Cách để Sử Dụng Máy Vi Tính - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 31.854 lần.
Trong bài viết này: Bắt đầu Học các lệnh máy tính cơ bản Kết nối internet Mở rộng tính năng của máy tính Xử lý sự cố với máy tính của bạn Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quanBạn có thể làm vô số điều hay ho với máy tính, nhưng nếu chỉ mới bắt đầu làm quen với nó thì có thể bạn sẽ cảm thấy khá khó khăn. May mắn là máy tính đang ngày càng trở nên đơn giản hơn và bạn có thể dùng được máy tính chỉ trong vài phút. Hãy đọc tiếp những chỉ dẫn dưới đây để bắt đầu sử dụng máy tính một cách chuyên nghiệp, từ việc thiết lập máy tính mới cho đến lướt web an toàn và cài đặt những chương trình yêu thích của bạn.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 5:Bắt đầu
Tải về bản PDF-
- Đây chỉ là những thứ cần được kết nối để có thể sử dụng được máy tính. Bạn có thể bổ sung thêm các thiết bị ngoại vi và phụ kiện sau.
- Mọi thứ đơn giản hơn nhiều với laptop mới. Bạn chỉ việc cắm điện cho laptop để chắc chắn là nó đang được sạc và nhấn nút nguồn để bắt đầu.
1 Thiết lập máy tính của bạn. Nếu đó là máy tính để bàn mới, bạn sẽ phải thao tác đôi chút trước khi sử dụng. Sau khi tìm được chỗ gần bàn để đặt thùng máy, bạn sẽ phải kết nối màn hình, bàn phím, chuột cũng như cắm điện cho thùng máy. -
- Nếu máy tính được thiết lập ở chế độ công khai, bạn nên dùng mật khẩu mạnh để bảo vệ thông tin cá nhân. Đây là điều mà bạn nên làm, kể cả khi đó là máy tính dùng trong gia đình.
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong Windows 7
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong Windows 8
- Tham khảo thêm cách tạo tài khoản người sử dụng mới trong OS X
2 Tạo tài khoản người sử dụng. Nếu đây là lần sử dụng máy tính đầu tiên, nhiều khả năng bạn sẽ được yêu cầu tạo tài khoản người sử dụng khi bật máy tính. Tài khoản này sẽ lưu giữ mọi tài liệu, hình ảnh, tập tin được tải về hay bất kỳ tập tin nào khác mà bạn đã tạo ra. -
- Trình đơn Start nằm ở góc dưới bên trái màn hình là nét đặc trưng của các hệ điều hành Windows (trừ Windows 8). Trình đơn này cho phép truy cập nhanh vào những thiết lập và chương trình đã được cài đặt.
- Windows 8 đã thay thế trình đơn Start bằng màn hình Start. Dù chức năng gần như không đổi nhưng ở đây, về cơ bản thì cách thức trình bày thông tin đã được thay đổi.
- OS X cho phép bạn sử dụng nhiều màn hình để sắp xếp và kiểm soát mọi thứ. Bạn có thể tham khảo thêm để biết cách vận dụng tính năng đa màn hình này.
3 Làm quen với màn hình. Là khu vực làm việc chính của máy tính, màn hình thường là nơi được ghé thăm nhiều nhất trong máy tính của bạn. Xuất hiện mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản, trên màn hình có biểu tượng cũng như lối tắt của những tập tin và chương trình thường xuyên được sử dụng nhất. Tùy vào hệ điều hành, màn hình sẽ có thiết kế và tính năng nhất định. -
- Học cách điều hướng bằng chuột. Đem lại khả năng kiểm soát và điều hướng chính xác, chuột là thiết bị cần thiết cho rất nhiều hoạt động. Việc làm quen với các thao tác sử dụng chuột sẽ giữ vai trò không nhỏ trong công cuộc trở nên thành thạo với máy tính của bạn.
- Tập dùng một số phím tắt để cải thiện tốc độ làm việc. Phím tắt là sự kết hợp của một số phím mà khi được ấn, sẽ kích hoạt chức năng nào đó trong chương trình hay hệ điều hành đang chạy. Chẳng hạn như, với hầu hết chương trình có tính năng lưu tập tin, bạn có thể nhấn Ctrl+S (⌘ Cmd+S trên máy Mac) để chương trình tự động lưu tập tin hiện tại của bạn.
