Cách để Tạo Mối Gắn Kết Với Thỏ - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 24.623 lần.
Trong bài viết này: Đọc ngôn ngữ cơ thể của thỏ Tạo môi trường thoải mái cho thỏ trong nhà Làm thân với thỏ Bài viết có liên quan Tham khảoThỏ là loài thú cưng rất đáng yêu, giàu tình cảm, nhưng bởi vì vốn là con mồi trong môi trường hoang dã ,thỏ có thể hay thường sợ sệt và không tin tưởng con người.[1]
Việc học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của thỏ và đáp ứng các nhu cầu của chúng sẽ giúp bạn lấy lòng tin của thỏ và thắt chặt mối gắn kết giữa con người và thú cưng.Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Đọc ngôn ngữ cơ thể của thỏ
Tải về bản PDF-
- Có thể là trái với điều bạn tưởng, nhưng khi răng thỏ gõ vào nhau kêu lách cách nghĩa là thỏ đang dễ chịu và hài lòng. Thỏ có thể gõ răng khi được vuốt ve, cũng giống như mèo grừ grừ khi được âu yếm. Một số thỏ phát ra âm thanh này chỉ đơn giản là vì chúng cảm thấy an toàn và thoải mái trong môi trường ở nhà hay trong chuồng. Nếu chú thỏ của bạn gõ răng thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy nó yêu mến và tin tưởng bạn.[2]
- Tiếng thỏ khịt mũi được diễn giải như tiếng kêu đòi hỏi được chú ý và âu yếm hoặc biểu thị sự không hài lòng hay ngờ vực. Trong một số trường hợp, hiện tượng thỏ khịt mũi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là khi có dịch mũi chảy ra. Nếu nghi ngờ chú thỏ của mình khịt mũi là do viêm đường hô hấp, tốt nhất là bạn nên đưa thỏ đến bác sĩ thú y khám để loại trừ mọi căn bệnh.[3]
- Thỏ rên rỉ hoặc kêu ré lên thường là do đau đớn hoặc sợ hãi. Nếu chú thỏ của bạn rên rỉ hay kêu rít khi bạn nhấc nó lên thì có thể là bạn đang bế sai cách, hoặc là bạn chưa chiếm được sự tin tưởng của nó.[4]
- Nghiến răng là dấu hiệu cho thấy thỏ đang đau, bệnh hoặc căng thẳng. Nếu thấy thỏ nghiến răng thì có thể là bạn đang bế sai cách khiến thỏ khó chịu, hoặc thỏ đang bị bệnh và cần phải được điều trị. Để đề phòng, bạn nên đưa thỏ đến bác sĩ thú y nếu thấy thỏ bắt đầu nghiến răng.[5]
- Gầm gừ là biểu hiện của sự khó chịu hoặc sợ hãi. Nếu chú thỏ gầm gừ khi thấy bạn thì nghĩa là nó cảm thấy bị đe dọa và không muốn bị nhấc lên. Tốt nhất là bạn không nên đụng đến thức ăn, đồ chơi và khay vệ sinh của thỏ khi nó gầm gừ với bạn.[6]
- Tiếng kêu thét biểu thị sự đau đớn cùng cực hoặc sợ chết khiếp. Nếu chú thỏ của bạn bắt đầu kêu thét khi được nhấc lên thì có thể nó bị thương hoặc tưởng rằng bạn sắp làm hại nó. Để chắc chắn, bạn nên đem thỏ đến cho bác sĩ thú y kiểm tra nếu thỏ bắt đầu kêu thét.[7]
1 Nghe âm thanh của thỏ. Thật ngạc nhiên là thỏ phát ra nhiều loại âm thanh để diễn đạt mọi trạng thái, từ thích thú cho đến cô đơn và cả sợ hãi. Bạn hãy nghe những âm thanh mà thỏ phát ra khi bạn tiếp cận và điều chỉnh cách tương tác sao cho phù hợp với nhu cầu của nó. -
