Cách để Tính Thặng Dư Tiêu Dùng - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Tính thặng dư tiêu dùng PDF download Tải về bản PDF Thông tin tác giả PDF download Tải về bản PDF X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 93.842 lần.

Trong bài viết này: Xác định khái niệm và thuật ngữ chính Tính thặng dư tiêu dùng từ đường cung và đường cầu Bài viết có liên quan Tham khảo

Thặng dư tiêu dùng là thuật ngữ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả sự chênh lệch giữa lượng tiền người tiêu dùng sẵn lòng trả cho một hàng hóa hay dịch vụ và giá thị trường thật sự của chúng.[1] Đặc biệt, thặng dư tiêu dùng xuất hiện khi người tiêu dùng sẵn lòng trả nhiều hơn số tiền họ đang chi trả cho một hàng hóa hay dịch vụ. Dù có vẻ phức tạp, thặng dư tiêu dùng thực sự chỉ là một phương trình khá đơn giản một khi đã biết những thông số cần thiết để thế vào công thức đó.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:

Xác định khái niệm và thuật ngữ chính

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hiểu luật cầu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/58\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/58\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hiểu luật cầu. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến "cung và cầu" khi thuật ngữ này được dùng để ám chỉ những thế lực đầy bí ẩn đang vận hành nền kinh tế thị trường. Dù vậy, không ít người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. "Cầu" là mong muốn dành cho một hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Nhìn chung, khi toàn bộ những yếu tố khác cân bằng, cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi giá tăng.[2]
    • Ví dụ, giả sử một công ty chuẩn bị cho ra mắt mẫu ti vi mới. Càng định giá cao, công ty càng kỳ vọng bán được ít sản phẩm. Đó là bởi người tiêu dùng có lượng tiền giới hạn để chi tiêu và khi chi trả nhiều hơn cho một chiếc ti vi, có thể họ phải bớt chi tiêu cho những thứ khác, những sản phẩm có thể đem lại lợi ích tốt hơn (tạp hóa, xăng dầu, chứng khoán,…).
  2. Step 2 Hiểu luật cung. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cd\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-2-Version-4.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-2-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cd\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-2-Version-4.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-2-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Hiểu luật cung. Ngược lại, luật cung chỉ ra rằng hàng hóa và dịch vụ được cầu ở mức giá cao sẽ được cung nhiều. Đặc biệt, người bán muốn tạo doanh thu tối đa bằng cách bán nhiều sản phẩm đắt tiền và do đó, nếu một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định sinh lời cao, họ sẽ đổ xô sản xuất hàng hóa hay dịch vụ đó.[3]
    • Ví dụ, giả sử ngay trước ngày 8/3, hoa hồng trở nên rất đắt. Trước thực tế này, nông dân có khả năng trồng hoa hồng sẽ dồn mọi nguồn lực vào hoạt động trên, tạo ra lượng hoa hồng tối đa mà họ có thể sản xuất để tận dụng tình huống giá cao.
  3. Step 3 Hiểu cách cung và cầu được thể hiện trên đồ thị. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/70\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-3-Version-4.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-3-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/70\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-3-Version-4.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-3-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Hiểu cách cung và cầu được thể hiện trên đồ thị. Hệ trục tọa độ 2 chiều x/y là cách thể hiện quan hệ giữa cung và cầu được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh tế học. Thông thường, trong trường hợp này, trục x được dùng cho Q - quantity, lượng hàng hóa trên thị trường, và trục y được dùng cho P - price, giá hàng hóa. Cầu được biểu thị bằng một đường cong dốc xuống từ phía trên, bên trái sang phía dưới, bên phải và cung được biểu thị bằng đường cong dốc lên từ phía dưới, bên trái sang phía trên, bên phải.[4]
    • Giao điểm của đường cung và đường cầu là điểm mà tại đó thị trường cân bằng - điểm mà tại đó, lượng sản phẩm được cung cấp bởi các nhà sản xuất gần như bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu.[5]
  4. Step 4 Hiểu hữu dụng... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/fc\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/fc\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Hiểu hữu dụng biên. Hữu dụng biên là gia tăng trong sự thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được khi dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp tổng quát, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ tuân theo quy luật hiệu suất suy giảm, nghĩa là lợi ích mà mỗi đơn vị mua thêm đem lại ít dần. Cuối cùng, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ sẽ giảm đến điểm mà nó không còn "đáng" để mua thêm.[6]
    • Ví dụ, giả sử một người đang rất đói. Cô ấy đến cửa hàng và gọi bánh mì kẹp trị giá 20.000 đồng. Sau khi ăn, cô vẫn còn hơi đói nên đã gọi thêm một chiếc nữa cũng với giá 20.000 đồng. Hữu dụng biên của ổ bánh thứ hai sẽ thấp hơn đôi chút so với ổ đầu tiên bởi nó đem lại ít thỏa mãn hơn trong việc giảm đói. Người tiêu dùng này quyết định không mua ổ thứ ba bởi cô ấy đã no và do đó, nó gần như không đem lại hữu dụng biên cho cô.
  5. Step 5 Hiểu thặng dư tiêu dùng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Hiểu thặng dư tiêu dùng. Định nghĩa rộng của thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa "tổng giá trị" hay "tổng giá trị nhận được" của người tiêu dùng với món hàng và giá mà họ thật sự phải trả để có món hàng đó. Nghĩa là, nếu người tiêu dùng trả cho một sản phẩm ít hơn giá trị mà nó mang lại cho họ, thặng dư tiêu dùng đại diện “khoản tiết kiệm” được của người đó.[7]
    • Lấy ví dụ đơn giản, hãy xét trường hợp một người tiêu dùng trong thị trường xe hơi cũ. Người đó dành ra 200 triệu đồng cho việc mua xe. Nếu mua được chiếc xe như mong muốn với giá 120 triệu, chúng ta có thể nói rằng người đó có thặng dư tiêu dùng 80 triệu đồng. Nói cách khác, chiếc xe đáng giá 200 triệu với người đó nhưng cuối cùng, người tiêu dùng này có được chiếc xe một khoản thặng dư 80 triệu cho những tiêu dùng tùy thích khác.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 2:

