đem chó đi bác sĩ nếu bạn nghĩ có gì đó bất ổn.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 2:

Chẩn đoán Bệnh Parvo

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a5\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a5\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Bạn càng đưa đến sớm thì chó càng có cơ hội sống sót cao. Thật không may là nhiều người chủ không nhận biết sớm các triệu chứng của căn bệnh hoặc chần chừ quá lâu mới đưa chó đi khám. Đó cũng là lúc căn bệnh đã vào giai đoạn cuối và chó sẽ chết vì mất nước.
  2. Step 2 Yêu cầu kiểm tra ELISA-Kháng nguyên. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/87\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/87\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Yêu cầu kiểm tra ELISA-Kháng nguyên. Để chẩn đoán bệnh Parvo, có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng phương pháp xét nghiệm sinh hóa phát hiện kháng nguyên (ELISA). Phương pháp này sẽ kiểm tra phân chó xem có bị mắc Parvo hay không. Phương pháp này có thể được thực hiện trong phòng khám của bác sĩ thú y.
    • Phương pháp ELISA có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Hãy lưu ý rằng kết quả xấu chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng của chó.
    • Mặt khác, kiểm tra bằng nhiều phương pháp để xác nhận bệnh parvo có thể không thật sự cần thiết. Vi-rút parvo gây ra tình trạng ốm yếu nghiêm trọng. Vì bệnh này chủ yếu được đối phó bằng việc chăm sóc hỗ trợ chứ không phải điều trị, nên không phải lúc nào cũng cần thiếu để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán.
  3. Step 3 Thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/73\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/73\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra khác. Chỉ sử dụng phương pháp ELISA đôi khi là không đủ để chẩn đoán bệnh Parvo. Bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra ngưng kết hồng cầu, lượng máu và/hoặc mẫu phân trực tiếp. Kết quả của những xét nghiệm này cùng với ELISA có thể giúp xác định đúng bệnh Parvo ở chó.
  4. Step 4 Chờ kết quả xét nghiệm nếu bác sĩ cho xét nghiệm PCR. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c1\/Test-for-Mthfr-Step-14.jpg\/v4-460px-Test-for-Mthfr-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c1\/Test-for-Mthfr-Step-14.jpg\/v4-728px-Test-for-Mthfr-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Chờ kết quả xét nghiệm nếu bác sĩ cho xét nghiệm PCR. Với xét nghiệm PCR, bác sĩ sẽ gửi mẫu phân của chó đến phòng thí nghiệm. Kết quả của xét nghiệm này sẽ xác nhận liệu chó có mắc bệnh parvo hay không.[1]
    • Xét nghiệm này thực hiện lâu hơn ELISA, nhưng kết quả chính xác hơn.
  5. Step 5 Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để điều trị sao cho hợp lý. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cd\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cd\/Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Tell-if-Your-Dog-Has-Parvo-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để điều trị sao cho hợp lý. Hiện không có thuốc chữa virus Parvo nhưng bác sĩ thú y của bạn có thể đưa ra vài lời khuyên về liệu pháp hỗ trợ và biện pháp thiết thực để tăng khả năng sống sót của chó. Có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
    • Điều trị tại bệnh viện
    • Cho chó uống thuốc chống nôn
    • Truyền dịch tĩnh mạch
    • Sử dụng men vi sinh
    • Dùng liệu pháp Vitamin
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tiêm vắc-xin là cách duy nhất giúp chó con của bạn không bị bệnh Parvo. Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện khi chó từ 5 đến 6 tuần tuổi. Sau đó, cứ cách 2 đến 3 tuần lại cần tiêm một lần và phải tiêm ít nhất là 3 mũi.
  • Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Việc quan trọng cần thực hiện là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó. Hãy tìm kiếm những sản phẩm dán mác có tác dụng khử Parvo hoặc tẩy một cách an toàn theo công thức một phần chất tẩy, 30 phần nước.
  • Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cảnh báo

  • Đừng cố gắng tự chữa trị Parvo cho chó. Dù chó được bác sĩ thú y chăm sóc cẩn thận nhất thì virus này vẫn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cố tự tìm cách điều trị cho chó là cách làm rất mạo hiểm.

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chó Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối Nhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xong Làm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóCách đểNhận biết dấu hiệu động dục ở chó Chữa đau bụng cho chóCách đểChữa đau bụng cho chó Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãCách đểNhận biết chó con bị thương sau khi ngã Giúp phân chó cứng lạiCách đểGiúp phân chó cứng lại Cho chó đi ngủCách đểCho chó đi ngủ Cách đểMát xa cho Chó cưng của Bạn Chơi đùa với chó conCách đểChơi đùa với chó con Xác định giới tính chó conCách đểXác định giới tính chó con Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/baker-institute/our-research/animal-health-articles-and-helpful-links/canine-parvovirus#Prevention
  2. http://www.aspca.org/pet-care/dog-care/parvovirus
  3. http://pets.webmd.com/dogs/parvovirus-in-dogs

Về bài wikiHow này

Palo Alto Humane Society Cùng viết bởi: Palo Alto Humane Society Tổ chức phi lợi nhuận vì sức khỏe động vật Bài viết này đã được cùng viết bởi Palo Alto Humane Society. The Palo Alto Humane Society là một tổ chức phi lợi nhuận, nhân đạo và do những người tình nguyện thành lập, có trụ sở tại Palo Alto, California, với các sáng kiến giáo dục trên cả nước. PAHS đã nỗ lực để mang lại tự do cho động vật trong hơn 100 năm, thông qua các chương trình nhân đạo để can thiệp, ủng hộ và giáo dục. Sứ mệnh của họ là chấm dứt nỗi đau của động vật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề của động vật và cải thiện vị thế của động vật trong xã hội. Bài viết này đã được xem 186.159 lần. Chuyên mục: Chó Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật Tiếng Hàn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
  • In
Trang này đã được đọc 186.159 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Xác định giới tính của chóCách đểXác định giới tính của chóNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiCách đểNhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó đã sinh xongCách đểNhận biết chó đã sinh xongLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dụcCách đểLàm chó đực bình tĩnh khi chó cái động dục

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Thú cưng và Động vật
  • Chó
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--337

Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Parvo ở Chó