Cách để Nuôi Bọ Ngựa: 13 Bước (kèm Ảnh) - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 103 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 104.259 lần.
Trong bài viết này: Tìm bọ ngựa Làm nhà cho bọ ngựa Cho bọ ngựa ăn Nuôi cách ly bọ ngựa Cầm bọ ngựa Nhân giống Xem thêm 3... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoLà một loài côn trùng quyến rũ và có ở khắp mọi nơi trên trái đất, bọ ngựa là một lựa chọn tuyệt vời để nuôi làm thú cưng. Ngay cả những người không ưa côn trùng cũng thích thú với vẻ ngộ nghĩnh của bọ ngựa, vì chúng có thể xoay đầu qua sau vai để nhìn bạn (thực ra chúng là loài côn trùng duy nhất có thể làm được điều này!)[1]
Bọ ngựa có nhiều màu sắc, chẳng hạn như màu hồng trông như một bông hoa (bọ ngựa phong lan – Hymenopus coronatus) và màu trắng, mặc dù hầu hết chúng có màu nâu hoặc xanh lá. Loài bọ ngựa mà bạn có thể nuôi sẽ phụ thuộc vào nơi bạn sinh sống và môi trường của chúng ngoài thiên nhiên hoặc cửa hàng bán thú cưng trước khi bạn đem chúng về. Việc nuôi bọ ngựa cũng khá đơn giản, thú vị, và bạn có thể học thêm được nhiều điều về loài côn trùng độc đáo và ngô nghĩnh này chỉ bằng cách quan sát các hành vi hàng ngày của chúng.Các bước
Phần 1 Phần 1 của 6:Tìm bọ ngựa
Tải về bản PDF-
- Tìm ở những tán cây có nhiều côn trùng như dế và bướm sinh sống. Chúng vốn là thức ăn yêu thích của bọ ngựa.
- Quan sát thật kỹ. Loài côn trùng bé nhỏ này là bậc thầy về ngụy trang. Hầu hết bọ ngựa đều có thân hình mảnh mai màu xanh lá, tuy một số có thể mập mạp và có sắc xám, thậm chí hơi hồng. Một số trông như những bông hoa, nhưng hầu hết các loài bọ ngựa này sống ở châu Phi và châu Á. Bạn nên cố gắng hình dung xem bọ ngựa sẽ có vẻ ngoài như thế nào khi nó giả dạng như những bộ phận của cây cối; như vậy việc tìm kiếm sẽ dễ hơn.
1 Tìm một chú bọ ngựa. Bọ ngựa sống ở nhiều nơi trên trái đất và được đem đến Mỹ vào đầu thế kỷ 19 và từ đó đã trở thành sinh vật sống ngoài tự nhiên.[2] Nếu biết trong khu vực bạn sinh sống có bọ ngựa, bạn có thể nghĩ đến việc bắt chúng trong môi trường hoang dã. Bọ ngựa thường có chiều dài khoảng 7,5 cm và phần lớn có màu nâu hoặc xanh lá, có hình dạng như chiếc que hoặc lá cây, giúp chúng hòa vào môi trường xung quanh. - 2 Chọn hộp để đựng bọ ngựa. Tìm một chiếc hộp nhỏ để thả bọ ngựa vào khi bạn đã bắt được. Chiếc hộp này không cần phải quá rộng – kích thước 15 x 15 cm là đủ cho hầu hết loài bọ ngựa. Hộp đựng bọ ngựa nên thông thoáng, tốt nhất là làm bằng lưới hoặc lưới thép để bọ ngựa và con mồi của nó có chỗ bám. Ngoài ra hộp cũng cần có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng hộp đã từng đựng hóa chất bên trong để nhốt bọ ngựa.
- 3 Bắt bọ ngựa. Thường thì bạn không cần găng tay, trừ khi bạn sợ chạm vào côn trùng. Bạn chỉ cần đặt chiếc hộp phía trước con bọ ngựa, dùng que hoặc bàn tay lùa nó vào trong hộp nếu bạn không ngại. Chẳng mấy chốc con bọ ngựa sẽ tự nguyện tiến vào trong hộp. Nhớ đậy nắp hộp, vì bọ ngựa là loài vật thông minh, và chúng sẽ chớp mọi cơ hội để trốn thoát.