4 Học kiến thức cơ bản về chuột và bàn phím máy tính. Chuột và bàn phím là phương tiện tương tác với máy tính chính. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để làm quen với cách thức hoạt động của chúng cũng như cách mà bạn có thể tương tác với hệ điều hành và các chương trình của mình. - 5 Khởi động một số ứng dụng được cài sẵn. Kể cả khi tự dựng máy tính thì bạn vẫn có thể sử dụng một số ứng dụng và tiện ích cài sẵn mà không phải cài đặt gì thêm. Nếu đang sử dụng Windows, hãy nhấp vào trình đơn Start và duyệt qua các chương trình sẵn có. Nếu đó là máy Mac, hãy kiểm tra thanh công cụ Dock và thư mục Applications (Ứng dụng).
-
- Nếu dùng hệ điều hành Windows, bạn có thể bắt đầu với việc cài đặt Microsoft Office. Soạn thảo văn bản là một trong những mục đích sử dụng máy tính chính của rất nhiều người và quả thật, việc truy cập được vào trình soạn thảo văn bản là vô giá. Bản dùng thử của trình soạn thảo này thường được cài sẵn trên máy tính chạy Windows.
- Việc cài đặt phần mềm trên máy Mac khác biệt đôi chút so với việc cài đặt trên Windows. Đó chủ yếu là do kết cấu cơ bản của hệ điều hành Mac. Nhiều người dùng Mac cảm thấy việc cài đặt và quản lý chương trình trên OS X dễ hơn nhiều so với trên Windows.
6 Cài đặt chương trình đầu tiên của bạn. Dù sử dụng máy tính gì thì bạn cũng sẽ phải cài đặt thêm phần mềm, điều đó gần như là hiển nhiên. Thường thì sẽ không có gì phức tạp bởi hầu hết chương trình đều có chỉ dẫn rõ ràng cho từng bước cài đặt.
Học các lệnh máy tính cơ bản
Tải về bản PDF- Ctrl+A (PC) hoặc ⌘ Cmd+A (Mac) để chọn mọi thứ có trong vị trí hiện tại của bạn. Một khi đã chọn xong văn bản hay tập tin, bạn có thể tiếp tục với khá nhiều lựa chọn. 1 Chọn tập tin và văn bản. Bạn có thể dùng chuột hoặc phím tắt để chọn tập tin trên máy tính hay văn bản trong tài liệu và website. Hãy nhấp và kéo chuột qua đoạn văn bản mà bạn muốn chọn hoặc nhấn
-
- Với PC, bạn có thể sao chép bằng cách nhấn Ctrl+C và dán bằng tổ hợp phím Ctrl+V. Bạn cũng có thể làm vậy bằng cách nhấp chuột phải vào tập tin hay văn bản được chọn và chọn tùy chọn phù hợp từ trình đơn được thả xuống.
- Với Mac, bạn có thể sao chép bằng cách nhấn ⌘ Cmd+C và dán bằng tổ hợp phím ⌘ Cmd+V. Bạn cũng có thể làm vậy bằng cách nhấp chuột phải vào tập tin hay văn bản được chọn và chọn tùy chọn phù hợp từ trình đơn được thả xuống.
2 Sao chép và dán. Sao chép và dán là một trong những thao tác được dùng nhiều nhất sau khi văn bản hay tập tin đã được chọn xong. "Sao chép" một tập tin hay văn bản sẽ tạo một bản copy trên bảng tạm của máy tính mà không làm ảnh hưởng đến tập tin hay văn bản gốc. Tiếp đến, bạn có thể "Paste" (Dán) tập tin hay văn bản ở nơi khác. - Ctrl+S (PC) hoặc ⌘ Cmd+S (Mac).
- Nếu trên máy có nhiều tập tin quan trọng, bạn nên cân nhắc thiết lập hệ thống sao lưu. Nhờ đó, bạn sẽ có ít nhất một bản sao dự phòng cho mọi tập tin quan trọng trong trường hợp có chuyện xảy ra với máy tính. Windows và Mac OS X đều có các tùy chọn sao lưu được tích hợp sẵn trong hệ điều hành.
