Cách để Nhận Biết đồ Da Thật - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mallika Sharma. Mallika Sharma là kỹ thuật viên chăm sóc da thuộc và người sáng lập của The Leather Laundry - công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc đồ da cao cấp tại Ấn Độ. Mallika chuyên làm sạch, nhuộm màu, sửa chữa và phục hồi da giày, túi xách, áo khoác, ví, dây thắt lưng và ghế sofa. Cô có bằng thạc sĩ về tài chính và đầu tư của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Edinburgh. Mallika là kỹ thuật viên chăm sóc da thuộc và được đào tạo tại LTT - một công ty chăm sóc da thuộc danh tiếng toàn cầu tại Vương quốc Anh. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 6.758 lần.
Trong bài viết này: Phân biệt da thật với da giả Biết về các loại da thật Bài viết có liên quan Tham khảoCác món đồ da thật thuộc đẳng cấp khác với các món hàng làm từ sợi tổng hợp nhờ bề mặt tự nhiên, lộng lẫy và tao nhã của nó. Trên thị trường hiện nay có nhiều chất liệu tổng hợp trông như da thật với giá rẻ hơn nhiều. Ngoài ra còn có các sản phẩm chỉ được làm một phần từ da nguyên chất nhưng lại được gắn nhãn là “da thật” hoặc “làm bằng da thật”. Thuật ngữ lập lờ này được các nhà kinh doanh sử dụng để lừa dối người tiêu dùng. Nếu đang định mua một món đồ da xa xỉ đắt tiền, bạn nên biết phân biệt hàng da thật với hàng giả da.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 2:Phân biệt da thật với da giả
Tải về bản PDF-
- Real leather (da thật)
- Genuine leather (da lớp 3)
- Top/Full grain leather (da lớp 2/ lớp 1)
- Made with animal products (làm từ các sản phẩm động vật)[2]
1 Cẩn thận với mọi sản phẩm không cam đoan là da thật. Nếu một món đồ được gắn nhãn “chất liệu nhân tạo” thì chắc chắn đó là da tổng hợp. Nếu trên sản phẩm không ghi gì, rất có khả năng là nhà sản xuất muốn che giấu sự thật rằng món đồ đó không phải là da thật.[1] Tất nhiên là hàng đã qua sử dụng có thể mất nhãn mác, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều tự hào vì họ sử dụng da thật và sẽ ghi chú như sau: -
- Da thật có thể có các vết xước, vết nhăn hoặc nhàu – đó là dấu hiệu tốt!
- Lưu ý rằng, khi kỹ thuật của nhà sản xuất hoàn thiện hơn, các thiết kế của họ sẽ càng giống da thật hơn. Điều này khiến cho việc mua sắm qua mạng sẽ rất khó khăn, vì khi đó bạn chỉ được xem hình ảnh của món hàng.
2 Kiểm tra hạt da trên bề mặt sản phẩm, tức là những “nốt sần” và các lỗ nhỏ, để tìm các khuyết điểm và sự độc đáo chứng tỏ đó là da thật. Đối với đồ da, những điểm không hoàn hảo thực ra lại là điều tốt. Nhớ rằng da thật được làm từ da động vật, do đó mỗi tấm da cũng có một không hai như những con thú khoác bộ da đó. Các hạt đều đặn, bằng nhau và rất giống nhau thường chứng tỏ là chúng được tạo nên bằng máy. - 3 Ấn vào da, quan sát các nếp nhăn. Da thật sẽ nhăn lại khi bạn ấn vào, tương tự như da trên động vật. Chất liệu tổng hợp thường chỉ lún xuống dưới ngón tay ấn vào nhưng vẫn giữ nguyên độ cứng và hình dạng.[3]
-
- Nhớ rằng da thật chỉ làm từ da động vật. Da giả làm từ chất dẻo. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng da thật sẽ có mùi da động vật, còn da giả sẽ có mùi nhựa.
