Cách để Thuyết Phục Người Khác Tin Tưởng Bạn Thêm Lần Nữa
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP. Rebecca Tenzer là chủ sở hữu và bác sĩ lâm sàng chính của Astute Counseling Services, một doanh nghiệp tư nhân tại Chicago, Illinois. Với hơn 18 năm kinh nghiệm lâm sàng và giảng dạy trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Rebecca chuyên điều trị trầm cảm, lo âu, chứng sợ hãi, chấn thương tâm lý, tư vấn về mối quan hệ giữa người với người bằng cách kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm động học và các phương pháp điều trị có bằng chứng. Rebecca có bằng cử nhân về xã hội học và nhân chủng học của Đại học DePauw, bằng thạc sĩ phương pháp giảng dạy của Đại học Dominican và bằng thạc sĩ về công tác xã hội của Đại học Chicago. Rebecca là thành viên của AmeriCorps và cũng là giáo sư tâm lý học giảng dạy tại cấp đại học. Rebecca được đào tạo làm chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức (CBT), chuyên gia điều trị sang chấn tâm lý lâm sàng (CCTP) và chuyên gia tư vấn khủng hoảng (CGCS). Rebecca là thành viên của Hội Liệu pháp Hành vi Nhận thức Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhân viên Xã hội Quốc gia. Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 66.279 lần.
Trong bài viết này: Nói Lời xin lỗi Hiệu quả Sử dụng Hành động để Gây dựng Lòng tin Tiến về Phía trước Bài viết có liên quan Tham khảoNếu bạn đã làm ai đó mất lòng tin, bạn có thể tự hỏi những gì mình có thể làm để bù đắp mối bất hòa. Dù bạn đang có một mối quan hệ lãng mạn, một tình bạn tuyệt vời, hay quan hệ nghề nghiệp thì lòng tin là một trong những điều quan trọng nhất. Bạn có thể thuyết phục ai đó tin tưởng bạn thêm lần nữa. Có nhiều cách để nói lời xin lỗi hiệu quả hơn. Và cũng có vài cách mà bạn có thể dùng hành động để chứng minh rằng bạn đáng tin cậy. Bạn có thể xây dựng mối quan hệ mới và vững mạnh hơn. Điều này sẽ tốn thời gian và công sức, nhưng có một vài bước bạn có thể làm để lấy lại lòng tin đã mất.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Nói Lời xin lỗi Hiệu quả
Tải về bản PDF-
- Lập danh sách các ý chính. Danh sách này sẽ bao gồm lời xin lỗi, sự thừa nhận về trách nhiệm, và lời tuyên bố về cách bạn dự định để hàn gắn, đền bù.
- Thực hành điều mà bạn muốn nói. Bạn có thể thử nói to lời xin lỗi khi nhìn vào gương.
- Yêu cầu thời gian để trò chuyện. Thử nói: "Lan ơi, mình biết bạn rất khó chịu về mình. Liệu bạn có thời gian trong tuần để hai tụi mình ngồi xuống và nói chuyện được không?".
1 Tập hợp suy nghĩ. Khả năng là bạn sẽ thấy khó lòng để nói ra lời xin lỗi đầy thách thức. Cảm giác lo lắng là điều bình thường. Hãy dành một ít thời gian để lên kế hoạch trước và tìm hiểu những gì bạn muốn nói.[1] -
- Nếu bạn đang cố xây dựng lại tình bạn, hãy nói với bạn bè cảm giác của bạn như thế nào. Bạn có thể nói: "Sơn này, mình cảm thấy rất tệ vì đã phụ lòng tin của bạn. Mình biết điều này sẽ là rất khó, nhưng mình muốn chúng ta cùng tiếp tục để gây dựng lại tình bạn".
- Nói rõ một số ý định. Nếu bạn đang chia sẻ với người yêu, hãy thử nói: "Anh muốn chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau và anh sẽ làm tất cả để giúp điều này xảy ra".
- Hãy thành thật. Bất cứ điều gì mà bạn nói khi đang xin lỗi, hãy chắc rằng đó là thành ý của bạn. Người khác có thể nhận ra là bạn đang nói dối và điều đó chỉ làm hỏng thêm mối quan hệ.
