Cách để Thành Công Trong Cuộc Sống - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Thành công Trong Cuộc sống Tải về bản PDF Cùng viết bởi Kamila Tan

Tham khảo

Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Kamila Tan. Kamila Tan là huấn luyện viên phục hồi, cựu vận động viên Division I, diễn giả truyền cảm hứng và chuyên gia sức khỏe tinh thần. Cô là người sáng lập Embracing Strength LLC - doanh nghiệp huấn luyện với sứ mệnh hỗ trợ vận động viên phục hồi chứng rối loạn ăn uống cùng vấn đề về ngoại hình, và hỗ trợ gia đình của các vận động viên đó. Kamila cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận động viên phục hồi với kinh nghiệm từng là vận động viên bóng chuyền Division I NCAA. Kamila có bằng cử nhân chuyên ngành Tâm lý học và bằng thạc sĩ Sức khỏe Công của Đại học California tại Los Angeles, và hiện đang theo học bậc thạc sĩ chuyên ngành Công tác Xã hội của Đại học Southern California. Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 28.719 lần.

Trong bài viết này: Xây dựng con đường dẫn đến thành công Thành công về mặt vật chất Thành công về mặt tinh thần Thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, sống ở đâu hoặc mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì, có lẽ mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống của bạn sẽ là trở nên hạnh phúc và thành công. Thành công không chỉ gói gọn trong tiền tài và danh tiếng, mà còn có nghĩa là theo đuổi đam mê, sống có mục đích và tận hưởng giây phút hiện tại.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 4:

Xây dựng con đường dẫn đến thành công

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Sống có mục đích. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f6\/Be-Successful-in-Life-Step-3-Version-5.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-3-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f6\/Be-Successful-in-Life-Step-3-Version-5.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-3-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Sống có mục đích. Để đạt được ước mơ và trở thành người mà bạn hằng ao ước, bạn sẽ phải bắt đầu bằng việc chú ý đến hành động của mình. Hãy hỏi bản thân: “Những gì mình đang làm có đưa mình đến với điều mình muốn trong đời không?”.[1]
    • Nếu bạn thường cảm thấy chán nản, mơ mộng về tương lai hay quá khứ hoặc đếm từng giờ từng phút cho đến khi hết ngày, nguyên nhân có lẽ là vì bạn mất kết nối với những gì mình đang làm.
    • Trân trọng thời gian của bạn. Hãy dành thời gian rảnh rỗi cho những việc mà bạn yêu thích thay vì để thời gian trôi qua một cách vô ích. Ví dụ, thay vì chỉ xem tivi vào cuối tuần, bạn sẽ dành thời gian cho những sở thích hoặc ở bên những người thân yêu và những người bạn mới.
    • Đánh giá năng suất của bạn dựa trên sự tận tâm thay vì thành quả. Những gì bạn làm không nhất thiết phải tạo ra thành quả theo cách truyền thống, mà mọi việc nên khiến bạn say mê và vui thích.
    • Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể dành một ít thời gian để ngồi không và chỉ làm “mèo lười”. Cách này thực sự có ích cho trí tưởng tượng và quá trình tự nhận thức của bạn. Hãy tạo ra sự cân bằng giữa việc bạn muốn làm và việc cho phép bản thân được “thảnh thơi”.
  2. Step 2 Xác định đam mê. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7d\/Be-Successful-in-Life-Step-1-Version-5.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-1-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7d\/Be-Successful-in-Life-Step-1-Version-5.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-1-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xác định đam mê. Trước khi đạt được thành công, bạn sẽ phải định nghĩa thành công theo cách của riêng mình. Mặc dù bạn có thể mất vài năm để biết mình muốn làm gì trong đời, nhưng việc xác định đam mê, sở thích và giá trị sẽ giúp bạn đặt ra mục tiêu và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định các yếu tố kể trên, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ. Bạn có thể hỏi bản thân những câu hỏi sau:
    • Di sản mà bạn muốn để lại là gì?
    • Bạn muốn người khác nhớ gì về mình?
    • Bạn muốn thay đổi cộng đồng của mình theo cách nào?
    • Bạn yêu thích lĩnh vực nào trong cuộc sống? Ví dụ, bạn có thể nghĩ về môn học yêu thích của mình và tự hỏi vì sao bạn thích chúng.[2]
    • Chẳng hạn như trong trường hợp bạn thích nhạc kịch. Hãy đặt câu hỏi: đó là vì bạn thích âm nhạc hay vì bạn thích hợp tác với một nhóm lớn để hoàn thành mục tiêu chung?
  3. Step 3 Liệt kê các mục tiêu và những gì bạn sẽ làm để đạt được chúng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3d\/Be-Successful-in-Life-Step-2-Version-5.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-2-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3d\/Be-Successful-in-Life-Step-2-Version-5.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-2-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Liệt kê các mục tiêu và những gì bạn sẽ làm để đạt được chúng. Bạn cần liệt kê mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đừng chỉ giới hạn trong mục tiêu tài chính và sự nghiệp; hãy thêm mục tiêu tình cảm, mục tiêu phát triển bản thân, những điều mà bạn muốn trải nghiệm hoặc muốn học hỏi. Lập ra mốc thời gian dành cho từng mục tiêu mà bạn muốn đạt được.[3]
    • Đặt mục tiêu SMART; đây là những mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thiết thực và có giới hạn thời gian.
    • Chia nhỏ những mục tiêu lớn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là nhìn ngắm thế giới, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm tiền và khám phá một số quốc gia.
  4. Step 4 Tuân thủ những cam kết. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2e\/Be-Successful-in-Life-Step-4-Version-4.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-4-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2e\/Be-Successful-in-Life-Step-4-Version-4.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-4-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tuân thủ những cam kết. Việc lên kế hoạch thôi vẫn chưa đủ; quan trọng là bạn phải làm được những gì đã đặt ra. Nếu bạn hứa sẽ làm việc gì cho ai đó, hãy giữ đúng lời hứa. Tương tự như vậy, đừng nhận lời làm việc gì đó nếu bạn không chắc mình có làm được hay không. Hãy thành thật nhìn nhận những hạn chế của bạn.[4]
    • Tránh việc hủy kế hoạch và cố gắng không hủy kế hoạch hai lần với cùng một người.
    • Tuân thủ những cam kết mà bạn đã đặt ra cho bản thân. Hãy viết cam kết của bạn ra giấy và treo ở nơi bạn có thể thấy.
    • Đảm bảo các cam kết sẽ dần dần đưa bạn đến với mục tiêu của mình. Thỉnh thoảng xem lại các mục tiêu để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 4:

Thành công về mặt vật chất

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Học hỏi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e0\/Be-Successful-in-Life-Step-5-Version-4.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-5-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e0\/Be-Successful-in-Life-Step-5-Version-4.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-5-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Học hỏi. Học vấn cho bạn kiến thức, kỹ năng và niềm tin để khai mở tối đa tiềm năng của mình. Xét riêng thành công về mặt tài chính, số liệu thống kê cho biết trình độ học vấn của bạn càng cao (chẳng hạn như đạt được học vị cao) thì số tiền mà bạn kiếm được sẽ càng nhiều.[5]
    • Năm 2011, tại Hoa Kỳ, thu nhập trung bình một tuần của người tốt nghiệp trung học là 638 đô la Mỹ, trong khi người có bằng cử nhân là 1053 đô la Mỹ. Cũng trong năm đó, những người có bằng thạc sĩ có thu nhập 1263 đô la Mỹ và người có bằng tiến sĩ nhận được mức lương 1551 đô la Mỹ.
    • Bạn không nhất thiết phải tham gia hình thức đào tạo chính quy. Chương trình đào tạo nghề và huấn luyện dài hạn cũng có thể giúp bạn nhận được thu nhập cao hơn. Việc có bằng cấp trong lĩnh vực nào đó cũng góp phần cải thiện mức lương của bạn.
    • Đừng quên học hỏi vì đam mê. Khi biết thêm về cuộc sống, bạn sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn và thích thú hơn trong việc học hỏi.
  2. Step 2 Quản lý tài chính. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3f\/Be-Successful-in-Life-Step-6-Version-4.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-6-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3f\/Be-Successful-in-Life-Step-6-Version-4.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-6-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Quản lý tài chính. Việc học cách quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn đạt được sự đảm bảo về tài chính theo thời gian, bất kể bạn có thu nhập cao hay thấp.[6]
    • Theo dõi chi tiêu. Hãy trừ khoản chi tiêu cố định trong thu nhập hằng tháng của bạn để xác định số tiền tiêu vặt mà bạn có thể dùng trong mỗi tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi sao kê ngân hàng thường xuyên và lưu ý các khoản chi. Như vậy, bạn sẽ tránh được việc chi tiêu quá mức và đảm bảo sao kê luôn đúng.
    • Nắm rõ thu nhập của bạn. Khi tính thu nhập, bạn nhớ trừ đi các khoản thuế và bảo hiểm phải đóng trên tổng thu nhập. Đừng quên các khoản lặt vặt như phí bảo hiểm cao cấp, các khoản tiết kiệm và khoản vay. Con số còn lại là thu nhập thực mà bạn có thể cầm trong tay.
    • Cắt giảm chi tiêu. Nếu thu nhập của bạn không đủ để trang trải các khoản chi cố định, hãy xem xét lại và cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
    • Tiết kiệm tiền. Mỗi tháng, bạn nên dành ra một khoản nhỏ để gửi tiết kiệm. Bạn có thể đề nghị chủ lao động gửi một khoản tiền lương vào tài khoản tiết kiệm của mình.
    • Đầu tư một cách thận trọng. Nếu công ty của bạn có gói tiết kiệm hưu trí, hãy dành số tiền dư của bạn cho khoản đầu tư này.
  3. Step 3 Quản lý thời gian. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/97\/Be-Successful-in-Life-Step-7-Version-5.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-7-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/97\/Be-Successful-in-Life-Step-7-Version-5.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-7-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Quản lý thời gian. Việc trì hoãn những công việc quan trọng đến phút cuối có thể khiến bạn gặp phải căng thẳng không đáng có và dễ dàng mắc lỗi sai cũng như sơ sót. Hãy quản lý thời gian sao cho bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
    • Dùng bảng thời gian biểu để sắp xếp công việc trong ngày, trong tuần và trong tháng.
    • Đặt lời nhắc trên điện thoại thông minh và sử dụng tính năng hẹn giờ trên điện thoại để quản lý thời gian hiệu quả hơn.
    • Liệt kê tất cả những việc mà bạn cần làm trong ngày và đánh dấu mỗi công việc đã hoàn thành. Đây là cách giúp bạn duy trì động lực và làm việc có tổ chức.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 4:

Thành công về mặt tinh thần

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tận hưởng giây phút hiện tại. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/91\/Be-Successful-in-Life-Step-08.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-08.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/91\/Be-Successful-in-Life-Step-08.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-08.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tận hưởng giây phút hiện tại. Nếu thường vấn vương quá khứ hoặc mơ mộng về tương lai, bạn đang bỏ qua hiện tại. Hãy nhớ rằng quá khứ và tương lai chỉ là ảo ảnh và cuộc sống thực là những gì đang tồn tại ở đây và ngay bây giờ.
    • Bắt đầu chú ý đến những suy nghĩ tiêu cực để bạn có thể xua tan chúng và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu, bạn hãy nhận diện và dán nhãn tiêu cực cho nó, rồi để nó tan biến.[7] Thiền hoặc bài tập tĩnh tâm thông thường có thể giúp bạn thực hiện việc này một cách tự nhiên.
    • Tập thói quen chú ý đến những điều nhỏ nhặt xung quanh bạn. Trân trọng sự ấm áp của ánh nắng trên da, cảm giác của chân khi đi trên mặt đất hoặc tác phẩm nghệ thuật ở nhà hàng mà bạn đang ăn. Việc chú ý những điều này sẽ giúp bạn “tắt” sự huyên náo trong đầu và trân trọng từng khoảnh khắc.
  2. Step 2 Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/31\/Be-Successful-in-Life-Step-09.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-09.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/31\/Be-Successful-in-Life-Step-09.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-09.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. Thật không may khi nhiều người đánh giá mức độ thành công của họ qua việc so sánh với thành công của những người xung quanh. Nếu bạn muốn có cảm giác thành công và hạnh phúc, hãy nhìn nhận cuộc sống của bạn như nó vốn là.
    • Nhiều người có xu hướng so sánh mặt hạn chế trong cuộc sống của họ với mặt nổi trội trong cuộc sống của người khác. Hãy nhớ rằng dù cuộc sống của ai đó có hào nhoáng đến mức nào đi chăng nữa thì sau cánh cửa đóng kín, mỗi người đều đối mặt với đau khổ, sự bất an và những khó khăn khác.[8] Do đó, bạn nên chú ý và giới hạn việc sử dụng mạng xã hội để ghi nhớ điều này.
    • Thay vì so sánh bản thân với người "vượt trội" hơn bạn, hãy nghĩ đến những người vô gia cư, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc sống trong nghèo khổ. Đây là cách giúp bạn trân trọng những gì mình có thay vì cảm thấy tự ti về bản thân. Bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện để cảm nhận rõ hơn về điều này. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn.
  3. Step 3 Biết ơn cuộc sống. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/66\/Be-Successful-in-Life-Step-10-Version-3.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-10-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/66\/Be-Successful-in-Life-Step-10-Version-3.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-10-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Biết ơn cuộc sống. Bất kể có đạt được bao nhiêu thứ trong đời, bạn vẫn sẽ không hạnh phúc nếu chỉ luôn tập trung vào những gì bạn không có. Do đó, mỗi ngày, hãy dành thời gian cảm kích những gì bạn có. Đừng chỉ nghĩ đến vật chất; bạn cũng nên biết ơn những người thân yêu và trân trọng những kỷ niệm tươi đẹp. Quảng cáo
Phần 4 Phần 4 của 4:

Thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Chăm sóc sức... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/45\/Be-Successful-in-Life-Step-11-Version-3.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-11-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/45\/Be-Successful-in-Life-Step-11-Version-3.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-11-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Chăm sóc sức khỏe. Cơ thể khỏe mạnh thì tâm trí mới khỏe mạnh. Hãy chọn chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo bạn không bị thiếu các dưỡng chất cần thiết. Tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề mà bạn đang gặp phải, như thiếu năng lượng hoặc mất tập trung và trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia sức khỏe để cải thiện tình trạng. Đừng quên vận động thường xuyên, nhưng bạn nhớ lựa chọn hình thức tập luyện theo sở thích.
  2. Step 2 Nắm bắt cơ hội. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/49\/Be-Successful-in-Life-Step-12-Version-3.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-12-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/49\/Be-Successful-in-Life-Step-12-Version-3.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-12-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Nắm bắt cơ hội. Nếu bạn có cơ hội tỏa sáng, đừng chần chừ. Nếu bạn lo rằng mình không có thời gian và năng lượng cho một cơ hội tốt, hãy hỏi bản thân: việc này có góp phần đưa mình đến mục tiêu lớn không? Nếu câu trả lời là có, hãy tạm gác những cam kết khác để theo đuổi cơ hội này.
    • Hãy nhớ rằng cơ hội chỉ đến một lần. Bạn không thể để dành cơ hội.
    • Điều đó không có nghĩa là bạn nên dùng hết các khoản tiết kiệm hoặc không màng đến an toàn của bản thân; thay vào đó, bạn cần biết gật đầu trước cơ hội phát triển.[9]
  3. Step 3 Gặp gỡ những người tích cực. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c8\/Be-Successful-in-Life-Step-13-Version-3.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-13-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c8\/Be-Successful-in-Life-Step-13-Version-3.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-13-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Gặp gỡ những người tích cực. Hãy kết bạn với những người mà bạn ngưỡng mộ vì lý do nào đó như: họ hạnh phúc, tử tế, hào phóng, thành công trong công việc, hoặc thành công theo cách khác. Kết nối với những người đạt được những gì mà bạn mong muốn, hoặc người đang nỗ lực vì mục tiêu chung. Đừng để sự đố kỵ gây trở ngại cho bạn: thành công của người khác không hề ảnh hưởng đến thành công của bạn.[10]
    • Khi kết bạn với ai đó, hãy tự hỏi bản thân liệu người này khiến bạn cảm thấy tích cực, tự tin và hăng hái hay cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, kém cỏi. Bạn nên dành thời gian cho những người tích cực thay vì những người rút hết năng lượng của bạn.
    • Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân luôn khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, hãy hạn chế dành thời gian cho họ. Ngoài ra, bạn phải biết mối quan hệ nào ngăn bạn tiến gần đến mục tiêu, khiến bạn mệt mỏi hoặc đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lượng của bạn mà không có sự đền đáp tương xứng.
    • Tìm người cố vấn trong số những người mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn nghĩ mình có thể học hỏi từ ai đó, hãy xin họ cho lời khuyên.
  4. Step 4 Thiết lập ranh... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a4\/Be-Successful-in-Life-Step-14.jpg\/v4-460px-Be-Successful-in-Life-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a4\/Be-Successful-in-Life-Step-14.jpg\/v4-728px-Be-Successful-in-Life-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Thiết lập ranh giới với những người khác. Hãy bảo vệ nhu cầu của bạn. Bạn nên quan tâm đến người khác, nhưng phải nói không với hành vi lạm dụng. Hãy nhớ rằng làm người tốt không có nghĩa là bạn phải chịu đựng lời nói hoặc hành động bạo lực hay thiếu tử tế của người khác. [11]
    • Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng ranh giới mà người khác đặt ra cho mình. Hãy lắng nghe khi người thân yêu nói rằng họ cần không gian riêng hoặc muốn được làm việc gì đó một mình.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Truyền cảm hứng cho bản thân bằng những gì tạo cảm hứng cho bạn như âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang, các sự kiện đang diễn ra, v.v. Không gì có thể thổi bùng ngọn lửa đam mê trong bạn mạnh mẽ như những nguồn cảm hứng tuyệt vời.
  • Việc có những hình mẫu tích cực trong cuộc sống sẽ tiếp thêm động lực cho bạn và đưa bạn đi đúng hướng. Hình mẫu của bạn không nhất thiết phải là người quen. Hãy tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của họ và cố gắng noi theo đạo đức nghề nghiệp của người ấy.

Cảnh báo

  • Không ghen tức với thành quả của người khác. Thay vào đó, bạn nên nỗ lực gặt hái thành công của riêng mình.

Bài viết wikiHow có liên quan

Phát triển siêu năng ngoại cảmCách đểPhát triển siêu năng ngoại cảm Lột xác bản thânCách đểLột xác bản thân Trưởng thànhCách đểTrưởng thành Ngừng thói quen thủ dâmCách đểNgừng thói quen thủ dâm Đối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Trở nên Hài hướcCách đểTrở nên Hài hước Nói ít điCách đểNói ít đi Trở nên Trầm tĩnhCách đểTrở nên Trầm tĩnh Lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu íchCách đểLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích Ngừng Nhớ Ai đóCách đểNgừng Nhớ Ai đó Nhớ lại thứ mà bạn đã quênCách đểNhớ lại thứ mà bạn đã quên Động viên bản thân học tập nghiêm túcCách đểĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc Khiến Thời gian Trôi qua Nhanh hơnCách đểKhiến Thời gian Trôi qua Nhanh hơn Tự VệCách đểTự Vệ Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://tinybuddha.com/blog/what-you-need-to-live-a-life-of-purpose/
  2. https://tinybuddha.com/blog/try-this-if-youre-struggling-to-find-your-passion/
  3. https://www.forbes.com/forbes/welcome/?toURL=https://www.forbes.com/sites/ellevate/2014/04/08/why-you-should-be-writing-down-your-goals/&refURL=&referrer=
  4. http://www.apa.org/helpcenter/lifestyle-changes.aspx
  5. https://www.nytimes.com/2014/09/11/business/economy/a-simple-equation-more-education-more-income.html
  6. http://time.com/money/3962739/managing-finances-no-financial-adviser/
  7. https://psychcentral.com/lib/depression-and-letting-go-of-negative-thoughts/
  8. https://www.forbes.com/sites/lisaquast/2015/08/03/stop-comparing-yourself-to-others-and-focus-on-you-heres-how/#49ff0bfc70e9
  9. http://gradlife.gmu.edu/goal-setting-and-motivation/
Hiển thị thêm
  1. http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0055944
  2. https://psychcentral.com/lib/10-way-to-build-and-preserve-better-boundaries/