-
- Nếu bạn mua bọ ngựa, chúng thường được bán dưới dạng ấu trùng. Mỗi ấu trùng được đựng trong một hộp nhỏ.[3]
4 Mua bọ ngựa. Nếu không tìm được bọ ngựa ở nơi bạn sinh sống, bạn có thể đến cửa hàng bán thú cưng và hỏi xem họ có loài bọ ngựa nào thích hợp cho bạn không. Cách này sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn về các giống bọ ngựa, tùy theo luật của quốc gia bạn đang sống về việc nhập khẩu các loài côn trùng để làm thú cưng.
Làm nhà cho bọ ngựa
Tải về bản PDF-
- Cung cấp cho bọ ngựa các vật để leo trèo. Bọ ngựa thích leo lên những vật như que, cành cây, các cọc nhỏ, v.v…
- Trang trí bằng các tán cây, nhánh lá và các vật khác có trong tự nhiên cho phép bọ ngựa leo trèo. Một số người trồng cây xanh trong hộp sinh thái, vì bọ ngựa thích đậu trên cây.
- Bạn có thể duy trì độ ấm cho bọ ngựa bằng cách sử dụng đèn chiếu điểm hoặc tấm sưởi. Trao đổi với nhà cung cấp để xem họ có loại hàng nào thích hợp.
1 Chuẩn bị nhà cho những chú bọ ngựa của bạn. Bọ ngựa cần có môi trường sống tốt để được vui khỏe. Bạn hãy chọn một cấu trúc phù hợp cho bọ ngựa, ví dụ như hộp sinh thái. Cấu trúc này phải đủ rộng cho một chú bọ ngựa đang phát triển nếu bạn mua về khi còn trong giai đoạn ấu trùng và cần được giữ ấm trong khoảng 24ºC và nhiệt độ ban đêm thấp hơn vài độ.[4]
Cho bọ ngựa ăn
Tải về bản PDF-
- Đối với ấu trùng mua về từ cửa hàng: Cho ăn ruồi giấm, dế nhỏ, muỗi mắt, rệp cây và các loài bọ nhỏ khác.[5]
- Đối với bọ ngựa đã phát triển và đang trong giai đoạn lột xác (giai đoạn phát triển): Bắt đầu tăng kích thước của các con côn trùng và cho bọ ngựa ăn bình thường sau mỗi lần lột xác, nhưng bạn cần dọn dẹp nhưng con mồi mà nó không đụng đến, vì bọ ngựa có thể không ăn trong thời gian lột xác.
- Đối với bọ ngựa đã hoàn toàn trưởng thành, bạn sẽ phải bận rộn hơn khi cho chúng ăn: Bắt bướm, dế, cào cào, thậm chí cả ruồi. Trong tự nhiên, bọ ngựa ăn mọi con côn trùng mà nó có thể bắt và giữ được. Chúng còn có thể ăn ong mật, ong bắp cày, thậm chí cả những con chim nhỏ.[6] Tuy nhiên có lẽ bạn không muốn phải phiền hà với những loại thức ăn đó của bọ ngựa.
- Bạn không cần phải mua dế ở các cửa hàng thú cưng, mặc dù một số người nói rằng việc cho bọ ngựa ăn dế bắt được trong tự nhiên có thể khiến chúng bị bệnh. Điều này có thể đúng hoặc không đối với bọ ngựa nuôi ở các các cửa hàng, nhưng đối với bọ ngựa bắt được trong tự nhiên thì có lẽ không tốt. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng thú cưng chăm sóc hoặc cho dế ăn không đúng cách, do đó những con dế mắc bệnh có thể lây truyền cho bọ ngựa. Nếu còn phân vân, bạn có thể thử cho bọ ngựa ăn dế mua ở cửa hàng hoặc dế bắt được trong tự nhiên trong vài ngày với chế độ dinh dưỡng cao để kiểm soát vi khuẩn trong ruột của bọ ngựa, và chúng sẽ ổn.