- Nhìn tai thỏ. Thỏ có thính giác rất tinh, ngoài ra chúng còn sử dụng tai như một kiểu ngôn ngữ cơ thể. Nếu hai tai thỏ hướng ra sau và để sát vào thân mình thì nghĩa là nó cảm thấy an toàn. Nếu thỏ dựng tai ra phía trước, có lẽ nó đã nghe thấy hoặc cảm thấy điều gì đó có thể đáng lo ngại hoặc không. Nếu thỏ để một tai phía trước, một tai phía sau thì thường có nghĩa là nó đã nhận thấy điều gì đó xảy ra xung quanh nhưng chưa xác định được âm thanh đó có đáng báo động hay không.[8]
- Nếu hai chân sau của thỏ duỗi ra sau, điều đó cho thấy nó đang thư giãn và thoải mái. Thỏ sẽ không thể nhảy lên để chạy trốn khi duỗi chân ra sau, do đó khi nằm ở tư thế này thì nghĩa là chú thỏ tin tưởng bạn và cám thấy an toàn khi ở trong nhà.[9]
- Nếu thân mình thỏ căng thẳng thì đó là dấu hiệu thỏ đang sợ hãi và lo lắng. Có lẽ bạn vừa làm gì đó khiến nó sợ hoặc có thể trong nhà bạn có thứ gì đó làm nó lo lắng.[10]
2 Quan sát ngôn ngữ cơ thể của thỏ. Cũng như tiếng âm thanh thỏ phát ra, dáng điệu và ngôn ngữ cơ thể của thỏ có thể mách cho bạn biết tâm trạng và cảm giác của thỏ. Việc học cách phân biệt một chú thỏ đang cô đơn và chú thỏ không muốn tiếp xúc có thể giúp bạn tạo dựng mối kết giao với người bạn có bộ lông tơ mềm mại này. -
- Hành động dùng mũi giụi vào bạn là một cách để thỏ nói rằng nó muốn được bạn chú ý và âu yếm.[11]
- Khi thỏ liếm vào bạn thì nghĩa là nó rất yêu quý bạn. Thỏ không liếm vào người để lấy muối; hành vi này chỉ đơn thuần là sự giao tiếp, biểu thị sự trìu mến và tin tưởng tuyệt đối.[12]
- Hành động nằm lăn người sang một bên trước mặt bạn là dấu hiệu cho một sự tin tưởng lớn lao và sự hài lòng.[13]
- Nếu thỏ để lộ mí mắt trong ( hiện ra ở góc mắt) khi được nhấc lên thì nghĩa là nó rất lo lắng và khiếp sợ. Tốt nhất là bạn nên tránh bế thỏ lên nếu thấy có phản ứng như vậy – ít nhất là cho đến khi thỏ đã tin tưởng bạn hơn một chút.[14]
3 Lưu ý hành vi của thỏ khi ở gần bạn. Ngoài âm thanh và ngôn ngữ cơ thể, một số chú thỏ sẽ truyền đạt những điều nó thích và không thích bằng cách phản ứng trước sự đụng chạm của con người.
Tạo môi trường thoải mái cho thỏ trong nhà
Tải về bản PDF-
- Chọn một khu vực trong nhà cho phép thỏ hàng ngày có thể tương tác và quan sát mọi người trong gia đình nhưng vẫn đủ kín đáo để chú thỏ không sợ hãi vì những hỗn loạn của cuộc sống thường nhật.[16]
- Đảm bảo duy trì nhiệt độ dễ chịu trong phòng của thỏ. Hầu hết các giống thỏ cần nhiệt độ ổn định trong khoảng 15,5 đến 21 độ C. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này có thể gây nguy cơ tử vong cho thỏ.[17]
- Đặt chuồng thỏ ở nơi không bị nắng chiếu thẳng vào. Môi trường nhiều bóng mát sẽ giúp điều hòa nhiệt độ và giúp thỏ không bị quá nóng.[18]
