Cách để Phát Hiện Vết Cắn Của Bọ Chét - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 4.274 lần.
Trong bài viết này: Nhận diện vết cắn của bọ chét trên người Tìm vết cắn của bọ chét trên thú nuôi Ngăn ngừa bọ chét cắn Bài viết có liên quan Tham khảoBọ chét là loại côn trùng nhỏ, hay nhảy, có thể cắn người và các loài động vật máu nóng khác như chó mèo để hút máu. Bọ chét có kích thước nhỏ và nhanh nên thường khó phát hiện. Nếu nghi ngờ mình bị bọ chét cắn, bạn có thể quan sát vết cắn để tìm nguyên nhân. Nếu bạn nuôi thú cưng, có lẽ chúng cũng có các dấu hiệu bị bọ chét cắn. Bạn cũng có thể tìm thấy những con bọ chét và chất thải đặc trưng của chúng (phân bọ chét).
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Nhận diện vết cắn của bọ chét trên người
Tải về bản PDF-
- Do cách hút máu của bọ chét, các vết cắn của chúng thường xuất hiện thành các cụm nhỏ.
1 Kiểm tra các vết cắn trên chân và mắt cá chân. Bọ chét thường cắn người ở những bộ phận mà chúng dễ dàng tiếp cận từ mặt đất, chẳng hạn như bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân. Đôi khi, chúng cũng cắn ở những chỗ như vòng quanh thắt lưng (khoảng hở giữa áo và quần) hoặc xung quanh mép trên của tất.[1] -
- Bạn có thể trông thấy một lỗ thủng ở giữa vết cắn.
- Các vết cắn của bọ chét có thể chảy máu hoặc đóng vảy nếu bạn gãi nhiều.
2 Tìm các nốt đỏ, cứng. Không như vết cắn của các loài côn trùng khác, vết cắn của bọ chét thường không sưng mà chỉ là những nốt đỏ nhỏ, đôi khi có màu hồng nhạt ở giữa.[2] -
- Nếu có thể, bạn nên cố gắng tránh gãi quá nhiều. Vết cắn bị gãi nhiều có thể nhiễm trùng và khiến cho cơn ngứa còn tệ hơn.
- Thử bôi kem giảm ngứa, chẳng hạn như lotion calamine hoặc một loại kem kháng histamine.
3 Lưu ý cảm giác ngứa hoặc đau. Một trong các biểu hiện chính của vết cắn của bọ chét là cảm giác ngứa dữ dội, mặc dù mức độ ngứa ở mỗi người có thể khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể có cảm giác đau.[3] -
Cảnh báo: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng do bọ chét cắn rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị côn trùng cắn hoặc đốt mà có các triệu chứng như khó thở, buồn nôn hoặc nôn, sưng trên mặt, môi, miệng hoặc lưỡi.[5]
4 Xem xét các vết phồng rộp nếu bạn bị mẫn cảm với vết cắn của bọ chét. Nếu bị dị ứng với vết cắn của bọ chét, có thể bạn sẽ gặp phải các phản ứng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, vết cắn có thể sưng và phồng rộp ở giữa, cuối cùng sẽ rách và đóng vẩy cứng.[4] -
- Bạn có thể tìm thấy bọ chét trên bàn chân hoặc mắt cá chân dễ dàng hơn nếu bạn đi tất trắng hoặc sáng màu.
5 Chú ý tìm những con bọ chét. Nếu nghĩ mình bị bó chét cắn, bạn hãy tìm xem có thấy chúng không. Bọ chét có kích thước nhỏ (khoảng 1-3 mm chiều dài, hoặc nhỏ hơn hạt vừng một chút), màu đen hoặc nâu sẫm và hay nhảy. Bạn cũng có thể thấy chúng luồn lách trong lông người hoặc động vật. Chúng không có cánh.[6]
Tìm vết cắn của bọ chét trên thú nuôi
Tải về bản PDF-
- Động vật bị bọ chét quấy rầy cũng có thể bồn chồn hoặc bứt rứt.
