Cách để Nhận Biết Cá Mang Thai - WikiHow
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Marshall Stephens. Marshall Stephens là chuyên gia thủy sinh tại Private Oceans Aquariums thuộc West Palm Beach, Florida. Marshall có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sinh và chủ yếu tập trung vào các loài động vật nuôi nhốt. Anh am hiểu các loài thủy sinh nhiệt đới và biển, và là người đóng góp cho Trung tâm Sinh vật Biển Loggerhead tại Jupiter, Florida. Bài viết này đã được xem 99.487 lần.
Trong bài viết này: Nhận biết cá mang thai Nhận biết dấu hiệu làm tổ và đẻ trứng Nuôi cá con Bài viết có liên quanChỉ cần tìm kiếm nhanh trên mạng là bạn có thể biết ngay loài cá bạn nuôi đẻ trứng hay đẻ con. Bạn sẽ biết cần phải quan sát bụng cá phồng lên vì mang thai hay nên để ý những quả trứng tròn nhỏ xíu trông như thạch trong bể cá. Nếu định nuôi cá con, bạn hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về loài cá đang nuôi, vì nuôi cá con thường không dễ.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Nhận biết cá mang thai
Tải về bản PDF-
- Tìm trên mạng tên loài cá mà bạn đang nuôi để biết chúng là loài đẻ trứng (oviparous) hay đẻ con (viviparous).
1 Áp dụng phương pháp này cho các loài cá đẻ con. Cá bảy màu, cá mô ly, cá đuôi kiếm và cá platy có lẽ là các giống cá cảnh đẻ con phổ biến nhất. Ở các loài cá này, cá đực và cái giao phối, sau đó cá cái nuôi trứng trong bụng. Trong vòng một hoặc hai tháng (với hầu hết các loài cá nuôi trong bể), trứng sẽ nở thành cá con, và cá mẹ sẽ đẻ chúng ra. -
- Với một số loài cá khó phân biệt giới tính, có thể bạn phải nhờ đến chuyên gia ở cửa hàng cá cảnh.
2 Nhận biết cá đực và cá cái. Theo quy luật chung, ở các loài cá đẻ con, cá đực thường có màu sáng hơn hoặc lộng lẫy hơn, có vây hậu môn dài và hẹp ở gần đuôi. Cá cái thường có màu xỉn hơn, vây hậu môn thường có hình quạt hoặc hình tam giác. Nếu có thể xác định được giới tính của cá, bạn sẽ dễ phân biệt được hai con cá đang đánh nhau (thường là hai cá đực hoặc hai cá cái) hay đang giao phối hoặc chuẩn bị giao phối (một cá đực và một cá cái). - 3 Quan sát các nghi thức giao phối. Các loài cá khác nhau có thể có những hành vi khác nhau trong thời gian kết đôi, giao phối và các hành vi khác liên quan đến giao phối. Ở nhiều loài, bao gồm phần lớn cá phát tài, con đực thường rượt đuổi con cái rất hăng hái, đôi khi gây ra những vết trầy xước, vết cắn hoặc các tổn thương khác. Ở một số loài khác, chẳng hạn như cá đĩa, cặp đôi cá đực và cá cái cùng hợp sức bảo vệ một khu vực trong bể trước những con cá khác. Trong cả hai trường hợp, khi thực sự giao phối, cá đực và cá cái có thể quấn lấy nhau, lật ngửa, xoắn quanh nhau, hoặc có các hành vi khác khó nhận thấy.
-
- Một số loài như cá bình tích có chỗ phình tự nhiên, nhưng vị trí phình nằm ở phía trước, ngay dưới mang cá.
- Cá đực "thừa cân" có thể phình to ở ngực trước. Nếu bạn không cho cá ăn trong hai hoặc ba ngày, khối phình có thể nhỏ lại, trong khi phần bụng phình to của cá cái mang thai vẫn hiện rõ.