1 Dành một không gian thoải mái cho thỏ. Chú thỏ của bạn có thể không thích được âu yếm vì nó chưa cảm thấy an toàn trong nhà bạn. Bạn có thể giúp thỏ thích nghi bằng cách tạo ra một không gian yên tĩnh, dễ chịu và có thể bảo vệ thỏ khỏi các thú cưng khác trong nhà. Thậm chí bạn có thể cho thỏ vào lồng và đặt trong một phòng riêng để tạo cảm giác an toàn, không bị xáo trộn và chấn động, mặc dù vị trí như vậy sẽ khiến sự tương tác với người ít đi và cuối cùng có thể làm cho thỏ khó thích nghi hơn với ngôi nhà của bạn.[15] -
- Sân chơi của thỏ phải đảm bảo an toàn. Loại bỏ tất cả dây điện và các vật gia dụng khác mà bạn không muốn thỏ gặm. Nếu là sân chơi ngoài trời, bạn cần đảm bảo có rào quây kín sao cho thỏ không nhảy ra ngoài được.[20]
- Để mắt đến thỏ bất cứ khi nào bạn cho nó ra khỏi chuồng. Thỏ là loài vật tò mò và có thể dễ dàng bị thương hoặc lao vào nơi nguy hiểm.[21]
2 Tạo không gian chơi cho thỏ. Vận động là một phần quan trọng trong cuộc sống của thỏ, và giờ chơi thường là thời gian vận động tốt nhất. Nếu chuồng thỏ không đủ rộng để thỏ chạy nhảy, bạn nên tạo một khoảng không kín (tốt nhất là ở trong nhà) để thỏ chạy nhảy và chơi bên trong.[19] -
- Thỏ cần nguồn cỏ khô liên tục, chẳng hạn như cỏ timothy (Phleum pratense) hoặc cỏ dứa (Bromus) để đảm bảo sức khỏe dạ dày-ruột của thỏ.[22]
- Cho thỏ ăn thức ăn viên có công thức gồm ít nhất 15-19% hàm lượng protein và 18% chất xơ. Thỏ lớn hơn 6 tháng tuổi cần ăn 1/8 – 1/4 cốc thức ăn viên trên mỗi 2,5 kg cân nặng mỗi ngày. (Như vậy, ví dụ như một chú thỏ nặng 5 kg nên được cho ăn 1/4 – 1/2 cốc thức ăn mỗi ngày.)[23]
- Cung cấp rau tươi cho thỏ. Rau diếp lá xanh đậm, lá củ cải và lá cà rốt thường là những món thỏ thích. Thỏ nên được ăn ít nhất 2 cốc rau xanh cho mỗi 3 kg cân nặng. (Như vậy, ví dụ như một chú thỏ nặng 6 kg sẽ cần ít nhất 4 cốc rau xanh mỗi ngày.)[24]
- Đảm bảo thỏ luôn có nước mới và sạch để uống. Bạn có thể dùng bình nước chuyên dùng cho thỏ hoặc bát đựng nước chắc chắn, không dễ bị nghiêng lật.[25]
3 Cho thỏ ăn với chế độ thích hợp. Một trong những cách để làm cho thỏ thích bạn là cho thỏ ăn những thứ mà thỏ cần nhất. -
- Thỏ thường cần những món đồ chơi có thể gặm nhấm, đào bới và ẩn nấp. Những chiếc hộp các-tông rỗng là những món đồ chơi rất tuyệt khi bắt đầu, nhưng bạn có thể vận dụng óc sáng tạo khi mua đồ chơi để cho giờ chơi của thỏ thêm phong phú.[26]
4 Cho thỏ nhiều đồ chơi. Thỏ rất thích chơi đùa. Bạn có thể mua đồ chơi đặc biệt dành cho thỏ hoặc tự làm lấy.
Làm thân với thỏ
Tải về bản PDF-
- Khi chú thỏ của bạn đủ can đảm để ra khỏi nơi ẩn nấp và ngó nghiêng xung quanh, bạn hãy ngồi yên lặng (tốt nhất là trên sàn) và để cho thỏ đến gần bạn. Loài thỏ cực kỳ dễ thương và có bộ lông mềm mại khiến bạn chỉ muốn bế lên và vuốt ve nựng nịu, nhưng bạn đừng quên rằng thỏ vốn là con mồi trong môi trường tự nhiên, và một hai ngày đầu nó sẽ không biết bạn có ăn thịt nó hay không! Vì vậy bạn nên để nó đến với bạn trước. Đừng quay đi nếu chú thỏ hít hít và húc mũi vào người bạn. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy chú thỏ bắt đầu tin tưởng bạn.