Tính thặng dư tiêu dùng từ đường cung và đường cầu

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tạo biểu đồ trên trục tạo độ x/y để so sánh giá và số lượng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/df\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/df\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tạo biểu đồ trên trục tạo độ x/y để so sánh giá và số lượng. Như đã nói ở trên, các nhà kinh tế học sử dụng biểu đồ để so sánh mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Bởi thặng dư tiêu dùng được tính dựa trên mối quan hệ trên, chúng ta sẽ sử dụng loại biểu đồ này trong việc tính toán.[8]
    • Như đã đề cập, dùng trục y để thể hiện thông số P (giá cả) và trục x cho Q (số lượng hàng hóa).[9]
    • Những khoảng khác nhau dọc các trục đại diện cho những giá trị tương ứng khác nhau: khoảng giá cho trục giá và số lượng hàng hóa cho trục số lượng.
  2. Step 2 Dựng đường cung và cầu của hàng hóa hay dịch vụ được bán. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/37\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/37\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Dựng đường cung và cầu của hàng hóa hay dịch vụ được bán. Đường cung và cầu, đặc biệt là trong ví dụ về thặng dư tiêu dùng ở trên, thường được thể hiện bởi phương trình tuyến tính (đường thẳng trên biểu đồ). Có thể đường cung và cầu đã được cho sẵn trong bài toán thặng dư tiêu dùng. Hoặc, có thể bạn sẽ phải vẽ chúng.
    • Như đã giải thích về đường cung và đường cầu trên biểu đồ, đường cầu sẽ dốc xuống, bắt đầu từ phía trên, bên trái và đường cung sẽ dốc lên, bắt đầu từ phía dưới, bên trái.
    • Đường cung và đường cầu của mọi hàng hóa hay dịch vụ sẽ không đồng nhất nhưng và thể hiện một cách chính xác mối quan hệ giữa cầu (khi xét đến lượng tiền người tiêu dùng có khả năng chi trả) và cung (khi xét đến lượng hàng hóa được mua).
  3. Step 3 Tìm điểm cân bằng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e0\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e0\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tìm điểm cân bằng. Như đã thảo luận ở trên, cân bằng trong quan hệ cung cầu là điểm trên biểu đồ mà tại đó hai đường cung, cầu cắt nhau.[10] Ví dụ, điểm cân bằng đạt tại số lượng là 15 sản phẩm và mức giá 5 đồng/sản phẩm.
  4. Step 4 Từ điểm cân bằng, hạ đường vuông góc xuống trục giá. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/70\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/70\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Từ điểm cân bằng, hạ đường vuông góc xuống trục giá. Lúc này, điểm cân bằng đã được xác định. Vẽ đường nằm ngang bắt đầu từ điểm đó và cắt vuông góc với trục giá.[11] Trong ví dụ của chúng ta, đường này sẽ cắt trục giá tại mức giá 5 đồng.
    • Tam giác nằm giữa đường ngang này, đường thẳng đứng của trục giá và đường cầu là vùng tương ứng với thặng dư tiêu dùng.[12]
  5. Step 5 Dùng phương trình chính xác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/52\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/52\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Dùng phương trình chính xác. Bởi tam giác tương ứng với thặng dư tiêu dùng là tam giác vuông (điểm cân bằng chiếu vuông góc lên trục giá) và ‘’diện tích’’ của hình tam giác đó là những gì bạn muốn tính, bạn phải biết cách tính diện tích tam giác vuông. Công thức là 1/2(đáy x chiều cao) hay (đáy x chiều cao)/2.[13]
  6. Step 6 Thay giá trị tương ứng vào công thức. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-11.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-11.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Thay giá trị tương ứng vào công thức. Giờ đây, bạn đã biết phương trình và những giá trị tương ứng, bạn đã sẵn sàng cho việc thế vào công thức.
    • Trong ví dụ của chúng ta, đáy của tam giác là lượng cầu tại điểm cân bằng, 15.
    • Để tính chiều cao tam giác trong ví dụ trên, chúng ta phải lấy điểm giá mà tại đó, đường cầu cắt đường giá (giả sử trong ví dụ này là 12 đồng) trừ đi giá tại điểm giá cân bằng (5 đồng). 12 - 5 = 7, vậy chiều cao chúng ta sẽ dùng là 7.
  7. Step 7 Tính thặng dư tiêu dùng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/81\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-12.jpg\/v4-460px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/81\/Calculate-Consumer-Surplus-Step-12.jpg\/v4-728px-Calculate-Consumer-Surplus-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Tính thặng dư tiêu dùng. Với những thông số được thế vào phương trình, bạn đã sẵn sàng để giải bài toán. Với ví dụ hiện tại: CS = 1/2(15 x 7) = 1/2 x 105 = 52,50 đồng. Quảng cáo

