Cách để Tính Lợi Nhuận: 12 Bước (kèm Ảnh) - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Tính Lợi nhuận PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi John Gillingham, CPA, MA PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi John Gillingham, CPA, MA. John Gillingham là kế toán viên công chứng, chủ sở hữu của Gillingham CPA, PC và là người sáng lập của Accounting Play, là ứng dụng dạy kinh doanh & kế toán. John, sống tại San Francisco, California, có hơn 14 năm kinh nghiệm về kế toán và chuyên hỗ trợ các nhà tư vấn, công ty mới khởi nghiệp và các dự án kinh doanh nhóm A. Ông đã nhận bằng thạc sĩ về kế toán của Đại học bang California - Sacramento vào năm 2011. Bài viết này đã được xem 245.682 lần.

Trong bài viết này: Tính Lợi nhuận cho Doanh nghiệp Phân tích Doanh thu và Chi phí Bài viết có liên quan Tham khảo

Khi bắt đầu việc kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất. Được định nghĩa như là “tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí”, lợi nhuận là số tiền mà một doanh nghiệp thu được trong suốt kỳ kế toán nhất định. Nói chung, lợi nhuận thu về càng nhiều càng tốt vì chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tái đầu tư. Việc xác định một cách chính xác lợi nhuận từ việc kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đó cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp quyết định mức giá của hàng hóa và dịch vụ, mức lương của nhân viên và hơn thế nữa. Hãy xem Bước 1 bên dưới để bắt đầu cách tính lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:

Tính Lợi nhuận cho Doanh nghiệp

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Bắt đầu với tổng số thu nhập của doanh nghiệp bạn đang quản lý. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/ce\/Calculate-Profit-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/ce\/Calculate-Profit-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Bắt đầu với tổng số thu nhập của doanh nghiệp bạn đang quản lý. Để tính được lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn sẽ bắt đầu bằng việc cộng tất cả tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, một quý, một năm, một tháng,...). Tính tổng doanh thu bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đang được đề cập đến. Việc này có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm cả doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp, các khoản thanh toán từ các thành viên, hoặc, thanh toán từ các cơ quan của chính phủ, thuế, phí, doanh thu từ việc bán bản quyền,...
    • Lưu ý rằng bạn cần trừ ra bất kỳ khoản tiền nào đã hoàn lại cho khách hàng do trả hàng bán hay do tranh chấp để việc tính tổng thu nhập của bạn chính xác hơn.
    • Tính toán lợi nhuận của 1 doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn bằng ví dụ sau đây. Giả sử chúng ta sở hữu một công ty xuất bản với quy mô nhỏ. Trong tháng rồi, doanh thu bán lẻ sách trong khu vực là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng bán bản quyền một số sách với trị giá 7 triệu và đồng thời nhận 3 triệu từ các nhà bán lẻ sách về tài liệu quảng cáo chính thức. Nếu trên đây là tất cả các nguồn doanh thu của công ty, chúng ta có thể tính tổng thu nhập là 20 + 7 + 3 = 30 triệu.
  2. Step 2 Tính tổng chi phí kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán nhất định. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/26\/Calculate-Profit-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/26\/Calculate-Profit-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tính tổng chi phí kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán nhất định. Chi phí kinh doanh có thể rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. Nói chung, tổng chi phí kinh doanh thể hiện tất cả số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kế toán đã xác định. Hãy xem phần mô tả bên dưới về chi tiết các khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu khi hoạt động bình thường.
    • Trong ví dụ của chúng ta, giả sử việc kinh doanh phải chi ra hết 13 triệu đồng trong tháng để kiếm được 30 triệu thu nhập. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng 13 triệu như là tổng chi phí để tạo ra thu nhập đó.
  3. Step 3 Trừ tổng chi phí với tổng thu nhập. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2c\/Calculate-Profit-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2c\/Calculate-Profit-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Trừ tổng chi phí với tổng thu nhập. Khi bạn tính được giá trị chính xác của tổng thu nhập và chi phí kinh doanh, việc tính lợi nhuận sẽ dễ dàng. Đơn giản là bạn chỉ cần trừ thu nhập với chi phí để tính được lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận kinh doanh mà bạn có được thể hiện số tiền mà bạn đã kiếm được trong khoảng thời gian nhất định. Số tiền này được các chủ doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích. Họ có thể tái đầu tư số tiền này vào hoạt động kinh doanh, sử dụng nó để trả nợ vay, trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm.
    • Trong ví dụ của chúng ta, khi chúng ta đã có những con số chính xác, cụ thể về thu nhập và chi phí, việc tính lợi nhuận kinh doanh là hoàn toàn đơn giản. Trừ thu nhập với chi phí của doanh nghiệp 30 triệu - 13 triệu, chúng ta sẽ thu được lợi nhuận là 17 triệu. Nếu chúng ta là chủ doanh nghiệp, ta có thể sử dụng số tiền này để mua một máy in mới cho công ty xuất bản của mình nhằm tăng số lượng sách mà chúng ta có thể in và tăng khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty về lâu dài.
  4. Step 4 Lưu ý rằng lợi nhuận mang giá trị âm được gọi là “lỗ thuần”. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/22\/Calculate-Profit-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/22\/Calculate-Profit-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Lưu ý rằng lợi nhuận mang giá trị âm được gọi là “lỗ thuần”. Thay vì nói rằng công ty có lợi nhuận âm, chúng ta thường nói công ty bị “thua lỗ trong hoạt động kinh doanh” hay công ty có “lỗ thuần trong hoạt động kinh doanh (NOL)”. Nếu công ty tạo ra lợi nhuận âm, điều này có nghĩa là, trong khoảng thời gian tinh toán, công ty đã tiêu nhiều tiền hơn số tiền mà nó kiếm được. Đối với hầu hết các công ty việc tạo ra lợi nhuận âm là điều nên tránh, cho dù trong thời gian đầu hoạt động của công ty, đôi khi việc bị lỗ là không thể tránh khỏi. Trong trường hợp lỗ thuần, doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí lãi vay cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc tăng thêm vốn từ nhà đầu tư.
    • Khoản lỗ thuần không nhất thiết thể hiện doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm (mặc dù trường hợp này cũng “có thể” xảy ra). Thường các doanh nghiệp bị lỗ khi họ đang chịu một khoản chi phí một lần ban đầu nào đó khá lớn (như chi phí mua văn phòng, xây dựng một chi nhánh mới, v.v…) cho đến khi bắt đầu có lợi nhuận. Chẳng hạn, Amazon.com đã không tạo ra được đồng lợi nhuận nào trong 9 năm (1994-2003) trước khi nó bắt đầu thu được lợi nhuận sau đó. [1]
  5. Step 5 Tra cứu các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3b\/Calculate-Profit-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3b\/Calculate-Profit-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Tra cứu các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Khi việc tính toán lợi nhuận trở nên đơn giản hơn, phần khó nhất trong việc xác đinh lợi nhuận của một doanh nghiệp là xác định chính xác thông tin doanh thu và chi phí. Thật may là hầu hết doanh nghiệp đều phải công bố các tài liệu kế toán như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liệt kê rõ nguồn gốc các khoản thu nhập và chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kê khai chi tiết nguồn gốc các khoản thu và chi cũng như có “một dòng cuối” ghi nhận tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Sử dụng những thông tin có được trong báo cáo hoạt động kinh doanh này ta hoàn toàn có thể tính toán được chính xác tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
    • Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét từng bước về các nguồn thu nhập và chi phí mà một báo cáo hoạt động kinh doanh thực tế có thể có.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 2:

Phân tích Doanh thu và Chi phí

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Bắt đầu với giá trị doanh thu thuần của doanh nghiệp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/02\/Calculate-Profit-Step-6.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/02\/Calculate-Profit-Step-6.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Bắt đầu với giá trị doanh thu thuần của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận được xác định dễ dàng bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì hai đại lượng này được xác định từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do đó, nếu bạn bắt đầu tính lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn có thể phải làm việc với nhiều nguồn số liệu khác nhau hơn là chỉ sử dụng một nguồn số liệu. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu và chi phí theo từng phần. Bắt đầu với doanh thu thuần — là số tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu và khoản chi phí cho hàng bị hỏng hay bị lỗi.
    • Để minh họa cho việc phân tích thu nhập và chi phí, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử rằng chúng ta sở hữu một công ty nhỏ sản xuất giày thể thao cao cấp. Trong quý này, chúng ta bán được 350 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta mất 10 triệu đồng cho việc thu hồi một số sản phẩm. Chúng ta cũng phải trả lại 2 triệu cho hàng bán bị trả lại và chiết khấu liên quan đến các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh thu thuần của công ty là 350 – 10 – 2 = 338 triệu đồng.
  2. Step 2 Trừ giá vốn hàng bán để xác định tổng thu nhập. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c4\/Calculate-Profit-Step-7.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c4\/Calculate-Profit-Step-7.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Trừ giá vốn hàng bán để xác định tổng thu nhập. Các doanh nghiệp phải chi tiền để tạo ra tiền. Sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu, và doanh nghiệp cần phải trả chi phí nguyên vật liệu này và nhân công, có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn chi phi để làm ra sản phẩm họ cần bán. Những chi phí này được gọi là giá vốn hàng bán (COGS). Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, nhưng không gồm các chi phí gián tiếp như chi phí phân phối, vận chuyển, và lực lượng bán hàng. [2] . Trừ giá vốn hàng bán cho doanh thu thuần để xác định tổng thu nhập.
    • Trong ví dụ ở công ty giày thể thao, công ty cần mua vải và cao su đề sản xuất giày và cũng cần trả tiền cho công nhân nhà máy vận chuyển các vật liệu này vào kho. Giả sử chúng ta mất 30 triệu đồng mua vải và cao su, và mất 35 triệu đồng trả cho công nhân vận chuyển cho quý này, thu nhập ròng sẽ là 338 – 30 – 35 = 273 triệu đồng.
    • Lưu ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp đang tính không bán bất cứ sản phẩm cụ thể hữu hình nào (ví dụ như công ty tư vấn), chi phí tạo ra doanh thu được coi như là giá vốn hàng bán sẽ được sử dụng. Chi phí tạo ra doanh thu bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như chi phí nhân công và hoa hồng trên doanh thu, nhưng không bao gồm các chi phí gián tiếp như tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện nước,…[3]
  3. Step 3 Trừ ra tất cả chi phí hoạt động. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/28\/Calculate-Profit-Step-8.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/28\/Calculate-Profit-Step-8.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Trừ ra tất cả chi phí hoạt động. Các doanh nghiệp không chỉ tốn chi phí để bán được sản phẩm và/hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, họ cũng tốn chi phí trả lương cho nhân viên, lập quỹ cho hoạt động quảng bá sản phẩm, và chi phí điện nước. Những chi phí này được gọi là chi phí hoạt động và được định nghĩa như là những chi phí cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động, các doanh nghiệp vẫn phải tốn những chi phí này dù sản phẩm có được bán ra hay dịch vụ có được thực hiện hay không.
    • Trở lại ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chúng ta trả lương cho nhân viên không liên quan đến việc sản xuất là 120 triệu đồng. Chúng ta cũng trả 10 triệu tiền thuê nhà và điện nước, và trả 5 triệu cho việc quảng cáo trên tạp chí. Nếu tất cả những chi phí này đều là chi phí hoạt động, chúng ta sẽ trừ như sau 273 – 120 – 10 – 5 = 138 triệu đồng.