1 Để ý hành vi gãi hoặc nhay cắn liên tục. Nếu thú cưng của bạn bị bọ chét cắn, chúng sẽ bị ngứa dữ dội. Bạn có thể thấy chú chó hoặc mèo của mình liên tục gãi hoặc nhay những khu vực mà chân của chúng không với tới.[7] -
- Mèo bị dị ứng với bọ chét thường bị rụng lông từng mảng lớn trên cơ thể, trong khi chó thường bị rụng lông xung quanh gốc đuôi.[10]
2 Kiểm tra những mảng lông thưa, sần sùi, loang lổ. Nếu thú cưng của bạn gãi và nhay cắn quá nhiều, lông của chúng có thể bị tổn thương hoặc hao mòn. Thêm vào đó, các dị nguyên trong nước bọt của bọ chét có thể gây rụng lông.[8] Bạn hãy kiểm tra chó mèo của mình để tìm các đốm trụi lông và sần sùi hoặc những mảng lông bẩn một cách bất thường.[9] -
- Bạn cũng có thể thấy các nốt đỏ ngứa hoặc các vùng da dày và biến màu.
- Nếu thú cưng của bạn bị dị ứng với bọ chét, chúng có thể có các vết loét rỉ mủ hoặc đóng vảy.
Chú ý: Các vết cắn của bọ chét bị kích ứng ở chó hoặc mèo thỉnh thoảng có thể bị nhiễm trùng. Hãy chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng như các vết loét chảy mủ có mùi hôi.
3 Chú ý các đốm vẩy và vết loét trên da. Thú cưng bị bọ chét cắn có thể bị nổi các nốt và vảy hiện rõ, đặc biệt là ở những vị tri mà chúng hay gãi hoặc nhay nhiều nhất.[11] Hãy tìm những vết loét và vảy ở những vị trí như đuôi, mông, chân và cổ. -
- Thử chải lông thú cưng trên một bề mặt màu trắng như một mảnh vải hoặc giấy trắng để nếu có bọ chét hoặc phân bọ chét thì sẽ dễ thấy hơn.
- Để ngăn chặn bọ chét trốn thoát và bò khắp nhà, bạn cũng có thể cho thú cưng vào bồn rửa hoặc bồn tắm có một ít nước xà phòng để chải lông. Như vậy, bất cứ con bọ chét nào rơi ra khỏi lông thú cưng đều sẽ chết khi chúng rớt xuống nước.
- Vì phân bọ chét chủ yếu do máu tạo thành, nó sẽ chuyển thành màu đỏ hoặc nâu đỏ khi trộn với nước.
- Tập trung vào các bộ phận trên cơ thể động vật mà bọ chét thường hoạt động nhiều nhất. Ví dụ, bọ chét thường tụ tập nhất ở tai, cổ, lưng dưới và gốc đuôi của chó.[13] Ở mèo, bọ chét có thể tập trung trên gáy và đỉnh đầu.[14]
4 Kiêm tra lông của thú cưng và ổ nằm của chúng để tìm phân bọ chét. Ngay cả khi không nhìn thấy bọ chét, bạn vẫn có thể phát hiện manh mối của bọ chét qua các hạt màu đen trên lông thú cưng và ổ nằm của chúng. Hãy thử lấy lược chải qua lông của thú cưng xem bạn có thấy phân bọ chét hoặc chính những con bọ chét không.[12]
Ngăn ngừa bọ chét cắn
Tải về bản PDF-
- Nếu bạn có cho thú cưng ra ngoài, hãy bảo vệ chúng bằng cách đeo vòng cổ chống bọ chét hoặc dùng các loại thuốc ngoài da trị bọ chét thông thường.
- Một số địa điểm ngoài trời có khả năng nhiễm bọ chét cao hơn những nơi khác. Nếu bạn nhận thấy thú cưng của mình cứ đến một công viên nào đó về nhà là lại bị nhiễm bọ chét, hãy thử dẫn chúng đến những nơi khác một thời gian xem tình hình có cải thiện không.