2 Bày tỏ cảm xúc. Bước đầu tiên để lấy lại niềm tin từ ai đó là có một cuộc trò chuyện nghiêm túc. Nếu bạn đã làm điều gì sai trái với ai đó, cách thích hợp là xin lỗi. Bắt đầu bằng việc nói rõ bạn cảm thấy như thế nào.[2] -
- Nói rõ rằng bạn biết mình đã sai. Nếu đang cố gắng để lấy lại niềm tin từ mối quan hệ nghề nghiệp, bạn nên sử dụng một vài ví dụ tham khảo cụ thể.
- Thử nói: "Tôi đã phạm sai lầm khi không đọc thử các tài liệu đó một cách cẩn thận. Tôi biết nó sẽ gây tổn thất tài chính của công ty". Điều này cho thấy bạn hiểu hậu quả của hành vi mà bạn đã thực hiện.
- Bạn cũng nên đưa ra một số ví dụ cụ thể khi trò chuyện với bạn bè. Chẳng hạn như, bạn có thể nói: "Này Giang, mình đã sai khi nói dối, đáng lẽ mình phải nói là mình đã đi làm trễ. Nếu mình đang đi ra ngoài với mấy bạn khác, đáng lẽ mình nên thành thật và nói cho bạn biết điều đó".
3 Chịu trách nhiệm. Nếu bạn đang xin lỗi, vậy thì có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó. Để có thể lấy lại lòng tin từ người khác, bạn cần chứng minh rằng bạn biết bạn đã sai. Lời xin lỗi nên bao gồm sự thừa nhận hoặc một số hành động.[3] -
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Gật đầu và giao tiếp bằng mắt trong khi người khác đang nói chuyện.
- Nhắc lại điểm chính. Điều này cho thấy bạn đang ghi nhớ những gì đang được nói.
- Chẳng hạn như, bạn có thể nói: "Mình nghe bạn nói rằng bạn đã mất niềm tin vào mình và sẽ tốn thời gian để gây dựng lại lại lòng tin đó".
4 Tích cực lắng nghe. Cuộc trò chuyện mang tính xây dựng là cuộc trò chuyện không chỉ có một người nói. Sau khi bày tỏ những gì bạn muốn, hãy cho người khác cơ hội để nói. Thực hiện một vài bước để cho thấy bạn đang lắng nghe.[4] -
- Viết thư tay. Thư tay mang tính riêng tư hơn thư điện tử. Đừng bao giờ gửi lời xin lỗi quan trọng bằng tin nhắn điện thoại.
- Chỉnh sửa lại thư. Bạn có thể phải viết một vài bản nháp để có được giọng điệu và nội dung đúng đắn.
- Lá thư nên ngắn gọn và đi thẳng vào điểm chính. Cố gắng viết thành 3 phần. Đoạn đầu có thể đề cập đến lời xin lỗi, đoạn thứ hai nên thừa nhận về trách nhiệm, và đoạn cuối có thể mô tả cách bạn muốn giải quyết vấn đề như thế nào.
5 Viết thư. Gặp mặt xin lỗi luôn là lựa chọn tốt nhất. Nhưng không may là điều đó không phải lúc nào cũng có thể làm được. Có thể bạn đang sống xa đối phương, hay có lẽ họ không sẵn sàng để nói chuyện với bạn. Nếu đó là trường hợp của bạn, thì bạn có thể thử viết thư xin lỗi.[5]
Sử dụng Hành động để Gây dựng Lòng tin
Tải về bản PDF-
- Thực hiện điều mà bạn nói bạn sẽ làm. Nếu bạn hứa không tới trễ nữa, hãy cho thấy rằng bạn đã thay đổi bằng việc đi đúng giờ.
- Hãy điện thoại khi bạn nói bạn sẽ gọi. Nhớ rằng, bạn đang cố gắng gây dựng lại lòng tin. Làm điều gì đó để giới hạn mọi thứ mà bạn nói bạn sẽ làm, ngay cả khi đó chỉ là gọi một cuộc điện thoại.
- Cho thấy rằng bạn có thể vẫn còn được kỳ vọng. Nếu sếp yêu cầu bạn nộp một số giấy tờ quan trọng, hãy hoàn thành ngay và đúng giờ.
1 Trở nên đáng tin cậy. Lời nói rất quan trọng khi bạn đang cố gắng gây dựng lại lòng tin. Hành động cũng có tầm quan trọng tương tự. Bạn có thể chứng minh rằng bạn xứng đáng được tin tưởng bằng cách làm người đáng tin cậy.[6] -
- Điều hiển nhiên là bạn muốn giải quyết tình hình một cách nhanh chóng. Nhưng hãy tôn trọng nhu cầu của người khác về không gian.