4 Ngửi đồ da, kiểm tra mùi mốc tự nhiên thay vì mùi như nhựa hoặc hóa chất. Nếu hoàn toàn không chắc là món đồ có mùi da thật, bạn hãy đến một cửa hàng bán đồ da thật và thử kiểm tra vài chiếc túi hoặc giày ở đó. Hỏi xem ở đó có bán đồ da tổng hợp không và cũng thử ngửi những món đồ đó. Khi đã biết mùi cần tìm, bạn sẽ không thể nhầm lẫn được. -
- Da thật sẽ chỉ cháy nhẹ và có mùi như tóc cháy.
- Da giả sẽ bắt lửa và có mùi như nhựa cháy.[4]
5 Thử bằng phương pháp đốt, nhưng bạn nên biết rằng cách này có thể làm hỏng một phần món đồ. Tuy rằng trong nhiều trường hợp thì tốt nhất là không nên đốt, nhưng cách thử này cũng có hiệu quả nếu bạn có thể chọn một khu vực nhỏ và không nhìn thấy để thử, chẳng hạn như mặt dưới của chiếc ghế xô-pha. Hơ trên ngọn lửa trong khoảng 5-10 giây để thử: - 6 Chú ý đến đường rìa của tấm da, vì da thật sẽ có rìa thô ráp, còn da giả có rìa mịn và thẳng tắp. Chất liệu tổng hợp sẽ trông như được như cắt ra từ máy. Da thật bao gồm nhiều sợi tưa ra tự nhiên ở các rìa. Da giả được làm từ chất dẻo không có sợi, cũng đồng nghĩa là các mép da sẽ được cắt gọn ghẽ.[5]
- 7 Gập món đồ da, quan sát sự thay đổi nhẹ về màu sắc nếu là da thật. Tương tự như “cách thử bằng nếp nhăn”, da thật có độ đàn hồi khi gập xuống, đồng thời thay đổi màu sắc và nhăn một cách tự nhiên. Da giả có độ cứng và đồng đều hơn, đồng thời cũng khó gập vào hơn so với da thật.[6]
- 8 Thử bằng cách nhỏ một giọt nước lên món đồ, vì da thật có tính hút ẩm. Nếu là đồ giả da, nước sẽ chỉ đọng lại trên bề mặt. Da thật sẽ hút giọt nước chỉ trong vài giây và cho biết đó có phải là da thật hay không.[7]
-
- Nếu giá của món đồ có vẻ như rẻ một cách khả nghi thì rất có thể nghi ngờ của bạn là đúng. Da thật không hề rẻ.
- Mặc dù mọi sản phẩm da thật đều đắt hơn đồ giả da nhiều, nhưng thực ra da thật cũng có nhiều loại, và giá cả cũng rất khác nhau.
9 Biết rằng hàng da thật rất hiếm khi có giá rẻ. Sản phẩm hoàn toàn làm từ da thật sẽ rất đắt. Chúng cũng thường được bán giá cố định. Bạn hãy dạo một vòng để biết giá của các sản phẩm da thật, da bán (semi leather), và da tổng hợp để hiểu về sự khác nhau giữa các loại da. Da bò có giá cao nhất trong số các loại da nhờ đặc tính bền và dễ thuộc. Split leather (da split) là lớp da bên dưới tách ra từ bề mặt da, rẻ hơn top grain leather hoặc belting leather (da ở lớp trên cùng). - 10 Không xét về màu sắc. Một món đồ nội thất bọc da màu xanh da trời sáng trông có vẻ không tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa nó không phải là da thật. Màu sắc và phẩm nhuộm có thể được thêm vào cả chất liệu da tự nhiên và da tổng hợp, do đó bạn có thể bỏ qua màu sắc, chỉ tập trung vào xúc giác, mùi và kết cấu để phân biệt hàng da thật và giả da. Quảng cáo
Biết về các loại da thật
Tải về bản PDF-
- Full Grain Leather (da lớp 1)
- Top Grain Leather (da lớp 2)
- Genuine Leather (da lớp 3)
- Bonded Leather (da cán)
1 Hiểu rằng "Genuine Leather" (da thật) là loại da thật được công nhận duy nhất trên thị trường. Hầu hết mọi người thường quan tâm đến việc phân biệt da thật và da giả. Tuy nhiên, những người sành sỏi đều biết rằng da thật cũng có nhiều hạng, trong đó "Genuine Leather" thực ra là loại da có chất lượng xếp gần chót. Các loại da thật khác được xếp từ hạng đắt tiền nhất đến rẻ nhất như sau: -
- Lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ tuyên bố sản phẩm của họ là "made with full grain leather" (làm bằng da lớp 1) cho dù chỉ có vài bộ phận của chiếc ghế hay xô-pha là được làm từ da lớp 1. Điều này cũng là một lý do khác giải thích tại sao người ta hiếm khi khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hàng hóa mà không trông thấy tận mắt.