4 Để ý hiện tượng bụng cá phình lên khi mang thai. Thông thường bụng cá cái mang thai sẽ phình to, có dạng tròn hoặc “hình hộp” trong vòng 20-40 ngày. -
- Chấm này có thể luôn xuất hiện ở một số cá, nhưng màu sắc của chấm sẽ sáng hơn hoặc đậm hơn khi cá mang thai.
5 Tìm một chấm màu đỏ hoặc đen. Cá cái mang thai thường mọc một “chấm mang thai” trên bụng, gần huyệt. Thông thường chấm này có màu đen hoặc đỏ tươi, và nổi rõ hơn trong thời kỳ mang thai. - 6 Xác định cách chăm sóc cá con. Công việc nuôi cá con có thể cực kỳ thách thức và thường đòi hỏi một bể cá riêng để những con cá trưởng thành hoặc bộ lọc nước không làm hại chúng. Nếu chưa sẵn sàng cho nhiệm vụ này, bạn hãy thử liên hệ với cửa hàng cá cảnh hoặc người chơi cá cảnh có kinh nghiệm sẵn lòng giúp bạn hoặc đem cá đi. Nếu quyết định chăm sóc cá con, bạn có thể bắt đầu với phần hướng dẫn nuôi cá con bên dưới, nhưng cũng nên tìm hiểu thêm về giống cá đang nuôi. Quảng cáo
Nhận biết dấu hiệu làm tổ và đẻ trứng
Tải về bản PDF-
- Tìm tên loài cá bạn nuôi trên mạng để biết chúng là loài đẻ trứng (oviparous), hay đẻ con (viviparous).
- Ở một số loài cá, con cái có khả năng trữ tinh dịch vài tháng trước khi sử dụng để thụ tinh trứng, do vậy một bể cá mới chỉ toàn cá cái vẫn có hiện tượng sinh sản.
1 Áp dụng phương pháp này cho loài cá đẻ trứng. Nhiều loài cá nuôi trong bể là loài đẻ trứng, bao gồm cá đĩa, cá betta và hầu hết các giống cá phát tài. Ở các loài cá này, con cái đẻ hàng trăm trứng. Chúng thường đẻ vào tổ làm dưới đáy bể, trên thành bể hoặc mặt nước. Nếu trong bể có cá đực, nó có thể thụ tinh cho trứng sau khi cá cái đẻ hoặc giao phối với cá cái trước đó, tùy vào loài cá. Trứng sẽ nở thành cá con. - 2 Quan sát dấu hiệu cá làm tổ. Một số loài cá đẻ trứng tạo nên các khu vực làm tổ để bảo vệ trứng. Những chiếc tổ này có thể trông như những lỗ nhỏ hoặc đống sỏi, nhưng không phải lúc nào cũng thấy rõ. Một số cá phát tài có thể làm những chiếc tổ tinh vi bằng một đám bọt, thường do con đực tạo ra trên mặt nước.
-
- Nhiều loài cá đẻ trứng cũng có hành vi giao phối, bao gồm phần lớn cá phát tài. Chúng thường có biểu hiện rất hăng hái, kéo dài vài tiếng đồng hồ và kết thúc là hiện tượng đẻ trứng.
3 Kiểm tra trứng cá. Một số cá cái thuộc loài này bụng phình to lên do trứng phát triển bên trong, nhưng hiện tượng này thường không phải là thay đổi lớn và không kéo dài. Trứng cá đẻ ra thường trông như những viên thạch tròn tí hon. Thông thường trứng cá rải rác trong nước, nhưng ở một số loài cá, trứng có thể tụ lại ở khu vực làm tổ hoặc dính vào đáy bể hoặc thành bể. - 4 Chuẩn bị cho trứng nở. Chăm sóc cá con có thể là công việc khó khăn, nhưng ngay cả khi không được chuẩn bị trước, bạn cũng vẫn có một khoảng thời gian trước khi trứng nở. Bạn nên nhờ cửa hàng cá cảnh tư vấn nếu định tự nuôi cá con, vì quy trình nuôi có thể khác nhau tùy vào từng loài cá. Nếu không kịp chuẩn bị, bạn hãy tham khảo phần sau đây về việc nuôi cá con để có những lời khuyên cơ bản, nhưng bạn đừng mong đợi phương pháp này là tối ưu cho mọi loài cá. Quảng cáo
Nuôi cá con
Tải về bản PDF-
- Để có thêm thông tin chi tiết về một loài cá cụ thể, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây trong việc nhân giống và nuôi cá đĩa, cá phát tài, cá betta, và cá bảy màu.