1 Kiên nhẫn. Cho thỏ ra khỏi chuồng để chạy chảy khám phá. Bạn sẽ thấy ban đầu thỏ thích ẩn nấp ở nơi tối như dưới gầm ghế xô pha, giường ngủ hoặc tủ đựng bát đĩa. Nhưng thỏ là loài vật nhỏ bé hiếu kỳ, cuối cùng sẽ không cưỡng được cám dỗ phải đi ra và khám phá căn nhà mới của nó. Bạn chỉ cần cho thỏ thời gian. -
- Bế nhẹ nhàng nhưng giữ chắc. Đừng siết chặt thỏ, nhưng phải đảm bảo giữ đủ chắc để thỏ không rơi hoặc vùng ra khỏi tay. Sử dụng lực tối thiểu để giữ thỏ an toàn trong cánh tay.[27]
- Nâng đỡ lưng và mông thỏ. Đây là bước quan trọng trong cách bế thỏ và không nên bỏ qua.[28]
2 Biết cách bế thỏ sao cho đúng. Bước này thường dễ bị bỏ qua nhưng là một phần quan trọng trong việc tạo mối gắn kết với thỏ. Nếu làm không đúng, bạn có thể khiến thỏ khó chịu, vùng vẫy và tìm cách thoát ra. Điều này có thể làm cho cả bạn và thỏ đau, vì bất cứ sự va chạm mạnh nào cũng có thể gây chấn thương cổ và cột sống của thỏ. - 3 Để cho thỏ tiến lại gần bạn. Nếu thỏ vẫn chưa thấy thoải mái khi được bế, chắc chắn là nó sẽ không thích bị tóm lấy và lôi ra khỏi chuồng. Thay vì kéo thỏ ra khỏi ngôi nhà nhỏ của nó, bạn hãy để nó đến với bạn. Mở cửa chuồng và chờ cho đến khi chú thỏ của bạn muốn đi ra ngoài và khám phá.
-
- Rút vào một nơi yên tĩnh và đóng kín cửa, chỉ có bạn và thỏ, không có con vật nào và không có gì làm xao lãng chú thỏ cưng của bạn.[30]
- Cho thỏ phần thưởng. Điều này có thể xua tan sự nghi ngờ của một con vật đang căng thẳng, và cũng tốt cho chú thỏ của bạn. Bạn nên dùng phần thưởng lành mạnh như cà rốt bao tử (baby), một lát nhỏ táo hoặc chuối, hay một thìa nhỏ yến mạch. Cho thỏ ăn một miếng trên mặt sàn, sau đó cố gắng cho thỏ ăn từ lòng bàn tay bạn.[31]
- Thực hiện việc này hàng ngày cho đến khi thỏ trở nên thoải mái khi ở bên cạnh bạn. Sự lặp lại và thói quen là chìa khóa để cho thỏ làm quen.[32]
4 Dành thời gian ở một mình. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mới đem thỏ về nhà, vì nó cần thời gian để thích nghi và làm quen với con người cũng như nơi sẽ là mái ấm của nó.[29] -
- Dùng giọng nói dịu dàng để giúp thỏ bình tĩnh. Nói chuyện với thỏ thường xuyên và để cho nó quen với giọng của bạn.[35] Thỏ là loài vật có tập tính xã hội và chúng sẽ buồn chán khi phải ngồi trong chuồng suốt cả ngày. Đôi khi, chỉ bằng cách nói chuyện với thỏ là bạn có thể khiến nó nằm xuống và nhẹ nhàng nghiến răng một cách hài lòng!
- Không bao giờ quát mắng thỏ. Thỏ không phải là loài vật có thể huấn luyện hoặc ép vào kỷ luật như những loài thú cưng khác. Chúng sẽ không hiểu vì sao lại bị bạn quát mắng, và việc bạn lớn tiếng với thỏ sẽ chỉ khiến nó sợ hãi.
- Chìa bàn tay cho thỏ hít ngửi. Nếu không quen ở bên cạnh bạn, thỏ cần phải tập làm quen với bề ngoài, mùi và giọng nói của bạn trước khi nó làm quen với việc được bế lên.[36]
- Không bao giờ cử động đột ngột khi ở gần thỏ. Nó có thể sợ hãi và chạy về chuồng.