Lời khuyên

  • Con số này tương ứng với tổng thặng dư tiêu dùng bởi thặng dư tiêu dùng của mỗi người tiêu dùng riêng lẻ đơn giản là lợi ích biên của người tiêu dùng hay chênh lệch giữa những gì mà họ có thể trả và những gì mà họ thực sự trả.

Bài viết wikiHow có liên quan

Tính Hữu dụng BiênCách đểTính Hữu dụng Biên Tính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămCách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm Tính Lợi nhuậnCách đểTính Lợi nhuận Hệ số Vòng quay hàng tồn khoCách đểHệ số Vòng quay hàng tồn kho Tính chiết khấuCách đểTính chiết khấu Khởi nghiệp chăn nuôi gàCách đểKhởi nghiệp chăn nuôi gà Tính Giá trị thị trường của một công tyCách đểTính Giá trị thị trường của một công ty Đối phó với Khách hàng Thô lỗCách đểĐối phó với Khách hàng Thô lỗ Cải thiện Chất lượng Dịch vụ tại Cơ sở Kinh doanhCách đểCải thiện Chất lượng Dịch vụ tại Cơ sở Kinh doanh Hình thành ý tưởng kinh doanhCách đểHình thành ý tưởng kinh doanh Tính Tỷ lệ Lợi nhuận GộpCách đểTính Tỷ lệ Lợi nhuận Gộp Tính đòn bẩy hoạt độngCách đểTính đòn bẩy hoạt động Trở thành một doanh nhân thành đạtCách đểTrở thành một doanh nhân thành đạt Bắt đầu một Công việc Kinh doanh nhỏCách đểBắt đầu một Công việc Kinh doanh nhỏ Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.investopedia.com/exam-guide/cfa-level-1/microeconomics/marginal-benefit-cost.asp
  2. http://www.investopedia.com/university/economics/economics3.asp
  3. http://www.investopedia.com/university/economics/economics3.asp
  4. http://www.investopedia.com/university/economics/economics3.asp
  5. http://www.investopedia.com/university/economics/economics3.asp
  6. http://www.investopedia.com/exam-guide/cfa-level-1/microeconomics/marginal-benefit-cost.asp
  7. http://www.investopedia.com/exam-guide/cfa-level-1/microeconomics/marginal-benefit-cost.asp
  8. https://www.youtube.com/watch?v=0hBIwRqTwmY
  9. https://www.youtube.com/watch?v=0hBIwRqTwmY
Hiển thị thêm
  1. http://www.investopedia.com/university/economics/economics3.asp
  2. https://www.youtube.com/watch?v=RxuXVuXhaTU
  3. https://www.youtube.com/watch?v=RxuXVuXhaTU
  4. https://www.youtube.com/watch?v=RxuXVuXhaTU

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 93.842 lần. Chuyên mục: Kinh doanh Ngôn ngữ khác Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Indonesia
  • In
Trang này đã được đọc 93.842 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Tính Hữu dụng BiênCách đểTính Hữu dụng BiênTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămCách đểTính Tỷ lệ tăng trưởng hàng nămTính Lợi nhuậnCách đểTính Lợi nhuậnHệ số Vòng quay hàng tồn khoCách đểHệ số Vòng quay hàng tồn kho

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Cách đểTìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Chế tạo Firework Rocket trong Game MinecraftCách đểChế tạo Firework Rocket trong Game MinecraftBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmNhận Robux vào tài khoản RobloxCách đểNhận Robux vào tài khoản RobloxTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên Tinder175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Ý nghĩa của con số thiên thần 555: Tình yêu, sự nghiệp, mối quan hệ linh hồn song sinhÝ nghĩa của con số thiên thần 555: Tình yêu, sự nghiệp, mối quan hệ linh hồn song sinh3 cách dễ dàng để tìm một người trên Snapchat khi không có tên người dùng của họ3 cách dễ dàng để tìm một người trên Snapchat khi không có tên người dùng của họ9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào wikiHow
  • Chuyên mục
  • Tài chính và Kinh doanh
  • Kinh doanh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--422

Từ khóa » Thặng Dư Của Người Tiêu Dùng Trên Thị Trường