1 Giữ thú cưng trong nhà nếu có thể. Nếu bạn bị bọ chét cắn thì rất có thể một vật nuôi nào đó của bạn đã bị nhiễm bọ chét. Các vật nuôi như chó và mèo có thể dễ dàng bị lây bọ chét khi ra ngoài trời, do đó một trong các cách tốt nhất để ngăn chặn bọ chét vào nhà là giữ thú cưng ở trong nhà càng nhiều càng tốt.[15] -
- Thuốc trị bọ chét an toàn cho loài vật này có thể không an toàn cho loài vật khác.[17] Ví dụ, bạn đừng bao giờ trị bọ chét cho mèo bằng thuốc có chứa permethrin.[18]
- Một số lựa chọn tốt để trị bọ chét bao gồm các loại thuốc tại chỗ như Frontline và Advantage, hoặc dầu tắm trị bọ chét như Adams Flea & Tick Shampoo.
- Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều loại thuốc uống tác dụng nhanh và hữu hiệu cho các trường hợp nhiễm bọ chét nghiêm trọng. Một số nhãn hiệu được ưa chuộng bao gồm Sentry Capguard và PetArmor Fastcaps.
- Bạn cũng có thể mua vòng cổ trị bọ chét để ngăn ngừa bọ chét xâm nhiễm. Tuy nhiên, một số sản phẩm có chứa thuốc diệt côn trùng nguy hiểm đối với thú cưng và con người như tetrachlorvinphos, carbaryl, và propoxur.[19]
2 Trị bọ chét cho thú cưng bị nhiễm ngay lập tức. Nếu thú cưng của bạn bị nhiễm bọ chét, việc nhanh chóng trị cho chúng có thể giúp giảm nguy cơ bị bọ chét cắn. Bạn hãy thường xuyên loại bỏ bọ chét và trứng trên lông thú cưng, tắm cho chúng bằng dầu tắm trị bọ chét hoặc thuốc trị côn trùng an toàn cho thú cưng.[16] -
- Nếu bạn không giặt được ổ nằm của thú cưng hoặc nếu nó dính đầy phân bọ chét và vảy da thú cưng, hãy vứt đi và thay cái mới.
- Bạn cũng nên giặt đồ chơi bằng vải của thú cưng và những thứ mà chúng hay nằm ngủ trên đó như thảm hoặc chăn.
- Nếu thú cưng thường thích ngủ trên giường của bạn, hãy giặt ga trải giường và các đồ vải trên giường.
3 Làm sạch ổ nằm của thú cưng thường xuyên. Trứng, ấu trùng và nhộng của bọ chét có thể bám vào những nơi mà thú cưng của bạn thường chơi và ngủ. Để ngăn ngừa tái nhiễm bọ chét, bạn hãy hút bụi ổ nằm của thú cưng và giặt ở chế độ giặt ngâm với nước nóng.[20] -
- Sau khi hút bụi, bạn nhớ đổ ngay ngăn rác của máy hút bụi hoặc tháo túi rác ra và vứt ra khỏi nhà.
4 Hút bụi sàn, thảm và đồ nội thất. Ngoài việc làm sạch những khu vực thú cưng thường nằm, bạn cũng nên tổng vệ sinh cả căn nhà để loại bỏ trứng và nhộng của bọ chét trước khi chúng kịp nở. Thường xuyên hút bụi toàn bộ nhà, đặc biệt là ở những khu vực mà thú cưng thường ở.[21] -
- Thuốc diệt bọ chét có dạng xịt hoặc “bom diệt bọ chét” hoạt động bằng cách phun khắp nơi trong nhà.
- Có thể bạn cần phải dùng thuốc diệt côn trùng lần nữa sau 2 tuần để đảm bảo loại bỏ tất cả những con bọ chét nở ra sau lần xịt thuốc đầu tiên.