  4. Step 4 Trừ ra chi phí khấu hao/chi phí phân bổ theo kỳ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/37\/Calculate-Profit-Step-9.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/37\/Calculate-Profit-Step-9.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Trừ ra chi phí khấu hao/chi phí phân bổ theo kỳ. Khi bạn trừ chi phí hoạt động ra khỏi chi phí, bạn sẽ trừ cả chi phí khấu hao và chi phí phân bổ. Chi phí khấu hao và chi phí phân bổ là những chi phí có liên quan với nhau (nhưng không giống nhau). Khấu hao (Depreciation) thể hiện sự giảm giá trị của các tài sản cố định hữu hình như thiết bị và dụng cụ do hao mòn trong quá trình hoạt động bình thường trong vòng đời của tài sản, trong khi đó chi phí phân bổ (amortization) thể hiện sự giảm giá trị của tài sản cố định vô hình như bằng sáng chế và bản quyền trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
    • Trong ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chiếc máy được sử dụng để sản xuất giày thể thao có giá là 100 triệu và sử dụng trong 10 năm. Chi phí khấu hao theo đường thẳng của chiếc máy là 10 triệu/năm, hoặc 2,5 triệu/quý. Nếu chi phí khấu hao/phân bổ chỉ có như vậy, chúng ta có thể tính thu nhập hoạt động sản xuất trong quý như sau: 138 – 2,5= 135,5 triệu đồng.
  5. Step 5 Trừ ra tất cả những chi phí khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a3\/Calculate-Profit-Step-10.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a3\/Calculate-Profit-Step-10.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Trừ ra tất cả những chi phí khác. Kế tiếp, bạn sẽ tính những chi phí đặc biệt phát sinh mà không thể tính vào hoạt động kinh doanh bình thường được. Những chi phí này có thể gồm tiền lãi vay, tiền trả nợ, mua tài sản mới, và những chi phí khác. Chúng có thể sẽ khác nhau trong mỗi kì kế toán, đặc biệt nếu chiến lược kinh doanh của công ty có thay đổi.
    • Chúng ta giả định rằng công ty giày thể thao vẫn đang trả nợ gốc cho khoản vay từ lúc bắt đầu kinh doanh. Trong quý rồi, chúng ta trả 10 triệu tiền nợ vay. Chúng ta cũng mua một máy sản xuất giày mới với giá 20 triệu. Nếu đây là tất cả chi phí bất thường trong quý, chúng ta có thể trừ như sau: 135,5 - 10 - 20 = 105,5 triệu đồng.
  6. Step 6 Cộng vào bất kỳ khoản doanh thu đặc biệt nào. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/32\/Calculate-Profit-Step-11.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/32\/Calculate-Profit-Step-11.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Cộng vào bất kỳ khoản doanh thu đặc biệt nào. Ngoài những chi phí bất thường, doanh nghiệp cũng có những nguồn doanh thu đặc biệt khác. Những nguồn này có thể gồm những thương vụ với các công ty khác, chẳng hạn doanh thu từ việc bán tài sản cố định hữu hình như thiết bị, và doanh thu từ tài sản cố định vô hình như tiền bản quyền, thương hiệu.
    • Giả sử, trong quý rồi, chúng ta đã bán một chiếc máy làm giày cũ với giá 5 triệu đồng và cho phép một công ty quảng cáo khác sử dụng nhãn hiệu của công ty với phí là 10 triệu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ cộng thêm những khoản doanh thu đặc biệt này vào tổng thu nhập: 105,5 + 5 + 10 = 120,5 triệu đồng.
  7. Step 7 Trừ thuế để xác định thu nhập ròng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/99\/Calculate-Profit-Step-12.jpg\/v4-460px-Calculate-Profit-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/99\/Calculate-Profit-Step-12.jpg\/v4-728px-Calculate-Profit-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Trừ thuế để xác định thu nhập ròng. Cuối cùng, sau khi tất cả doanh thu và chi phí được tính toán, chi phí thuế sẽ được trừ vào doanh thu để xác định thu nhập ròng. Lưu ý rằng doanh nghiệp có thể chịu nhiều loại thuế (ví dụ, một công ty có thể phải trả cả thuế nhà nước và thuế địa phương). Thêm vào đó, mức thuế suất có thể thay đổi tùy vào nơi hoạt động của công ty và lợi nhuận nó kiếm được. Sau khi trừ chi phí thuế vào phần lợi nhuận thu được, ta sẽ có thu nhập ròng của công ty, đây là mức thu nhập sẽ được người chủ doanh nghiệp sử dụng.
    • Trong ví dụ của chúng ta, giả sử rằng, dựa trên mức thu nhập chịu thuế của kì trước, chúng ta phải đóng thuế hết 30 triệu đồng. Trừ 120,5 – 30 = 90,5 triệu đồng. Đây là con số thể hiện thu nhập thuần/ròng của doanh nghiệp, hay có thể nói 90,5 triệu đồng là lợi nhuận trong quý của công ty. Không phải thấp!
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy chắc rằng bạn đã xem xết tất cả các chi phí hoạt động trong kỳ. Chi phí quảng cáo, lập danh thiếp và những cuộc gọi đường dài có thể không mất nhiều chi phí, nhưng chúng cần phải được xem xét ngay là chi phí trong kỳ.
  • Lưu ý rằng bạn có thể xác định lợi nhuận thuần biên bằng cách tính tỷ lệ phần trăm doanh thu đã mang lại lợi nhuận. Hay nói cách khác, chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho thu nhập thuần và chuyển số này thành tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu doanh thu thuần là 10 triệu đồng, giá vốn hàng bán là 3 triệu đồng, và tổng chi phí hoạt động là 2 triệu đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ là 10 - 5 = 5 triệu đồng; lợi nhuận biên sẽ là 5/10 = 0,5 = 50%.