3 Lưu và mở tập tin. Nhiều chương trình, chẳng hạn như trình soạn thảo văn bản, trình chỉnh sửa ảnh hay nhiều chương trình khác nữa cho phép bạn tạo và lưu tài liệu và tập tin. Với máy tính, thường xuyên nhấn lưu là việc làm khôn ngoan bởi bạn sẽ chẳng thể nào biết được khi nào thì mất điện và hàng giờ làm việc bỗng nhiên trở thành công cốc chỉ vì chưa được lưu. Hãy tạo cho mình thói quen lưu thường xuyên và tạo bản sao mới khi định điều chỉnh nhiều trên tập tin nào đó. Hầu hết chương trình có chức năng lưu đều cho phép lưu nhanh nội dung làm việc bằng cách nhấn - 4 Tìm và sắp xếp tập tin. Khi bạn sử dụng máy tính đủ lâu, tập hợp các tài liệu, phim ảnh và tập tin của bạn có thể sẽ bắt đầu trở nên khó kiểm soát. Hãy dành chút thời gian sắp xếp các thư mục cá nhân của bạn. Bạn có thể tạo nhiều thư mục mới để truy cập thông tin được dễ dàng. Quảng cáo
Kết nối internet
Tải về bản PDF-
- Kết nối máy tính đến mạng không dây (Wi-Fi). Nếu nhà, văn phòng hay trường học của bạn có mạng không dây, bạn có thể dùng máy tính để kết nối đến mạng không dây đó. Hầu hết laptop đều có thể kết nối đến mạng không dây một cách dễ dàng, nhưng một số máy tính để bàn có thể sẽ cần được cài đặt card mạng không dây.
- Kết nối có dây thường nhanh và ổn định hơn. Nếu máy tính nằm gần điểm truy cập internet (bộ điều giải hoặc bộ định tuyến), bạn nên cân nhắc sử dụng cáp Ethernet để nối mạng cho máy tính, đặc biệt là máy tính để bàn bởi thường thì chúng sẽ được bố trí ở một nơi cố định. Không những loại bỏ được khả năng bị nhiễu, kết nối có dây còn có tốc độ truyền nhanh hơn rất nhiều so với kết nối không dây.
1 Thiết lập kết nối. Để kết nối internet, máy tính của bạn cần có quyền truy cập vào một kết nối internet nào đó. Đó có thể là mạng không dây hoặc kết nối trực tiếp đến bộ điều giải hay bộ định tuyến, tùy vào cách cấu hình của mạng và khả năng của máy tính. -
- Google Chrome là một trong những trình duyệt thay thế phổ biến nhất hiện nay; nó cho phép bạn kết nối và đồng bộ với tài khoản Google. Chrome được cung cấp miễn phí từ Google.
- Firefox là một trình duyệt miễn phí phổ biến khác. Trình duyệt này có khả năng tùy biến cao cùng nhiều tùy chọn bảo mật mạnh mẽ.
2 Mở trình duyệt web. Đó là phần mềm cho phép bạn xem các trang web, video trực tuyến, tải tập tin và thực hiện hầu như mọi điều liên quan đến internet khác. Theo mặc định, máy tính nào cũng có trình duyệt được cài sẵn (Internet Explorer trên Windows, Safari trên Mac, và Firefox trên Linux). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn một số trình duyệt thay thế phổ biến khác. - 3 Cài đặt phần mềm diệt vi-rút. Trước khi khám phá internet, bạn nên cài đặt phần mềm diệt vi-rút. Bảo vệ máy tính khỏi vi-rút và những phần mềm độc hại khác, những chương trình này gần như không thể thiếu khi kết nối internet. Hầu hết máy tính đều được cài sẵn phiên bản dùng thử của phần mềm diệt vi-rút nào đó. Tuy nhiên, vẫn còn vô số phần mềm thay thế mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí khác cho bạn lựa chọn.
- 4 Lướt web an toàn. Trên mạng có rất nhiều thứ độc hại: hãy đảm bảo là mình được an toàn khi duyệt web. Đừng đưa thông tin cá nhân, chỉ tải từ những nguồn đáng tin cậy, tránh xa vi-rút, những trò lừa đảo cũng như các hoạt động nguy hiểm và phạm pháp khác.
- 5 Gửi email. Ngày nay, email là một trong những phương thức liên lạc phổ biến nhất, và gửi email là một kỹ năng máy tính vô cùng quan trọng. Bạn có thể thiết lập tài khoản email miễn phí với nhiều dịch vụ email khác nhau và soạn email chỉ trong vài phút.
- 6 Tải tập tin. Internet tràn ngập đủ mọi loại tập tin mà bạn có thể tải về máy tính. Phổ biến trong số đó là hình ảnh, nhạc và các chương trình phần mềm. Bạn có thể tìm tập tin để tải về ở hàng ngàn địa chỉ và tiến hành tải về theo vô số cách khác nhau. Quảng cáo
Mở rộng tính năng của máy tính
Tải về bản PDF- 1 Cài đặt máy in. Nếu đang định thiết lập một văn phòng tại nhà hoặc sử dụng máy tính cho trường học, nhiều khả năng sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ cần đến máy in. Việc cài đặt máy in trên máy tính đời mới là vô cùng đơn giản: bạn chỉ việc cắm máy in vào một trong những cổng USB còn trống của máy tính. Hệ điều hành sẽ làm nốt phần việc còn lại.