Cảnh báo: Đọc kỹ mọi hướng dẫn an toàn trước khi sử dụng thuốc trị bọ chét trong nhà. Có thể bạn cần nhốt thú cưng ở ngoài trong suốt thời gian xử lý bọ chét để chúng không bị phơi nhiễm với các hoá chất độc hại.
Quảng cáo 5 Thử dùng thuốc diệt côn trùng toàn bộ nhà trong trường hợp xâm nhiễm bọ chét nghiêm trọng. Nếu bọ chét làn tràn khắp nơi trong nhà, tốt nhất là bạn nên xử lý cả căn nhà bằng thuốc diệt côn trùng. Bạn có thể mua thuốc trị bọ chét không kê toa hoặc gọi cho dịch vụ diệt trừ dịch hại chuyên nghiệp đến xử lý.[22]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểHút Thuốc lá Cách đểKích thích đi tiểu Cách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Cách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Cách đểTỉnh cần sa Cách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Cách đểNgừng hút cần sa Cách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Cách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Cách đểNgất xỉu An toàn Cách đểLấy tóc ra khỏi họng Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://extension2.missouri.edu/g7380
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/311941.php
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://extension2.missouri.edu/g7380
- ↑ https://extension2.missouri.edu/g7380
- ↑ https://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/general/fleas
- ↑ http://www.vetstreet.com/care/flea-allergy-dermatitis-in-cats-and-dogs
- ↑ http://www.vetstreet.com/care/flea-allergy-dermatitis-in-cats-and-dogs
- ↑ https://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/general/fleas
- ↑ https://www.akc.org/expert-advice/health/flea-bites-on-dogs/
- ↑ https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/cornell-feline-health-center/health-information/feline-health-topics/fleas-source-torment-your-cat
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://www.dermnetnz.org/topics/flea-bite/
- ↑ https://vcahospitals.com/know-your-pet/flea-control-in-cats
- ↑ https://www.npr.org/sections/health-shots/2018/07/11/627843581/if-you-spray-your-clothes-with-permethrin-be-careful-around-the-cat
- ↑ https://www.nrdc.org/stories/nontoxic-ways-protect-your-pet
- ↑ http://www.barnegatanimalclinic.com/wp-content/uploads/2015/08/How-to-handle-fleas.pdf
- ↑ https://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/general/fleas
- ↑ https://extension2.missouri.edu/g7380
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Ray Spragley, DVM Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 4.274 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Đức Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Indonesia Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Bồ Đào Nha- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểHút Thuốc láCách đểKích thích đi tiểuCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sức khỏe Tổng quan
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--453Từ khóa » Hình ảnh Bị Bọ Chó đốt
-
Bọ Chét Cắn Có Nguy Hiểm Hay Không? - 3 Sai Lầm Khi Điều Trị ...
-
Bọ Chét Cắn - Hello Bacsi
-
Phân Biệt Các Vết đốt Của Côn Trùng Khi Nuôi Chó Mèo
-
Sẩn Ngứa Do Bọ Chét - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Vết Cắn Của Bọ Chét: Chúng Trông Như Thế Nào, Cách điều Trị
-
Bị Bọ Chét Cắn Phải Làm Gì? Cách Phòng Tránh Bọ Chét Cắn Hiệu Quả ...
-
Vết Cắn Của Bọ Chét | Kiểm Soát Côn Trùng Rentokil Việt Nam
-
Người Bị Ve Chó Cắn Phải Làm Sao? Dấu Hiệu & Cách Xử Lý Khi Bị Ve ...
-
Ve Chó Có Cắn Người Không? Vết Ve Chó Cắn Có Hình Dạng Gì?
-
Trẻ Bị Bọ Ve Cắn: Cách Xử Lý | Vinmec
-
Vết Côn Trùng Cắn - Cách Nhận Biết, Phân Biết Và Hình ảnh Chi Tiết
-
Cách Phân Biệt Các Loại Vết đốt Của Côn Trùng - Chi Tiết Tin Tức
-
Côn Trùng đốt - Viện Sốt Rét