- Không cho bọ ngựa ăn mồi sống có kích thước lớn hơn chúng, bằng không thì chính bọ ngựa sẽ bị ăn thịt.
- Bọ ngựa không ăn côn trùng đã chết.
1 Cho bọ ngựa ăn đúng cách. Nhu cầu về thức ăn của bọ ngựa sẽ khác nhau tùy vào giai đoạn sinh trưởng của chúng. Nói chung, bọ ngựa không cần nhiều thức ăn. - 2 Phun sương để cung cấp nước cho bọ ngựa. Mua bình xịt nước và xịt vào hộp nuôi bọ ngựa (nếu là hộp lưới). Nếu không, bạn có thể rót nước vào nắp chai và đặt vào hộp cho bọ ngựa uống. Nhớ rằng bọ ngựa thích trèo bám, vì vậy bạn nên cho nó những chiếc que để đậu lên khi uống nước.
-
- Khi dọn dẹp thức ăn thừa của bọ ngựa, bạn cũng cần dọn phân của chúng (viên phân).
3 Dọn sạch thức ăn thừa của bọ ngựa trong hộp nuôi. Bọ ngựa không có thói quen ăn gọn gàng; chúng sẽ để lại những mảnh vụn như chân, cánh, những bộ phận dai hoặc cứng mà chúng không thích ăn, v.v... và hàng ngày bạn sẽ phải dọn dẹp. Những mẩu vụn chất đống sẽ khiến bọ ngựa căng thẳng, và chúng sẽ không thích nghi tốt trong môi trường nhân tạo.
Nuôi cách ly bọ ngựa
Tải về bản PDF- 1 Tách riêng từng con bọ ngựa nếu bạn định nuôi nhiều con. Bọ ngựa rất phàm ăn các loại côn trùng, bao gồm cả đồng loại. Chúng là động vật săn mồi số một trong vương quốc côn trùng và sẽ rình rập hoặc chờ đợi cho đến khi có cơ hội, do đó bạn đừng tạo điều kiện cho chúng ăn thịt lẫn nhau.[7] Cung cấp một chỗ ở riêng biệt cho mỗi con bọ ngựa mà bạn định nuôi.
Cầm bọ ngựa
Tải về bản PDF-
- Khi làm vệ sinh hộp nuôi bọ ngựa, bạn đừng ngại bắt nó lên, nhưng có thể dùng găng tay nếu muốn.
1 Cẩn thận khi cầm bọ ngựa. Bọ ngựa rất mỏng manh, cho dù chúng có đáng vẻ mạnh mẽ. Bạn nên tránh bắt nó lên, vì việc này có nhiều rủi ro; nó có thể bị bóp chết nếu bạn quá tay, hoặc bạn sẽ bị bọ ngựa dùng càng chém để tự vệ.[8] Khi đó bạn sẽ bị giật mình hơn là đau, nhưng chú bọ ngựa của bạn chắc chắn sẽ bị stress và phòng vệ. Tốt nhất là bạn nên để cho chúng leo vào lòng bàn tay hay ngón tay khi chúng thư thái. Hãy kiên nhẫn! -
- Bọ ngựa có cánh khi trưởng thành, nghĩa là chúng biết bay. Nếu bạn muốn cầm chúng lên chơi, hãy đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào trước khi cho bọ ngựa ra khỏi hộp.
- Khi bọ ngựa lột xác, bạn hãy để nó yên và đừng đụng vào nó.[9] Nó sẽ trút bỏ bộ xương ngoài và phát triển lớp vỏ mới. Bạn có thể cầm bọ ngựa khi bộ xương ngoài mới đã ổn định.
