Cách để Tránh Tình Trạng Bụng Kêu òng ọc Trong Lớp - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Tránh tình trạng bụng kêu òng ọc trong lớp PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Peter Gardner, MD

Đã xác minh dữ kiện

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Peter Gardner, MD. Peter W. Gardner là bác sĩ được ủy ban chứng nhận, chuyên khoa tiêu hóa và gan học với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông chuyên điều trị bệnh về tiêu hóa và gan. Gardner có bằng cử nhân của Đại học Bắc Carolina và từng theo học Trường Y khoa Georgetown. Ông đã hoàn thành chương trình nội trú về y học nội khoa và sau đó nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Đại học Connecticut. Ông trước đây là bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Stamford và vẫn thuộc đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Ông cũng là nhân viên của Bệnh viện Greenwich và Bệnh viện New York (Columbia) Presbyterian. Gardner là chuyên gia tư vấn về y học nội khoa và khoa tiêu hóa cho Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xác minh dữ kiện, đảm bảo tính chính xác của mọi sự kiện được viện dẫn và củng cố tính xác thực của các nguồn tin. Bài viết này đã được xem 41.830 lần.

Trong bài viết này: Áp dụng chế độ ăn lành mạnh Tránh đầy hơi Xử trí các rối loạn Bài viết có liên quan Tham khảo

Đang giữa giờ làm bài kiểm tra, bỗng nhiên bụng của bạn cao hứng trình diễn một bản hợp xướng. Nếu bạn thường ngượng ngùng vì bụng kêu òng ọc trong lớp thì bài viết này của wikiHow là dành cho bạn.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Biết rằng đó là điều bình thường. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Biết rằng đó là điều bình thường. Bụng kêu òng ọc là do hệ tiêu hóa đang làm công việc của nó: nhào trộn thức ăn, chất lỏng, dịch vị và đẩy xuống đường ruột. Những âm thanh này phát ra khi thành dạ dày-ruột co bóp để đẩy mọi thứ qua đường ruột. Ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh, tiếng kêu trong bụng đôi khi vẫn xảy ra, và điều này chẳng có gì phải xấu hổ.[1]
  2. Step 2 Cố gắng đừng ăn quá no trước khi vào lớp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cố gắng đừng ăn quá no trước khi vào lớp. Nếu bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức. Khi điều này xảy ra, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn vì có nhiều thức ăn phải đẩy qua đường ruột hơn.
  3. Step 3 Tránh để bụng rỗng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/77\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/77\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tránh để bụng rỗng. Khi dạ dày trống rỗng trong khoảng 2 giờ, tiếng kêu trong bụng sẽ phát ra lớn hơn. Đó là do trong dạ dày không có thứ gì giúp hấp thụ hoặc ngăn chặn âm thanh. Nếu bạn không ăn trong nhiều giờ đồng hồ, cơ thể sẽ tiết ra hormone báo hiệu cho não biết là đã đến giờ dọn dẹp mọi thứ trong dạ dày để dành chỗ cho thức ăn sắp nạp vào.[2]
    • Luôn đem theo đồ ăn vặt bên mình.
    • Liên tục uống chất lỏng như nước, nước quả, trà, v.v…
  4. Step 4 Hạn chế thức ăn khó tiêu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/42\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/42\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại chất bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng chất bột hoàn toàn vì chúng cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.[3]
    • Chất bột kháng tiêu hóa: khoai tây hoặc mì ống đã nguội lạnh sau khi nấu, bánh mì bột chua và hoa quả xanh
    • Chất xơ không tan: bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, bắp cải, xà lách, ớt chuông
    • Đường: táo, lê và bông cải xanh
  5. Step 5 Nhận biết dấu hiệu bụng đói. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3d\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3d\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng ”đánh trống” diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, bạn cần biết khi nào mình thực sự đói. Học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.
  6. Step 6 Ăn chậm và nhai kỹ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/5a\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5a\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.[4] Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 3:

Tránh đầy hơi

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Uống thuốc giảm đầy hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/81\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-7-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-7-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/81\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-7-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-7-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Uống thuốc giảm đầy hơi. Hơi tích tụ trong ruột có thể gây ra tiếng kêu trong dạ dày. Có một cách đơn giản để tránh tình trạng này là uống thuốc giảm đầy hơi không kê toa. Bạn không cần phải uống thuốc sau mỗi lần ăn, nhưng cố gắng đừng quên uống thuốc trước khi ăn các thực phẩm có thể gây đầy hơi.
  2. Step 2 Tránh thức ăn gây đầy hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/25\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-8-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-8-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-8-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-8-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tránh thức ăn gây đầy hơi. Một số thực phẩm được xếp vào loại sinh hơi vì sự phức tạp trong quá trình phân hủy. Việc tránh các thức ăn này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bụng “đánh trống”.
    • Phô mai
    • Sữa
    • A-ti-sô
    • Bông cải xanh
    • Các loại đậu
    • Thức ăn nhanh
    • Nước ngọt
  3. Step 3 Đi dạo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1f\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-9-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-9-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1f\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-9-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-9-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Đi dạo. Bạn nên đi dạo sau khi ăn. Quãng đường đi dạo không cần quá 1 km. Việc đi dạo sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giúp ruột chuyển động tốt.[5] Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 3:

Xử trí các rối loạn

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tập luyện đều đặn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f9\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-10-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-10-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f9\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-10-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-10-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tập luyện đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.[6]
  2. Step 2 Nhận biết nếu bạn bị rối loạn lo âu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/57\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-11-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-11-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/57\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-11-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-11-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Nhận biết nếu bạn bị rối loạn lo âu. Nếu bạn liên tục hồi hộp hoặc lo lắng, bộ não sẽ gửi tín hiệu đến dạ dày. Các tín hiệu này gây nên âm thanh lớn. Nếu bạn thấy bụng kêu òng ọc cả ngày dù đã thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt, có thể bạn mắc chứng rối loạn lo âu và cần phải được bác sĩ điều trị.[7]
  3. Step 3 Nhận biết các dấu hiệu không dung nạp thực phẩm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-12-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-12-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b3\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-12-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-12-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Nhận biết các dấu hiệu không dung nạp thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng làm rối loạn dạ dày và phát ra tiếng kêu. Nếu bạn nhận thấy dạ dày khó chịu sau khi ăn cùng một loại thực phẩm – hãy tránh thức ăn đó. Trường hợp không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp lactose. Đây là trường hợp các sản phẩm sữa gây kích ứng mạnh trong dạ dày.
  4. Step 4 Lưu ý hiện tượng khó tiêu nghiêm trọng (dyspepsia). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/39\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-13-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-13-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/39\/Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-13-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Your-Stomach-from-Growling-Loudly-in-Class-Step-13-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Lưu ý hiện tượng khó tiêu nghiêm trọng (dyspepsia). Đau bụng trên, ợ nhiều, buồn nôn, cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ và chướng bụng là các triệu chứng của tình trạng khó tiêu nghiêm trọng. Nếu liên tục có các biểu hiện trên, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế. Chứng khó tiêu không đe dọa tính mạng nhưng cần phải được điều trị.[8] Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày có thể giúp bạn tránh các vấn đề về tiêu hóa.
  • Uống nước đều trong cả ngày. Tránh uống ừng ực quá nhiều nước cùng một lúc, nếu không, bụng của bạn sẽ phát ra tiếng kêu.
  • Ăn ít đi và giới hạn lượng thức ăn khi đang đói. Nguyên tắc này chỉ áp dụng sau bữa sáng (bạn vẫn có thể ăn no vào buổi sáng, sau đó hãy hạn chế ăn các thứ khác). Tránh thức ăn ‘’rác” và đảm bảo ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểHút Thuốc lá Kích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểu Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Tỉnh cần saCách đểTỉnh cần sa Khỏi đau tay khi viết nhiềuCách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Ngừng hút cần saCách đểNgừng hút cần sa Nôn sao cho dễ chịu nhấtCách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phânCách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Lấy tóc ra khỏi họngCách đểLấy tóc ra khỏi họng Ngất xỉu An toànCách đểNgất xỉu An toàn Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
  5. http://www.foxnews.com/health/2015/10/01/noisy-stomach-normal-or-unhealthy/
  6. http://www.fitnessmagazine.com/health/pain-relief/gut-reaction-solutions-for-exercise-related-stomach-problems/
  7. http://www.adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/irritable-bowel-syndrome-ibs
  8. http://www.medicinenet.com/dyspepsia/page8.htm#how_is_dyspepsia_indigestion_treated_and_relieved

Về bài wikiHow này

Peter Gardner, MD Cùng viết bởi: Peter Gardner, MD Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Bài viết này đã được cùng viết bởi Peter Gardner, MD. Peter W. Gardner là bác sĩ được ủy ban chứng nhận, chuyên khoa tiêu hóa và gan học với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông chuyên điều trị bệnh về tiêu hóa và gan. Gardner có bằng cử nhân của Đại học Bắc Carolina và từng theo học Trường Y khoa Georgetown. Ông đã hoàn thành chương trình nội trú về y học nội khoa và sau đó nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Đại học Connecticut. Ông trước đây là bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Stamford và vẫn thuộc đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Ông cũng là nhân viên của Bệnh viện Greenwich và Bệnh viện New York (Columbia) Presbyterian. Gardner là chuyên gia tư vấn về y học nội khoa và khoa tiêu hóa cho Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 41.830 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Thái Tiếng Hà Lan Tiếng Hàn Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 41.830 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hút Thuốc láCách đểHút Thuốc láKích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểuĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Chuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTML

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe Tổng quan
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--407

Từ khóa » Cách Trị Bụng Kêu Khi đói