5 Không thúc ép thỏ. Nếu chú thỏ của bạn chưa quen với gia đình bạn và chưa thoải mái khi mọi người nựng nịu thì bạn đừng cố vuốt ve nó. Điều này sẽ chỉ làm cho thỏ bị chấn thương tâm lý và có thể khiến nó sợ bạn.[33] Thực tế là một số thỏ không bao giờ quen được bế, vì thỏ vốn là con mồi trong môi trường hoang dã.[34] Nếu thỏ không chịu cho bạn đụng vào, sẽ có các cách khác để bạn có thể gắn kết và xoa dịu chú thỏ đang sợ sệt. - 6 Thử bắt chước thỏ. Một số người có thể ngại ngùng khi thử làm điều này tại nhà, nhất là trước mặt những người khác. Nhưng một số chuyên gia về thỏ khuyên rằng việc giả vờ rửa mặt và gật gù như điệu bộ của thỏ có thể giúp xua tan sự nghi ngờ của một chú thỏ mới về đang sợ sệt. Khi nhìn thấy con người cũng hành động giống như mình, chú thỏ sẽ thấy yên tâm hơn với ngôi nhà mới.[37]
- 7 Thích nghi theo giờ giấc của thỏ. Nhớ rằng loài thỏ thường năng động nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, và dành buổi chiều để nằm nghỉ. Nếu muốn chơi với thỏ hoặc âu yếm nó, bạn hãy chọn những khoảng thời gian thỏ nhanh nhẹn nhất và có khả năng muốn chơi nhất. Quảng cáo
Lời khuyên
- Không ép buộc thỏ tương tác với bạn. Điều đó chỉ khiến nó càng thu mình lại. Bạn chỉ nên ngồi trên sàn và để cho thỏ đến gần bạn trước.
- Nếu thỏ tiến đến gần hoặc nằm xuống bên cạnh bạn, bạn hãy chầm chậm đưa tay ra và nhẹ nhàng vuốt ve lên đầu nó. Nếu thỏ không quay đi, bạn có thể tiếp tục vuốt ve đầu và sau tai nó. Nếu thỏ định đứng dậy, bạn nên bỏ tay ra. Tôn trọng thỏ và không ép nó ngồi xuống để nựng nịu nó. Bạn sẽ khó kết giao hơn với thỏ nếu nó sợ bạn.
- Một điều quan trọng bạn cần nhớ là: không đem khoe thỏ với mọi người khi mới đưa nó về nhà. Những người lạ có thể là nguồn gây căng thẳng cho thỏ.
- Đảm bảo cho thỏ ăn cỏ khô timothy, không phải cỏ khô linh lăng (alfafa). Thỏ cần ăn cỏ khô timothy khi lớn hơn 6 tháng tuổi.
- Luôn cho thỏ ăn phần thưởng yêu thích của nó, và nếu chú thỏ của bạn còn nhỏ, bạn hãy cố gắng huấn luyện cho thỏ uống nước bằng máng nước tự động.
- Đảm bảo thỏ có ngôi nhà để ẩn nấp.
- Một cách tuyệt vời khác để kết giao với thỏ là cho chúng ăn trên tay. Điều này sẽ giúp bạn tạo lòng tin của thỏ.
- Cho thỏ thời gian để thích nghi với môi trường xung quanh. Phần lớn thỏ có thể thấy thoải mái trong một hoặc hai ngày, nhưng một số con khác cần nhiều thời gian hơn, đặc biệt là những con từng được nhấc lên không đúng cách hoặc ít tiếp xúc.
- Cho phép thỏ tự sắp xếp không gian sống của mình. Chúng thích di chuyển bát ăn, đồ chơi và chăn đến nơi chúng thấy thoải mái.
- Thỏ có tập tính xã hội cao và cần một người bạn, tốt nhất là một chú thỏ khác, vì chúng có thể giao tiếp và hiểu nhau nhất.
- Cho thỏ một ngôi nhà đồ chơi để ẩn nấp để nó có nơi an toàn khi cảm thấy sợ hãi hoặc căng thẳng.
- Dần dần lấy lại lòng tin của thỏ nếu trước kia bạn thất bại trong việc này.
Cảnh báo
- Thỏ có thể cắn mạnh khi muốn. Nếu chú thỏ của bạn gầm gừ và tai ép ra sau, bạn hãy lùi lại và để cho thỏ bình tĩnh lại.
- Không bao giờ trừng phạt thỏ vì nó làm điều xấu. Thỏ sẽ không học được gì từ sự trừng phạt.