- 2 Thiết lập mạng tại gia. Mạng cho phép nhiều máy tính tương tác với nhau và chia sẻ kết nối internet. Việc kết nối tất cả máy tính và thiết bị đem lại khả năng truy cập nhanh tập tin giữa các thiết bị, cho phép mọi thành viên trong mạng sử dụng máy in chung để in, cùng chơi game và nhiều tiên ích khác nữa. Để thiết lập mạng, bạn cần bộ định tuyến hoặc thiết bị chuyển mạng. Toàn bộ thiết bị đều sẽ kết nối đến phần cứng này, bằng kết nối không dây hoặc qua cáp Ethernet.
- 3 Cài đặt webcam hoặc micro. Với webcam, bạn có thể chat video cùng bạn bè và gia đình từ khắp nơi trên thế giới thông qua những chương trình như Skype và Google+. Cũng như hầu hết thiết bị ngoại vi máy tính khác, thường thì webcam tự cài đặt ngay khi được cắm vào. Hầu hết webcam kết nối với máy tính qua cổng USB và nhiều laptop được trang bị sẵn webcam.
- 4 Thêm loa. Dù gần như laptop nào cũng được trang bị sẵn loa, với máy tính để bàn, thường thì bạn sẽ cần đến tai nghe hoặc loa ngoài để nghe được âm thanh. Hầu hết máy tính đều được tích hợp sẵn các đầu nối loa ở mặt sau của thùng máy. Nhìn chung, loa máy tính được đánh dấu bằng màu sắc: bạn sẽ chỉ phải cắm đầu cắm có màu của tai nghe vào đúng cổng tương ứng dành cho nó.
-
- Tham khảo thêm bài viết về cách kết nối máy Mac với TV.
- Kết nối laptop với TV.
- Kết nối máy tính để bàn với TV.
5 Kết nối máy tính với TV. Nếu máy tính nằm gần TV, hoặc nếu đặt được laptop gần đó, bạn có thể tạo rạp hát ngay tại nhà bằng cách cho hiển thị hình ảnh trên TV. Với cáp phù hợp, bạn còn có thể phát âm thanh trên loa TV hoặc dàn âm thanh tại nhà của bạn.
Xử lý sự cố với máy tính của bạn
Tải về bản PDF-
- Điều đầu tiên mà bạn nên làm mỗi khi gặp vấn đề là khởi động lại máy tính. Dù bạn có tin hay không thì cách này giải quyết được rất nhiều vấn đề gặp phải với một chương trình hay tính năng nào đó.
- Nếu gặp vấn đề kết nối khi đang duyệt web, việc đặt lại kết nối có thể sẽ giải quyết được vấn đề của bạn.
1 Học những mẹo xử lý sự cố cơ bản. Cũng như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác, máy tính sẽ thường xuyên gặp vấn đề. Việc nắm các mẹo xử lý sự cố cơ bản có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và thậm chí là cả tiền bạc nữa. Không nhất thiết phải là chuyên gia nhưng việc bắt đầu từ đâu có thể sẽ rất hữu ích với bạn. -
- Bên cạnh vi-rút, phần mềm quảng cáo và phần mềm gián điệp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với máy tính và độ bảo mật của bạn. Chúng thường được cài đặt cùng với những chương trình khác và rất khó để loại bỏ.
2 Biết cách nhận diện vi-rút. Vi-rút là những tập tin mang tính phá hoại và xâm chiếm. Chúng có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thông tin và tập tin của bạn. Vi-rút có thể làm máy tính trở nên ì ạch hay phá hoại toàn bộ dữ liệu được lưu trữ. Tuy nhiên, bằng cách hành xử thông minh trên internet, bạn có thể tránh được gần như mọi loại vi-rút. -
- Cách gỡ chương trình trên máy Mac.
- Cách gỡ cài đặt trên Windows.
3 Gỡ cài đặt những chương trình gây phiền toái. Khi máy tính đã được thêm kha khá chương trình, bạn sẽ nhận thấy rằng mình sử dụng một số chương trình nhất định thường xuyên hơn những chương trình khác. Khi không còn được sử dụng, các chương trình cũ đang chiếm dụng không gian máy tính mà bạn có thể dùng cho những việc khác. Ngoài ra, một số chương trình còn chạy ngầm, kể cả khi bạn không sử dụng chúng, và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của máy. Việc gỡ cài đặt những chương trình không còn sử dụng là một cách tốt để bạn có thể duy trì được sức khỏe của máy. Hãy tham khảo thêm: -
- Cách cài lại Windows 7.
- Cách cài lại Windows 8.