- Xin lời khuyên của nhân viên cửa hàng cá cảnh hoặc diễn đàn online của những người chơi cá cảnh. Lời khuyên ở những nơi đó thường hữu ích hơn lời khuyên từ cửa hàng bán thú cưng nói chung.
1 Tìm hiểu về loài cá đang nuôi càng nhiều càng tốt. Hướng dẫn bên dưới có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và là các bước ứng phó hữu ích nếu bể cá nhà bạn đột nhiên xuất hiện đầy cá con. Tuy nhiên, chăm sóc cá con là một thách thức thực sự, và bạn càng biết nhiều đặc điểm của loài cá đang nuôi thì càng tốt. - 2 Thay bộ lọc thường bằng bộ lọc bọt biển. Nếu đang dùng bộ lọc hút nước hoặc tạo dòng chảy, bạn hãy thay bằng bộ lọc bọt biển của cửa hàng cá cảnh. Nếu bạn không làm vậy, dòng nước có thể làm cho cá con kiệt sức, thậm chí chúng có thể bị hút vào bộ lọc và chết.
-
- Nếu cá bố mẹ đẻ trứng trong tổ và bảo vệ trứng khỏi những con cá khác, bạn hãy dùng lưới tách cá bố mẹ và trứng một bên và những con cá khác một bên.
- Nếu cá mẹ đẻ con hoặc đẻ trứng trong nước, bạn cần ngăn cá trưởng thành ở một bên lưới. Cá con có thể bơi qua lưới để tránh cá trưởng thành.
3 Cách ly cá. Nhiều người nhân giống cá lắp đặt một bể cá khác và chuyển trứng hoặc cá con sang đó. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm thì rất khó để tạo môi trường an toàn và ổn định trong thời gian ngắn. Thay vì thế, bạn có thể dùng lưới ngăn bằng nhựa mua ở cửa hàng cá cảnh để cách ly cá. Tùy vào từng loài, cá bố mẹ có thể chăm sóc hoặc ăn cá con, vì vậy bạn nên cố gắng tìm lời khuyên trên mạng phù hợp với loài cá đang nuôi. Nếu không thể, bạn hãy cách ly cá dựa trên hành vi của cá bố mẹ: -
- Nếu không đến cửa hàng cá cảnh được, bạn có thể cho cá con ăn lòng trắng trứng luộc kỹ ép qua vải thưa.
4 Cho cá ăn thức ăn của cá bột. Đôi khi bạn có thể mua một loại "thức ăn cho cá bột" ở cửa hàng cá cảnh, nhưng thường thì bạn cần chọn lựa giữa nhiều loại thức ăn cho cá. Trùng cỏ, thức ăn cá dạng lỏng hoặc luân trùng thường là an toàn cho cá bột. Tuy nhiên, cá sẽ cần thức ăn bổ sung khi lớn lên. Các loại thức ăn này có thể khác nhau tùy vào từng loài cá và kích cỡ cá. Hỏi nhân viên ở cửa hàng cá cảnh để biết loại thức ăn cho loài cá mà bạn đang nuôi. - 5 Chuẩn bị nuôi cá đến khi trưởng thành. Lắp đặt trước một bể cá khác nếu bạn định giữ lại một số cá. Nếu không, bạn hãy liên hệ trước với cửa hàng cá cảnh hoặc những người chơi cá cảnh để có kế hoạch bán hoặc cho cá con khi chúng đạt đến độ tuổi nào đó. Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu không muốn cá sinh sản, bạn cần tách riêng cá đực và cá cái. Nếu đã quá muộn, bạn nên liên hệ với cửa hàng bán cá cảnh. Họ có thể lấy cá.