- Bạn có thể thử nói: "An này, anh thực sự muốn bắt đầu tiếp tục mối quan hệ của chúng ta. Nhưng anh biết là em cần một chút thời gian".
- Tôn trọng ranh giới cá nhân. Nếu ai đó yêu cầu bạn không gọi cho họ trong vài ngày, vậy thì nên cho họ có thời gian như họ mong muốn.
2 Cho phép người khác có không gian riêng. Khi bạn làm ai đó mất lòng tin, điều này có thể khiến cả hai trở nên dễ xúc động. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi và người khác có thể thấy buồn hay giận dữ. Nhớ rằng họ có thể cần một chút không gian để chữa lành vết thương lòng.[7] -
- Có nhiều cách để thể hiện yêu thương. Ví dụ, chú ý chủ động ôm người yêu khi họ đi làm về.
- Bạn có thể quan tâm bằng cách để ý tới một số điều nhỏ. Nếu thấy rằng người ấy cần uống cà phê, hãy pha nó mà không đợi đến khi được yêu cầu.
- Dùng lời nói để thể hiện sự cảm kích mà bạn dành cho đối phương. Bạn có thể nói điều gì đó như: "Anh thực sự cảm kích cách em quan tâm chăm sóc anh".
3 Tập dùng ba chữ A. Nếu cố gắng cải thiện mối quan hệ lãng mạn, bạn có thể cần thực hiện nhiều bước hơn để người yêu thấy bạn quan tâm họ như thế nào. Ba chữ A bao gồm Affection (Lòng yêu thương), Attention (Sự Quan Tâm) và Appreciation (Sự cảm kích). Tìm cách để chứng minh cảm xúc này hằng ngày.[8] -
- Có thể bạn đang cố gắng thuyết phục sếp tin tưởng bạn thêm lần nữa. Nên tình nguyện ở lại muộn nếu sếp cần ai đó giúp làm báo cáo cuối tháng.
- Nếu cố gắng gây dựng lại lòng tin trong mối quan hệ bạn bè, cân nhắc chịu khó làm một số điều tốt đẹp hơn. Ví dụ, mang bữa trưa đến cho bạn bè khi biết họ đang làm việc bận rộn.
- Có lẽ bạn đang tiếp tục cố gắng vì mối quan hệ tình cảm với người yêu. Thử rửa chén bát hay đi đổ rác mà không đợi họ yêu cầu.
4 Đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm. Cách để thể hiện rằng bạn đáng tin cậy là nỗ lực thêm. Dù bạn đang gây dựng lại lòng tin trong mối quan hệ cá nhân hay trong công việc, đảm nhận thêm nhiều trách nhiệm là cách tuyệt vời để gây dựng lại lòng tin. Điều này cho thấy bạn sẳn sàng làm việc chăm chỉ.[9] -
- Thay đổi quá nhiều sẽ có vẻ không chân thành. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng gây dựng lại lòng tin của bố mẹ, đừng đột ngột bắt đầu hành động giống như một đứa trẻ khác lạ.
- Chẳng hạn, có thể bố mẹ muốn bạn giúp đỡ họ làm việc xung quanh nhà nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn nên hoàn toàn từ bỏ việc ra ngoài chơi với bạn bè. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn nên cố gắng để tìm ra sự cân bằng.
- Đừng nỗ lực thay đổi tính cách. Nếu luôn nói chuyện đùa với bạn bè, thì đừng từ bỏ điều đó đi ngay. Trở nên nghiêm túc hoàn toàn mọi lúc sẽ có vẻ như không thành thật.
5 Là chính mình. Khi đang cố gắng để gây dựng lại lòng tin, điều quan trọng là thể hiện bạn sẵn sàng thay đổi. Tuy nhiên, việc chứng minh rằng bạn thành thật cũng khá quan trọng. Đừng cố gắng hoàn toàn thay đổi tính cách của bạn.[10]
Tiến về Phía trước
Tải về bản PDF-
- Đừng vội vã đẩy nhanh quá trình. Thừa nhận rằng người khác có thể cần thời gian để bắt đầu tin tưởng bạn thêm lần nữa.
- Nói rõ quan điểm của bạn. Thử nói: "Anh biết quá trình này cần thời gian. Anh hiểu. Hãy dùng thời gian mà em cần".