2 Đừng ngại vuốt ve bọ ngựa. Dường như bọ ngựa rất thích được vuốt ve ở phần trên ngực. (Chỗ tiếp giáp càng và thân). - 3 Giữ vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay sau khi tiếp xúc với bọ ngựa, hộp nuôi bọ ngựa hoặc các vật trang trí trong hộp. Quảng cáo
Nhân giống
Tải về bản PDF-
- Chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng ấu trùng nếu bạn cho bọ ngựa cái giao phối. Bụng bọ ngựa cái sẽ lớn lên, đồng thời nó sẽ mất khả năng bay. Bọ ngựa cái thường đẻ trứng vào đầu mùa thu hoặc cuối mùa xuân. Đừng lo, bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cho đến khi trứng nở vào mùa xuân năm sau.
- Vỏ trứng bọ ngựa có một đường gờ nổi ở giữa trông gai mắt, nhưng bạn hãy gạt cảm giác đó qua một bên!
- Khi mùa xuân đến, trứng bọ ngựa sẽ nở, và ấu trùng bọ ngựa sẽ chui ra khỏi những lỗ nhỏ xíu trên vỏ trứng. Hãy cẩn thận – chúng có thể và sẽ ăn thịt lẫn nhau nếu không được tách ra, và khi đến giai đoạn lột xác, nhiều con bọ ngựa sẽ ngừng ăn trong một hoặc hai ngày để dễ ra khỏi vỏ hơn.
- Cho ăn như hướng dẫn ở trên.
- Bạn có thể thả những con bọ ngựa không muốn nuôi ra vườn.
1 Cân nhắc nhân giống bọ ngựa nếu bạn muốn nuôi thêm sau này. Bọ ngựa có vòng đời ngắn: 6 tháng từ khi bọ ngựa còn là ấu trùng đến khi trưởng thành và thêm 6 tháng nữa khi chúng đã trưởng thành.[10] Nếu được chăm sóc tốt, bọ ngựa có thể sống được một năm rưỡi ở môi trường dễ chịu trong nhà. Đầu tiên bạn cần xác định giới tính của bọ ngựa – con cái có 6 đốt ở dưới bụng, trong khi con đực có 8 đốt. Nếu chúng giao phối, con cái sẽ đẻ ra nhiều vỏ trứng (ootheca), và có thể ăn thịt con đực (những con cái không giao phối cũng vẫn có thể đẻ trứng, nhưng trứng sẽ không nở).
Lời khuyên
- Không chạm vào bọ ngựa khi chúng lột xác.
- Vỏ trứng bọ ngựa rất mỏng manh, vì vậy bạn nên cẩn thận.
- Bọ ngựa là sinh vật vô hại đối với con người.
- Xem danh sách các loài bọ ngựa của Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mantis_genera_and_species nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loài khác nhau.
- Không như nhiều người tưởng, bọ ngựa không có nguy cơ bị tuyệt chủng, và giết bọ ngựa không phải là hành vi phạm luật. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là bạn nên làm như vậy. Ở Mỹ, có thể bạn không được thả sinh vật không thuộc loài bản địa ra ngoài; hãy kiểm tra quy định ở địa phương nơi bạn sống.
- Không bắt bọ ngựa lên, trừ khi bạn biết là nó sẽ không cắn hoặc cào bạn.
- Mỗi vỏ trứng có thể chứa 75 đến 250 bọ ngựa.
- Không cắt cánh của bọ ngựa.
- Nếu nuôi bọ ngựa con, bạn phải cho nó uống nước hàng ngày.
- Khi bọ ngựa mang thai, bạn không nên cầm nó lên.
- Cho bọ ngựa ăn trước khi cầm lên chơi; như vậy bọ ngựa sẽ bình tĩnh hơn và ít có khả năng nó tấn công bạn.
- Có thể bạn không tìm được con bọ ngựa nào nếu trong vườn có sử dụng thuốc trừ sâu.
Cảnh báo
- Nuôi chung hai hoặc nhiều con bọ ngựa cùng một hộp là ý tưởng rất tồi. Bọ ngựa trưởng thành thường không sống hòa thuận, và chúng có thể ăn thịt lẫn nhau.
- Không dùng chất độc (chất diệt nấm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng) cho cây cỏ trong hộp nuôi bọ ngựa; các chất này sẽ giết chết bọ ngựa.
