Cách để Tập Trung Học Bài Cho Trẻ đạt Hiệu Quả Cao - Chilux
Có thể bạn quan tâm
Trẻ nhỏ rất dễ mất tập trung khi học vì hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Bé chỉ tập trung với những gì bé quan tâm mà thôi. Ngoài ra, có lẽ trẻ vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà bố mẹ cần phải giúp trẻ nhận ra điều này. Và chỉ khi trẻ thật sự tập trung cao thì bé mới có thể có kết quả học tập tốt được. Cùng Chilux tìm hiểu cho bé những cách để tập trung học sau đây nhé!
1. Tại Sao Cần Phải Tập Trung Khi Học
1.1. Tập trung là gì?
Tập trung là một trạng thái của não bộ. Trong đó, người tập trung sẽ dồn tất cả sự chú ý của họ vào một chủ đề, một đối tượng hoặc một sự suy nghĩ duy nhất. Không để những điều xung quanh khác làm xao nhãng.
1.2. Lợi ích của việc tập trung khi học
Kỹ năng tập trung nên được rèn luyện từ lúc bé bắt đầu vào lớp 1. Lúc này, lượng bài tập và kiến thức của bé ngày càng nhiều hơn. Cần một sự tập trung cao để giải quyết nó. Nếu được rèn luyện sự tập trung ngay từ nhỏ. Khi lớn lên, sự tập trung đối với bé không phải là một điều gì quá khó khăn.
a. Hiệu quả học tập cao
Khi tập trung hết sức lực, mọi sự chú ý của bạn nằm ở một công việc cụ thể nào đó. Tiềm năng của con người sẽ được phát huy đến mức cao nhất. Trong học tập cũng không ngoại lệ.
b. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân
Để có được sự tập trung không phải là điều dễ dàng. Chúng ta phải có kế hoạch ưu tiên của từng công việc cụ thể. Do vậy, trước khi có sự tập trung, chúng ta cần chấp hành kỷ luật do chính mình đặt ra. Đối với các bé, cha mẹ chính là người hướng dẫn các bé đi vào nề nếp.
Bố mẹ có thể rèn luyện sự nề nếp của bé bằng cách lập ra một thời gian biểu hợp lý. Trong đó, có sự cân bằng giữa việc học và việc chơi. Cùng với đó là những phần thưởng cũng như những phương pháp răn đe phù hợp. Hoạt động theo thời gian biểu cũng giúp cho các bé chấp hành kỷ luật cũng như nâng cao trách nhiệm của bé với công việc.
c. Khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn
Khi tập trung, tất cả các nơ-ron thần kinh không hoạt động phân tán nữa mà đều tập hợp lại để phân tích hoặc ghi nhớ một vấn đề nào đó. Chính điều này khiến cho khả năng ghi nhớ cũng như học tập của một cá nhân trở nên vượt trội hơn khi tập trung trong một việc gì đó.
2. Cơ Chế Hoạt Động Của Não Trong Việc Tập Trung Ghi Nhớ
2.1. Khoảng chú ý là gì?
Khoảng chú ý là khoảng thời gian của một người có thể tập trung cao độ vào một công việc cụ thể nào đó. Mà không bị phân tán bởi những công việc khác hoặc những thứ xung quanh.
Khoảng chú ý được chia làm 2 loại:
+ Khoảng chú ý nhất thời là phản ứng ngắn hạn với một tác nhân tạm thời lôi kéo/phân tán sự chú ý. Một số nghiên cứu nói rằng nó có thể ngắn đến 8 giây.
+ Khoảng chú ý có chọn lọc, duy trì: là khoảng chú ý trung bình của một người tập trung vào một công việc cần được giải quyết. Và khoảng chú ý duy trì có thể được lặp lại nhiều lần.
Khoảng chú ý trung bình của mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên khoảng chú ý của người trưởng thành sẽ cao hơn trẻ nhỏ. Dưới đây là khoảng chú ý trung bình qua các độ tuổi:
– Lúc 2 tuổi: Từ 8 đến 12 phút
– Lúc 6 tuổi: Từ 12 đến 18 phút
– Lúc 8 tuổi: Từ 16 đến 24 phút
– Lúc 10 tuổi: Từ 20 đến 30 phút
– Lúc 12 tuổi: Từ 24 đến 36 phút
– Lúc 14 tuổi: Từ 28 đến 42 phút
– Lúc 16 tuổi: Từ 32 đến 48 phút
Khoảng chú ý trên chỉ ở mức độ tương đối. Cách để tập trung học được bao lâu thì phần lớn được xác định bởi các yếu tố gây xao nhãng xung quanh. Mức độ đói hay mệt của trẻ và mức độ hứng thú của chúng đối với hoạt động này. Nhưng nếu khoảng thời gian chú ý của bé ngắn hơn mức trung bình thì bố mẹ nên để ý và rèn luyện lại cho con nhé.