- Cách cài lại OS X.
- Cách cài đặt Linux.
4 Cài lại hệ điều hành nếu cần. Trong một số trường hợp, khi mà dường như không gì có thể giải quyết được vấn đề, cài lại hệ điều hành có thể sẽ là giải pháp duy nhất của bạn. Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất, việc cài hệ điều hành không khó khăn đến vậy mà lại có thể cải thiện đáng kể hiệu suất hoạt động của máy tính. Thực chất, việc lưu trữ mọi tập tin cũ và cài lại phần mềm trên máy mới là điều khiến mọi người cảm thấy e ngại. Nhưng đó sẽ không còn là vấn đề nếu bạn thường xuyên sao lưu dữ liệu. Và khi cài lại, nhiều khả năng bạn sẽ nhận ra mình không cần nhiều phần mềm đến vậy. Hãy tham khảo thêm: - 5 Làm sạch bụi bẩn để máy chạy mát. Nhiệt là kẻ thù tồi tệ nhất của máy tính. Khi bị bám bụi, máy sẽ bắt đầu trở nên nóng hơn. Bạn có thể giữ cho máy được mát bằng cách thường xuyên vệ sinh bên trong thùng máy bằng khí nén và máy hút chân không. Hãy cố vệ sinh máy tính ít nhất hai lần mỗi năm và làm nhiều hơn nếu bạn hút thuốc hoặc có vật nuôi trong nhà.
-
- Nếu dùng laptop, có lẽ bạn sẽ nâng cấp được ổ cứng và cài đặt thêm bộ nhớ. Hầu hết laptop chỉ cho bạn làm được đến vậy.
6 Thay thế hoặc nâng cấp phần cứng. Đôi khi, phần cứng bị hỏng hay đơn giản là không thể thực hiện nhiệm vụ mà bạn muốn. Trong những trường hợp đó, nâng cấp máy tính có thể sẽ giải quyết được vấn đề, giúp bạn tránh được việc đổi máy. Bạn có thể nâng cấp đáng kể với hầu hết máy tính để bàn, từ cài đặt ổ cứng mới, thêm bộ nhớ, tăng tốc độ xử lý chung đến cải thiện khả năng xử lý thông tin hình ảnh.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTạo một trang web đơn giản với HTML Cách đểThiết lập màu nền trong HTML Nhãn dán 🤍 (trái tim trắng) có ý nghĩa gì? Cách đểChụp ảnh Màn hình trong Microsoft Windows Cách đểTắt McAfee Cách đểSửa màu trong Gimp Cách đểThay đổi hình nền Google Cách đểThu nhỏ màn hình trên máy tính Cách đểXoá Bộ nhớ Cache của Trình duyệt Cách đểKết nối PC với TV qua HDMI Cách đểXem người theo dõi mới của bạn bè trên Instagram Cách đểBắt đầu lập trình trên Python Quảng cáoVề bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Nhân viên của wikiHow Người viết bài của wikiHow Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 31.854 lần. Chuyên mục: Máy tính và Điện tử Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hindi- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTạo một trang web đơn giản với HTMLCách đểThiết lập màu nền trong HTMLNhãn dán 🤍 (trái tim trắng) có ý nghĩa gì?Cách đểChụp ảnh Màn hình trong Microsoft WindowsTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Máy tính và Điện tử
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--564Từ khóa » Các Bước Cơ Bản Về Máy Tính
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Tính đơn Giản Chỉ Trong 5 Phút
-
TỰ HỌC SỬ DỤNG MÁY TÍNH TẠI NHÀ BÀI 01 (Dành Cho Người ...
-
Học Sử Dụng Máy Tính Cơ Bản Bài 1 - Giới Thiệu Về Máy Tính
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Vi Tính Cơ Bản Hiệu Quả Dễ Hiểu Nhất
-
7 Mẹo Hay Cho Bạn Sử Dụng Máy Vi Tính Thành Thạo Và Nhanh Hơn
-
[PDF] KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH
-
[PDF] BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY TÍNH
-
Hướng Dẫn Làm Quen Với Máy Tính – Thao Tác Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Tính Dễ Hiểu Chỉ Trong 5 Phút
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Máy Tính Và Mạng Máy Tính
-
TOP 6 Kỹ Năng Sử Dụng Máy Tính Căn Bản Ai Cũng Nên Biết
-
Hướng Dẫn Cài đặt Phần Mềm Cho Máy Tính | Tech12h
-
10 Việc Cần Làm Với Máy Tính Hoặc Laptop Khi Mới Mua Cho Máy Chạy ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Tự Lắp Ráp Máy Tính (build PC) Tại Nhà