- Không để bọ ngựa ngoài trời ban đêm; chúng có thể bị giá lạnh đến chết nếu bạn sống trong vùng khi hậu lạnh.
- Không dùng bất cứ chất độc nào để làm vệ sinh hộp sinh thái. Dùng nước nóng và xà phòng nhẹ dịu nếu cần thiết. Bạn cũng có thể hỏi cửa hàng thú cưng về việc làm vệ sinh hộp nuôi bọ ngựa.
- Nếu nhân giống thành công bọ ngựa mua ở cửa hàng, bạn đừng thả chúng ra ngoài tự nhiên, trừ khi bạn chắc chắn những con bọ ngựa đó thuộc loài bản địa. Việc thả các loài sinh vật mới có thể làm mất cân bằng khu vực bạn đang sống và nói chung là phạm luật.
Những thứ bạn cần
- Hộp để bắt bọ ngựa (nếu cần)
- Hộp sinh thái hoặc chỗ ở của bọ ngựa
- Que, cành cây, v.v… để cho bọ ngựa leo trèo
- Các con mồi như sâu bọ, ruồi, v.v… như mô tả ở trên
- Tấm sưởi hoặc nguồn nhiệt khác để duy trì nhiệt độ thích hợp
- Đèn huỳnh quang như đèn LED (tùy ý)
- Cây thật, tán cây hoặc cây giả (tùy ý)
- Nền thấm nước, chẳng hạn như đất
- Găng tay (tùy ý)
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cá Cách đểPhân biệt giữa cóc và ếch Cách đểNuôi dế Cách đểNhận biết cá mang thai Cách đểLoại bỏ ếch nhái Cách đểNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống Cách đểPhân biệt vịt trống và vịt mái Cách đểLàm tiêu bản côn trùng Cách đểChăm sóc rùa bỏ ăn Cách đểPhân biệt giới tính của vẹt Cách đểNhận biết cá betta mắc bệnh Cách đểNuôi nòng nọc Cách đểCứu cá vàng sắp chết Cách đểNhận biết thỏ mang thai Quảng cáoTham khảo
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 173, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 172, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 172, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 173, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 174, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 174, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 173, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 174, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 175, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
- ↑ David Manning, Praying Mantis p. 174, in Need to know? Exotic Pets: Expert advice on buying and caring for unusual pets, (2008), ISBN 978-0-0726275-5
Về bài wikiHow này
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 103 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 104.259 lần. Chuyên mục: Động vật Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểChữa bệnh bong bóng ở cáCách đểPhân biệt giữa cóc và ếchCách đểNuôi dếCách đểNhận biết cá mang thaiTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Động vật
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--348Từ khóa » Bọ Ngựa Hoa Mai
-
Loài Bọ Ngựa đẹp Như... Hoa Lan - Tiền Phong
-
MYAN Jewelry - NGỰA HOA MAI: MỘT SẢN PHẨM KIM HOÀN ĐỘC...
-
Báo Hoa Mai Tấn Công – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Mai Xanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ẩn Mình Như Ninja, Báo Hoa Mai Tung Sát Chiêu Khiến Ngựa Vằn ...
-
Báo Hoa Mai Bị đàn Ngựa Vằn Truy đuổi - Nó Phải Làm Gì để Thoát Thân?
-
Cận Cảnh Loài Bọ Ngựa Phong Lan Tuyệt đẹp | Báo Dân Trí
-
Bọ Ngựa Ngụy Trang Thành Hoa Phong Lan, Săn Mồi Siêu đẳng
-
Bọ Ngựa
-
Bọ Ngựa - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Bọ Ngựa Vào Nhà
-
Bọ Ngựa Vào Nhà
-
Hoa Hay Bọ Ngựa? - Tuổi Trẻ Online
-
Đỏ Mắt 'soi' Những động Vật Hệt Như Hoa Cỏ - Báo Tuổi Trẻ
-
BỌ NGỰA HOA QUỶ KHỔNG LỒ - Ẩm Thực Việt