Ngày nay, ghế chống gù Chilux là sản phẩm được thiết kế với khóa tự động giúp bé tránh xao nhãng khi ngồi học.
2.2. Cơ chế ghi nhớ của bộ não con người
Não bộ của con người luôn đầy bí ẩn nhưng không kém phần thú vị về khía cạnh ghi nhớ. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, các khái niệm đã dần được hé mở. Cơ chế ghi nhớ của bộ não con người sẽ trải qua lần lượt theo từng tiến trình như sau:
- Giai đoạn 1: Mã hoá: Quá trình đưa thông tin vào não. Một khi chúng ta nhận được thông tin môi trường từ các giác quan, bộ não của chúng ta sẽ dán nhãn hoặc mã hóa nó.
- Giai đoạn 2: Một khi thông tin đã được mã hóa. Bằng cách nào đó chúng ta phải duy trì nó. Bộ não của chúng ta lấy thông tin được mã hóa và đưa nó lên vỏ não vào kho lưu trữ. Kho lưu trữ này được tạo ra cho các thông tin cần được lưu vĩnh viễn.
- Giai đoạn 3: Tái hiện lại thông tin ấy. Trong chuỗi trí nhớ trên, hai bước “Xử lý thông tin” và “Đưa thông tin lên vỏ não” gọi chung là ghi nhớ và sẽ dần hình thành một đường trên vỏ não gọi là “Đường mòn dấu vết”.
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo não bộ của mỗi người. Vì mỗi người có mật độ chất xám khác nhau nên quá trình ghi nhớ cũng khác nhau.
Bên cạnh yếu tố cấu tạo não bộ thì còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ như sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng, sự tập trung, nội dung của vấn đề cần ghi nhớ, dùng thuốc.
Ngoài ra, sự tập luyện trong quá trình ghi nhớ cũng rất quan trọng. Mỗi trải nghiệm mà con người trải qua sẽ tạo ra một kết nối giữa các tế bào não. Bước đầu của sự ghi nhớ. Sau đó, trải nghiệm được lặp lại nhiều lần thì kết nối sẽ được củng cố. Trải nghiệm không được lặp lại thì kết nối lâu ngày sẽ bị mất. Nói đơn giản đó là, muốn nhớ lâu bạn một điều bạn cần lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần.
3. Gợi Ý 7 Cách Để Tập Trung Học Đạt Hiệu Quả Cao
3.1. Chơi những trò chơi rèn luyện trí não
Những trò chơi đơn giản cũng là một cách để tập trung học có thể giúp bố mẹ rèn luyện sự tập trung và kiên nhẫn của con như:
– Trò chơi ghép hình: lego, rubik
– Ghi nhớ chi tiết trong hình
– Tìm đồ vật trong hình
– Tìm điểm khác biệt
Hạn chế sử dụng các thiết bị, máy tính và cho trẻ chơi với đồ chơi thường xuyên. Các hoạt động này sẽ giúp cải thiện sự chú ý và tập trung và sự kiên nhẫn rất nhiều. Ngoài ra, đây còn là cách giúp tạo hứng thú học tập cho con.
3.2. Thường xuyên nghỉ giải lao
Bên cạnh thời gian bạn yêu cầu trẻ tập trung. Chợp mắt hai mươi phút sau giờ học hoặc vào buổi chiều cũng là một mẹo nhỏ để tăng cường sự tập trung cho trẻ. Hoặc bạn có thể cho bé giải lao 5-10 sau khi bé hoàn thành một bài tập.
3.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thức ăn hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung của trẻ. Ăn nhiều đồ ăn vặt hoặc thực phẩm nhiều đường có thể khiến trẻ tiếp thu chậm hơn. Trong khi các loại thực phẩm giàu protein như hạnh nhân, trứng, thịt,… lại có khả năng nâng cao nhận thức và mức độ chú ý của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên để ý hơn đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhé.
3.4. Chia những việc to thành những việc nhỏ
Trẻ nhỏ thường cảm thấy căng thẳng và chán nản khi phải học rất nhiều trong một lần. Do đó bạn nên chia nhỏ công việc để trẻ dễ dàng hoàn thành và thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
3.5. Thay đổi phương pháp học tập của trẻ
Mỗi trẻ sẽ có một cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Bố mẹ phải nhận biết được con mình sẽ học tốt hơn khi sử dụng phương pháp nào. Có những phương pháp bố mẹ có thể tham khảo như:
– Phương pháp học bằng hình ảnh minh hoạ: ghi chú các khái niệm, nhiệm vụ thành dạng thẻ nhỏ. Vẽ ra những gì trẻ đang học sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.