Cảnh báo
- Nếu cá béo lên, di chuyển chậm chạp và vảy dựng lên, bạn cần tìm lời khuyên của chuyên gia hoặc ở các cửa hàng thú cưng. Có thể là cá bị bệnh chứ không phải mang thai.
- Trừ khi bạn tạo được môi trường thích hợp, bằng không, phần lớn hoặc toàn bộ cá con sẽ chết.
- Đừng bao giờ thả cá ra ngoài sông hồ tự nhiên, trừ khi đó chính là nơi bạn đã đem cá về nhà. Nếu không, có thể bạn sẽ vô tình đem đến sự xâm nhiễm phá hoại môi trường trong vùng.
Những thứ bạn cần
Nếu bạn muốn giữ cá con:
- Bể cá dự phòng nhỏ hoặc lưới ngăn
- Bộ lọc bọt biển nhỏ với máy bơm và phụ kiện
- Thức ăn cho cá bột
- Nơi thích hợp để nuôi cá con khi chúng lớn và bể trở nên chật chội
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếch Cách đểNuôi bọ ngựa Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cá Cách đểNuôi dế Cách đểNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống Cách đểLoại bỏ ếch nhái Cách đểChăm sóc rùa bỏ ăn Cách đểPhân biệt vịt trống và vịt mái Cách đểLàm tiêu bản côn trùng Cách đểPhân biệt giới tính của vẹt Cách đểNuôi nòng nọc Cách đểNhận biết cá betta mắc bệnh Cách đểBắt và chăm sóc nhện nhảy Cách đểPhân biệt cá vàng đực và cái Quảng cáoVề bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Marshall Stephens Chuyên gia thủy sinh Bài viết này đã được cùng viết bởi Marshall Stephens. Marshall Stephens là chuyên gia thủy sinh tại Private Oceans Aquariums thuộc West Palm Beach, Florida. Marshall có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sinh và chủ yếu tập trung vào các loài động vật nuôi nhốt. Anh am hiểu các loài thủy sinh nhiệt đới và biển, và là người đóng góp cho Trung tâm Sinh vật Biển Loggerhead tại Jupiter, Florida. Bài viết này đã được xem 99.487 lần. Chuyên mục: Động vật Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Hindi Tiếng Nhật Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếchCách đểNuôi bọ ngựaCách đểChữa bệnh bong bóng ở cáCách đểNuôi dếTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Động vật
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--350Từ khóa » Cá ôm Bầu Chết
-
Xem Nhiều 8/2022 # Tại Sao Cá Mái Đẻ Xong Chết, Ôm Bầu Chết ...
-
Tại Sao Cá Bảy Màu Của Tôi Lại Chết Trước Khi Sinh
-
Tại Sao Cá Mái đẻ Xong Chết, ôm Bầu Chết ? Hãy Cùng Xem Kỹ Thuật ...
-
Cá Bảy Màu Giống Không Qua Khỏi Do Ôm Bầu Quá To|MrMén TV!
-
Xem Nhiều 7/2022 # Tại Sao Cá Mái Đẻ Xong Chết, Ôm Bầu Chết ...
-
Hiện Tượng Lạ Của Cá 7 Màu ???? | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
19 Dấu Hiệu Thai Yếu điển Hình Mà Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm
-
Ép đẻ Cá Bảy Màu Như Thế Nào Cho Hiệu Quả??? - Mayaqua
-
Cách Làm Món Cá Lóc Hấp Bầu Thơm Ngon độc đáo - Bách Hóa XANH