Cảnh báo

  • Nếu bạn điều hành một công ty nhỏ, hãy cẩn thận tách rời những chi phí trong nhà bạn ra khỏi chi phí hoạt động kinh doanh. Chỉ một phần hóa đơn điện nước, mạng internet và điện thoại được xem xét tính vào chi phí hoạt động kinh doanh.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hệ số Vòng quay hàng tồn khoCách đểHệ số Vòng quay hàng tồn kho Tính Hữu dụng BiênCách đểTính Hữu dụng Biên Tính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămCách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm Tính chiết khấuCách đểTính chiết khấu Khởi nghiệp chăn nuôi gàCách đểKhởi nghiệp chăn nuôi gà Tính thặng dư tiêu dùngCách đểTính thặng dư tiêu dùng Tính Giá trị thị trường của một công tyCách đểTính Giá trị thị trường của một công ty Viết báo cáo kinh doanhCách đểViết báo cáo kinh doanh Cải thiện Chất lượng Dịch vụ tại Cơ sở Kinh doanhCách đểCải thiện Chất lượng Dịch vụ tại Cơ sở Kinh doanh Hình thành ý tưởng kinh doanhCách đểHình thành ý tưởng kinh doanh Đối phó với Khách hàng Thô lỗCách đểĐối phó với Khách hàng Thô lỗ Trở thành một doanh nhân thành đạtCách đểTrở thành một doanh nhân thành đạt Viết kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏCách đểViết kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ Tính đòn bẩy hoạt độngCách đểTính đòn bẩy hoạt động Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.investopedia.com/terms/p/profit.asp
  2. http://www.investopedia.com/terms/c/cogs.asp
  3. http://blog.projectionhub.com/what-is-cost-of-goods-sold-for-a-service-business/
  4. http://www.irs.gov/businesses/small/article/0,,id=109807,00.html

Về bài wikiHow này

John Gillingham, CPA, MA Cùng viết bởi: John Gillingham, CPA, MA Kế toán viên công chứng & Người sáng lập của Accounting Play Bài viết này đã được cùng viết bởi John Gillingham, CPA, MA. John Gillingham là kế toán viên công chứng, chủ sở hữu của Gillingham CPA, PC và là người sáng lập của Accounting Play, là ứng dụng dạy kinh doanh & kế toán. John, sống tại San Francisco, California, có hơn 14 năm kinh nghiệm về kế toán và chuyên hỗ trợ các nhà tư vấn, công ty mới khởi nghiệp và các dự án kinh doanh nhóm A. Ông đã nhận bằng thạc sĩ về kế toán của Đại học bang California - Sacramento vào năm 2011. Bài viết này đã được xem 245.682 lần. Chuyên mục: Quản lý Tài chính | Kinh doanh Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Indonesia Tiếng Đức Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Hàn Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 245.682 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hệ số Vòng quay hàng tồn khoCách đểHệ số Vòng quay hàng tồn khoTính Hữu dụng BiênCách đểTính Hữu dụng BiênTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămCách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămTính chiết khấuCách đểTính chiết khấu

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Chuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTML

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram wikiHow
  • Chuyên mục
  • Tài chính và Kinh doanh
  • Quản lý Tài chính
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--349

Từ khóa » Doanh Thu Bằng Lợi Nhuận Trừ Chi Phí