– Phương pháp học bằng âm thanh: cho trẻ đọc to khi học bài. Ngoài ra nhạc giúp tập trung học thuộc bài nhanh hơn. Những bài học dưới dạng âm thanh cũng khiến trẻ thích thú. Ở những trẻ nhỏ trong giai đoạn 6 tháng, bố mẹ có thể sở hữu những mẫu xe tập đi có nhạc để kích thích khả năng nghe nói của bé.
Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp nuôi dạy con đúng cách. Từ đó, bố mẹ có thêm kiến thúc về dạy con để áp dụng cho bé cưng nhà mình.
3.6. Lập thời gian ngắn hoàn thành mục tiêu
Cha mẹ nên đưa ra giới hạn về thời gian để trẻ hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Mục tiêu đặt ra phải vừa sức với trẻ. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.
3.7. Cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trung bình, trẻ em cần ngủ từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Khi thiếu ngủ, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện như người lớn: trí nhớ kém, mất tập trung. Bố mẹ nên chủ động kiểm soát giờ giấc và tìm hiểu các mẹo cho bé ngủ ngon. Khi ngủ đủ giấc, bé sẽ cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn nhiều.
4. Mẹo Vặt Hay Giúp Tránh Xao Nhãng Khi Học
– Tạo thói quen ngồi vào bàn học nhằm giúp bé có được ý thức về thời gian khi học và chơi. Ngày nay, các mẫu bàn học hiện đại còn tích hợp cả bảng ghi chú. Điều này giúp tạo động lực cho bé khi nhìn thấy những đầu mục những việc cần làm.
– Nói không với thiết bị điện tử: Cách để tập trung học là tránh xa các thiết bị điện tử. Đó là một trong số các rào cản lớn nhất của việc giữ tập trung khi học bài. Các thông báo, tin nhắn, cuộc gọi có thể khiến bạn mất tập trung ngay tức khắc.
– Những phần thưởng: Hứa hẹn những phần quà cho trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành bài tập đúng hạn.
– Thiết kế góc học tập thoải mái cho trẻ: Một không gian đầy đủ ánh sáng, giá sách trang trí đẹp mắt, bàn học thông minh bằng gỗ để đúng cự li, không khí trong phòng tạo cảm giác thoải mái. Sẽ giúp bé tăng hứng thú với việc học tập hơn.
– Nhạc giúp tập trung ghi nhớ tốt cho bé: bố mẹ có thể bật những bản nhạc không lời bé thích. Mở nhạc với tần số vừa phải giúp bé thư giãn hơn.
– Cảm thông và ân cần với trẻ: Nếu trẻ vẫn chưa tập trung khi học, bạn tuyệt đối đừng vội mắng trẻ. Bạn có thể nhận thấy trẻ cũng rất khó chịu và buồn bã khi phải ngồi một chỗ quá lâu. Bố mẹ hãy cố gắng cảm thông với trẻ để tránh gây áp lực cho bé.
– Ứng dụng giúp tập trung học: ứng dụng giúp bé có thể tập trung cao độ trong quá trình học tập và làm việc. Ví dụ như: Bé tập viết số, Bé tập tô màu, Kid Math,…
Sự tập trung cũng là một kĩ năng sống bố mẹ cần dạy con nhỏ. Kỹ năng này có thể rèn luyện và cải thiện được theo thời gian. Hi vọng những cách để tập trung học Chilux giới thiệu phía trên sẽ giúp được bố mẹ trong việc cải thiện sự tập trung cho con. Những cách này không chỉ giúp trẻ cải thiện kỹ năng tập trung mà còn củng cố mối quan hệ gia đình.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cách Rèn Cho Bé Sự Tập Trung
-
Chín Cách Giúp Trẻ Tập Trung - VnExpress
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ - Superbrain
-
Cha Mẹ Làm Gì để Rèn Tính Tập Trung Cho Trẻ? - CTH EDU
-
Trẻ Mất Tập Trung Và 12 Phương Pháp Giúp Con Cải Thiện
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ 0-6 Tuổi - Hotkids Việt Nam
-
13 Cách Giúp Trẻ Rèn Luyện Khả Năng Tập Trung Xử Lý Công Việc Hiệu Quả
-
5 Cách Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Mẹ Nên Biết - POH Thai Giáo
-
PHƯƠNG PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TẬP TRUNG Ở TRẺ
-
9 Phương Pháp Dạy Con Học Tập Trung Hiệu Quả Nhất - Hanoi Academy
-
Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ - YouTube
-
Phương Pháp Dạy Con Tập Trung Học Bài Hiệu Quả - AFamily
-
CÁCH RÈN LUYỆN SỰ TẬP TRUNG CHO TRẺ MẦM NON HIỆU QUẢ
-
Bí Quyết Rèn Luyện Sự Tập Trung Cho Trẻ Ba Mẹ Nên Biết - My Kingdom
-
Bài Tập Giúp Trẻ Tập Trung Vô Cùng Hiệu Quả ? Các Mẹ Nhất định Phải ...