2 Da "full grain" dành cho các sản phẩm thượng hạng. Loại da này chỉ sử dụng lớp da trên cùng (gần không khí nhất), là phần thô nhất, bền nhất và đẹp nhất. Da full grain không có lớp hoàn thiện bên trên, nghĩa là nó có các tính chất, nếp nhăn và màu sắc độc đáo. Lớp bề mặt da động vật có số lượng ít hơn, đồng thời quá trình xử lý độ thô ráp của da lớp 1 cũng khó hơn, vì vậy loại da này có giá cao là hợp lý. -
- Mặc dù không bền như da full grain, nhưng đây cũng là loại da chắc và được xử lý kỹ.
3 Tìm kiếm loại da "top grain leather" (da lớp 2) để mua các món đồ có chất lượng tốt với giá phải chăng hơn nhiều. Loại da "cao cấp" phổ biến nhất là da top grain lấy ra từ lớp da ngay bên dưới da full grain và được xử lý nhẹ để loại bỏ các khuyết điểm. Loại da này mịn hơn và đồng đều hơn da full grain nhưng cũng dễ xử lý hơn, nhờ đó giá cả cũng thấp hơn. -
- Nhớ rằng “genuine leather” (da “xịn”) là một loại da cụ thể, không mang nghĩa thông thường của cụm từ này. Nếu bạn đến cửa hàng bán đồ da và yêu cầu mua da “genuine leather”, họ sẽ nghĩ tới loại da này.
4 Biết rằng "genuine leather" (da lớp 3) thường có mặt da lộn hoặc có cảm giác như vậy. Genuine leather được lấy ra bằng cách bóc đi lớp da cao cấp hơn, bền chắc hơn trên bề mặt, sử dụng lớp da mềm hơn, dễ xử lý hơn bên dưới. Loại da này không bền bằng full grain hay top grain nhưng rẻ hơn nhiều vì có thể dễ dàng chế tạo được nhiều món hàng. -
- Vì chất lượng không cao, da cán thường được dùng làm bìa sách và các vật dụng nhỏ hơn và ít bị bào mòn hơn.[8]
5 Tránh xa da "bonded leather" (da cán), loại da làm từ bột da và da bào thật trộn với keo. Mặc dù cũng là da, nhưng loại này không phải là da nguyên tấm lấy ra từ lớp da động vật một cách thông thường. Các mảnh da bào được tập hợp từ nhiều loại da, được xay ra và trộn với dung dịch keo để làm thành mảnh da. Dù có giá rẻ, loại da này rất kém chất lượng.
Lời khuyên
- Luôn mua các sản phẩm da từ người bán có uy tín để tránh mua phải da tổng hợp, trừ khi bạn là người sống chay tịnh.