- Đảm bảo thỏ không thể gặm nhấm dây điện. Thỏ có thể bị điện giật và chết khi cắn dây điện.
- Không dùng bình nước chuyên dành cho chuột lang để cho thỏ uống nước. Bạn nên dùng bát nước bằng gốm dành cho chó mèo. Thỏ cần uống nhiều nước chứ không chỉ từng giọt một.
- Không chỉ nắm gáy thỏ để nhấc lên. Bạn cần phải đỡ lấy chân thỏ.
- Không nhấc thỏ lên nếu chúng không thích; một số chỉ thích vuốt ve.
Những thứ bạn cần
- Chuồng rộng
- Vài món đồ chơi
- Bình nước
- Hoa quả và rau tươi
- Thức ăn viên
- Cỏ khô timothy
- Cục muối liếm cho thỏ
- Bàn chải
- Giấy báo hoặc vỏ bào
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểChăm sóc chuột con Cách đểChăm sóc Cua ẩn sĩ Cách đểXử lý khi chuột hamster không cử động Cách đểNhận biết Rùa Đực và Rùa Cái Cách đểNuôi rùa nước Cách đểXác định giới tính của chuột lang Cách đểCho thỏ ăn đúng loại rau Cách đểĐiều trị gãy chân cho chuột Hamster Cách đểNuôi rùa cạn Cách đểBắt thằn lằn làm thú cưng Cách đểẴm thỏ Cách đểNhận biết chuột hamster sắp chết Cách đểNuôi Thỏ Cách đểChơi với thằn lằn da báo Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.rabbitwise.org/behavior.html
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://www.rabbitwise.org/behavior.html
- ↑ http://www.rabbitwise.org/behavior.html
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://rabbitresource.org/care-and-health/behavior/how-to-speak-rabbit/
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
- ↑ http://netvet.wustl.edu/species/rabbits/rabtcare.txt
- ↑ https://www.pdsa.org.uk/taking-care-of-your-pet/rabbits/environment
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/general-rabbit-care
- ↑ http://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/rabbits/behaviour/enrichment/toys
- ↑ http://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/rabbits/company/handling
- ↑ http://www.rspca.org.uk/adviceandwelfare/pets/rabbits/company/handling
- ↑ http://www.bio.miami.edu/hare/shybun.html
- ↑ http://www.bio.miami.edu/hare/shybun.html
- ↑ http://www.bio.miami.edu/hare/shybun.html
- ↑ http://www.bio.miami.edu/hare/shybun.html
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
- ↑ http://www.bio.miami.edu/hare/shybun.html
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
- ↑ http://www.rabbit.org/journal/4-3/new-home.html
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Pippa Elliott, MRCVS Bác sĩ thú y Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 24.623 lần. Chuyên mục: Thú cưng Ngôn ngữ khác Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Đức Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Thái Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểChăm sóc chuột conCách đểChăm sóc Cua ẩn sĩCách đểXử lý khi chuột hamster không cử độngCách đểNhận biết Rùa Đực và Rùa CáiTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Thú cưng và Động vật
- Thú cưng
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--438Từ khóa » Tiếng Thỏ Kêu Như Thế Nào
-
26 Kiểu Biểu Hiện Ngôn Ngữ Của Thỏ - Nhà Vật Yêu
-
Hai Con Thỏ Đáng Yêu Tiếng Kêu Và Hình ảnh Con Thỏ - YouTube
-
Tiếng Thỏ Kêu Và Hình ảnh Con Thỏ - YouTube
-
Tiếng Thỏ Kêu Mp3
-
Thỏ Kêu Thế Nào
-
Tiếng THỎ Kêu - - 1
-
Tiếng Con Thỏ Kêu
-
Hai Con Thỏ Đáng Yêu Tiếng Kêu Và Hình ảnh Con Thỏ | Vn24Tv ...
-
Hóa Ra Tiếng Của Thỏ Là Thế Này! - Bilibili
-
By Thức ăn Vật Dụng Thú Cưng - Kana Pet Shop | Thỏ Có Kêu Không ...
-
Tại Sao Thỏ Kêu Gào Khi Chúng Chết?
-
Khi Thỏ Hú Có ý Nghĩa Gì?