- Đừng chăm chú quá nhiều vào trường hợp gặp phải. Đây là điều quan trọng, nhưng khi bạn đã xin lỗi và bắt đầu thực hiện một số bước để lấy lại lòng tin, bạn không cần phải nghĩ mãi về trường hợp đã qua.
1 Hãy kiên nhẫn. Khi lần đầu tiên bạn bắt đầu mối quan hệ này, lòng tin có thể không đến ngay lập tức. Lòng tin được hình thành theo thời gian. Điều tự nhiên là khi lòng tin bị phá vỡ, thì sẽ cần thời gian để gây dựng lại.[11] -
- Có cảm giác tội lỗi, buồn bã và thất vọng là điều bình thường. Hãy cho phép bản thân cảm nhận nhiều dạng cảm xúc.
- Thừa nhận cảm xúc và tiếp tục tiến về phía trước. Nói với bản thân "Hôm nay mình cảm giác có chút tội lỗi. Nhưng mình biết là mình đang làm theo một số điều để chuộc lại lỗi lầm, vì thế mình không nên khắt khe với chính mình".
- Hiểu rằng bạn bè cũng có thể đang trải qua nhiều dạng cảm xúc. Họ có thể cảm thấy bị tổn thương, giận dữ hay buồn bã. Điều đó là bình thường.
2 Thừa nhận cảm xúc. Nếu đang cố gắng hàn gắn lại mối quan hệ cá nhân, bạn có thể cảm thấy đây là một quá trình phức tạp. Khả năng là sẽ nhận ra một loạt các cảm xúc. Hãy nhớ rằng người khác cũng có thể dễ xúc động.[12] -
- Có lẽ bạn đã đánh mất lòng tin của sếp. Vậy nên bạn cần sẵn lòng chấp nhận mức độ trách nhiệm trong công việc thấp hơn trước trong một khoảng thời gian.
- Nếu đã từng làm tổn thương lòng tin trong mối quan hệ tình cảm lãng mạn, bạn có thể sẽ không còn thân mật như trước nữa. Người yêu có thể không tin tưởng bạn, và cũng không tin vào một số cảm giác thân mật trong một khoảng thời gian.
- Có lẽ bạn đang đối mặt với tình bạn đã bị tổn thương. Bạn có thể phải chấp nhận sự thật là tình bạn này bây giờ hời hợt hơn trước nhiều.
3 Tạo mối quan hệ mới. Khi niềm tin được thỏa hiệp, bạn có thể hàn gắn mối quan hệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên hiểu rằng một số động lực trong mối quan hệ có thể thay đổi. Nên chuẩn bị để đón nhận một mối quan hệ khác so với trước đây.[13] -
- Chấp nhận sự thật là bạn vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước. Nếu đối phương không còn muốn làm bạn nữa, thì bạn không thể ép buộc họ.
- Cố gắng tìm và tập trung vào điều tích cực trong cuộc sống. Lập danh sách tất cả các điều bạn cần làm cho bản thân.
- Dành thời gian cho người khác. Bạn nên tập trung tăng cường một số mối quan hệ hiện tại.
4 Chuẩn bị cho một số kết quả khác nhau. Nếu đánh mất lòng tin của ai đó, thì vẫn có một cơ hội thuận lợi để bạn có thể bù đắp. Nhưng bạn nên biết rằng mối quan hệ có thể bị tổn thương vượt quá giới hạn bù đắp. Cố gắng chuẩn bị về mặt tinh thần để đối mặt với một số kết quả khác nhau.[14]
Lời khuyên
- Đừng hối thúc mọi chuyện. Nên hiểu là cần có thời gian để gây dựng lòng tin.
- Cố gắng không quá khắc nghiệt với bản thân. Cần biết là bạn đang thực hiện các bước để giúp cải thiện tình hình.