Về bài wikiHow này

Kamila Tan Cùng viết bởi: Kamila Tan Huấn luyện viên cuộc sống và phục hồi Bài viết này đã được cùng viết bởi Kamila Tan. Kamila Tan là huấn luyện viên phục hồi, cựu vận động viên Division I, diễn giả truyền cảm hứng và chuyên gia sức khỏe tinh thần. Cô là người sáng lập Embracing Strength LLC - doanh nghiệp huấn luyện với sứ mệnh hỗ trợ vận động viên phục hồi chứng rối loạn ăn uống cùng vấn đề về ngoại hình, và hỗ trợ gia đình của các vận động viên đó. Kamila cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận động viên phục hồi với kinh nghiệm từng là vận động viên bóng chuyền Division I NCAA. Kamila có bằng cử nhân chuyên ngành Tâm lý học và bằng thạc sĩ Sức khỏe Công của Đại học California tại Los Angeles, và hiện đang theo học bậc thạc sĩ chuyên ngành Công tác Xã hội của Đại học Southern California. Bài viết này đã được xem 28.719 lần. Chuyên mục: Phát triển cá nhân Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
  • In
Trang này đã được đọc 28.719 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Phát triển siêu năng ngoại cảmCách đểPhát triển siêu năng ngoại cảmLột xác bản thânCách đểLột xác bản thânTrưởng thànhCách đểTrưởng thànhNgừng thói quen thủ dâmCách đểNgừng thói quen thủ dâm

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Trả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọngTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọngXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Vì sao tai nghe Beats không hiển thị trong danh sách Bluetooth và cách để khắc phụcVì sao tai nghe Beats không hiển thị trong danh sách Bluetooth và cách để khắc phụcCách để tách bảng trong Word: 5 bước đơn giản (có hình minh họa)Cách để tách bảng trong Word: 5 bước đơn giản (có hình minh họa)Emoji 😉 (biểu tượng mặt nháy mắt) có ý nghĩa gì?Emoji 😉 (biểu tượng mặt nháy mắt) có ý nghĩa gì?Emoji mồ hôi 😓 😅 (mặt cười toe toét với giọt mồ hôi, mặt chán nản với giọt mồ hôi) có ý nghĩa gì?Emoji mồ hôi 😓 😅 (mặt cười toe toét với giọt mồ hôi, mặt chán nản với giọt mồ hôi) có ý nghĩa gì?Emoji 💙 (biểu tượng trái tim màu xanh dương) có ý nghĩa gì?Emoji 💙 (biểu tượng trái tim màu xanh dương) có ý nghĩa gì?Có những cách hài hước nào để nói với ai đó rằng bạn thích họ?Có những cách hài hước nào để nói với ai đó rằng bạn thích họ?

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruộtPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Biết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhÝ nghĩa của số thiên thần 1212: tình duyên, linh hồn song sinh và sự nghiệpÝ nghĩa của số thiên thần 1212: tình duyên, linh hồn song sinh và sự nghiệpChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng traiXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Phát triển cá nhân
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--437

Từ khóa » Cách Sống Thành Công