Cảnh báo
- Nếu muốn mua đồ da trên mạng, bạn hãy tìm những người bán và nhà môi giới có uy tín mà bạn biết rõ để tránh bị lừa.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLàm Thuyền Giấy Cách đểLàm nước xà phòng thổi bong bóng Cách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao su Cách đểGấp trái tim bằng tờ 1 đô la Cách đểGập hạc giấy Cách đểGấp Phi tiêu Ninja Cách đểLàm phẳng giấy bị vò nhàu Cách đểLàm phễu hoặc hình chóp bằng giấy Cách đểPhân biệt Ngà Thật và Xương Cách đểLàm ảo thuật với bộ bài Cách đểVẽ một Bông hoa Cách đểGấp máy bay giấy bay nhanh Cách đểLàm cứng đất sét sau khi nặn Cách đểHuýt sáo bằng Tay Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://motherhood.modernmom.com/test-real-leather-furniture-13439.html
- ↑ http://oneleaf.ca/difference-between-real-leather-and-fake-leather/
- ↑ http://www.ebay.com/gds/How-to-Tell-the-Difference-Between-Faux-Leather-and-Real-Leather-/10000000177636273/g.html
- ↑ http://www.maxmayo.com/style/how-to-tell-real-leather-from-fake-leather/#.VzzCDGb4Mpk
- ↑ http://www.jgshoe.com/2015/07/7-ways-to-compare-a-real-leather-and-a-faux-leather/
- ↑ http://www.sofasofa.co.uk/blog/how-to-identify-if-a-sofa-is-made-from-real-leather/
- ↑ http://www.jgshoe.com/2015/07/7-ways-to-compare-a-real-leather-and-a-faux-leather/
- ↑ http://www.saddlebackleather.com/craftsmanship/chpt4-leather-101-lesson-in-leather
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Mallika Sharma Chuyên gia chăm sóc da thuộc Bài viết này đã được cùng viết bởi Mallika Sharma. Mallika Sharma là kỹ thuật viên chăm sóc da thuộc và người sáng lập của The Leather Laundry - công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc đồ da cao cấp tại Ấn Độ. Mallika chuyên làm sạch, nhuộm màu, sửa chữa và phục hồi da giày, túi xách, áo khoác, ví, dây thắt lưng và ghế sofa. Cô có bằng thạc sĩ về tài chính và đầu tư của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Edinburgh. Mallika là kỹ thuật viên chăm sóc da thuộc và được đào tạo tại LTT - một công ty chăm sóc da thuộc danh tiếng toàn cầu tại Vương quốc Anh. Bài viết này đã được xem 6.758 lần. Chuyên mục: Sở thích & Thủ công mỹ nghệ Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Ả Rập Tiếng Italy Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Nhật Tiếng Hàn Tiếng Thái Tiếng Hindi- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLàm Thuyền GiấyCách đểLàm nước xà phòng thổi bong bóngCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểGấp trái tim bằng tờ 1 đô laTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sở thích và Thủ công Mỹ nghệ
- Sở thích & Thủ công mỹ nghệ
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--392Từ khóa » Cách Nhận Biết áo Da Thật Giả
-
Phân Biệt áo Da Thật Và Giả Da? Cách Bảo Quản Của Chúng
-
Hướng Dẫn Phân Biệt áo Da Thật Giả Bằng Mắt Thường Chuẩn 100%
-
6 Cách Nhận Biết ÁO DA BÒ THẬT ÍT NGƯỜI BIẾT
-
Cách đơn Giản để Nhận Biết áo Da Thật Chính Hãng
-
Cách Phân Biệt áo Da Thật Và áo Giả Da Trong 10 Giây - FTT Leather
-
Cách Nhận Biết áo Da Thật Giả Bằng Mắt Thường - GENTO Leather
-
Cách Phân Biệt áo Da Thật Chuẩn Nhất 2017, Cách Phân Biệt Năm ...
-
Cách Nhận Biết áo Da Thật Giả Và Cách Nhận Biết - Butuni Việt Nam
-
Mách Bạn 7 Cách Nhận Biết áo Da Thật Cực Chính Xác
-
PHÂN BIỆT ÁO KHOÁC DA THẬT VÀ DA GIẢ
-
Cách Phân Biệt áo Da Cừu Thật Và áo Da Cừu Giả - Butuni Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt áo Khoác Da Thật - Giả Siêu đơn Giản
-
Một Số Chia Sẻ để Phân Biệt áo Da Thật Và Giả Da
-
Cách Nhận Biết đồ Da Thật Hay Da Nhân Tạo