- Luôn thành thật. Đó là cách hiệu quả nhất để gây dựng lòng tin.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhản ứng khi bị lăng mạ hoặc trêu chọc Cách đểTrò chuyện với người mà bạn thích sau một khoảng thời gian không liên lạc (dành cho nam) Cách đểTỏ tình mà không sợ bị từ chối Cách đểTừ chối dự tiệc mà bạn không muốn đến Cách đểTìm tình một đêm với phụ nữ Cách đểQuyến rũ phụ nữ lớn tuổi Cách đểĐối phó với việc bị xã hội cô lập Cách đểẾm bùa yêu Cách đểNgoại tình mà không bị phát hiện Cách đểĐối phó với Người Cố chấp Cách đểNgừng Nhớ Ai đó Cách đểXử lý khi bị người khác xúc phạm Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201311/the-five-ingredients-effective-apology
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/the_three_parts_of_an_effective_apology
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/the_three_parts_of_an_effective_apology
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/the_three_parts_of_an_effective_apology
- ↑ http://www.professional-counselling.com/how-to-apologise.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/sheri-meyers/for-the-betrayer_b_3269327.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/sheri-meyers/for-the-betrayer_b_3269327.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/sheri-meyers/for-the-betrayer_b_3269327.html
- ↑ https://hbr.org/2014/11/2-ways-to-regain-your-bosss-trust
- ↑ http://www.forbes.com/2006/09/25/trust-relationships-confidence-tech_cx_ll_06trust_0925tips.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/10/07/how-to-get-your-partner-to-trust-you-again/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/acquired-spontaneity/201208/some-thoughts-about-trust
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/acquired-spontaneity/201208/some-thoughts-about-trust
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/surviving_betrayal
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP Chuyên gia trị liệu lâm sàng Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP. Rebecca Tenzer là chủ sở hữu và bác sĩ lâm sàng chính của Astute Counseling Services, một doanh nghiệp tư nhân tại Chicago, Illinois. Với hơn 18 năm kinh nghiệm lâm sàng và giảng dạy trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Rebecca chuyên điều trị trầm cảm, lo âu, chứng sợ hãi, chấn thương tâm lý, tư vấn về mối quan hệ giữa người với người bằng cách kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm động học và các phương pháp điều trị có bằng chứng. Rebecca có bằng cử nhân về xã hội học và nhân chủng học của Đại học DePauw, bằng thạc sĩ phương pháp giảng dạy của Đại học Dominican và bằng thạc sĩ về công tác xã hội của Đại học Chicago. Rebecca là thành viên của AmeriCorps và cũng là giáo sư tâm lý học giảng dạy tại cấp đại học. Rebecca được đào tạo làm chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức (CBT), chuyên gia điều trị sang chấn tâm lý lâm sàng (CCTP) và chuyên gia tư vấn khủng hoảng (CGCS). Rebecca là thành viên của Hội Liệu pháp Hành vi Nhận thức Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhân viên Xã hội Quốc gia. Bài viết này đã được xem 66.279 lần. Chuyên mục: Quan hệ xã hội Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhản ứng khi bị lăng mạ hoặc trêu chọcCách đểTrò chuyện với người mà bạn thích sau một khoảng thời gian không liên lạc (dành cho nam)Cách đểTỏ tình mà không sợ bị từ chốiCách đểTừ chối dự tiệc mà bạn không muốn đếnTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Mối quan hệ
- Quan hệ xã hội
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--417Từ khóa » Tôi Giành Lại Lòng Tin Của Bạn Bằng Gì
-
9 Cách Giúp Bạn Lấy Lại Lòng Tin Sau Những Gian Dối Và đổ Vỡ
-
8 Cách Giúp Bạn Lấy Lại Lòng Tin Từ Người Khác Khi Lỡ Lừa Dối | VOV.VN
-
Muốn Lấy Lại Niềm Tin đã Mất Trong Tình Yêu, Cứ Làm Theo 8 Lời Khuyên ...
-
Bí Quyết Lấy Lại Niềm Tin Đã Mất Trong Một Mối Quan Hệ
-
Làm Thế Nào để Lấy Lại Niềm Tin Của Người Yêu ? - Luật Minh Khuê
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2016 - 2017
-
Cách Lấy Lại Lòng Tin Của Vợ - Noticiar Moz
-
Bốn Cách đơn Giản để Gây Dựng Lòng Tin - BBC News Tiếng Việt
-
Tôi đánh Mất Lòng Tin Của Tất Cả Mọi Người
-
7 Cách Xây Dựng Niềm Tin Của Khách Hàng - MobiWork DMS
-
20 Câu Nói Hay Giúp Bạn Lấy Lại Niềm Tin Và động Lực Cuộc Sống
-
Chân Thành, Lòng Tin Và Trách Nhiệm, Vì Một Thế Giới Tốt đẹp Hơn
-
Báo Chí Trong "hành Trình" Lấy Lại Niềm Tin Của Bạn đọc
-
Đặt Câu Hỏi Cho Bộ Phận Gạch Chân Dưới đây: Tôi Quyết định Giành ...