Cách để Trò Chuyện Với Người Yêu Cũ - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Trò chuyện với người yêu cũ PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 146.146 lần.

Trong bài viết này: Ngẫm nghĩ về các lý do của bạn Liên lạc Nói chuyện Quên đi người yêu cũ Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Xây dựng mối quan hệ đã khó, và chia tay lại càng khó hơn. Sau khi chia tay, sẽ có nhiều lý do khiến bạn cần phải cân nhắc trò chuyện với người yêu cũ. Có thể là bạn muốn duy trì tình bạn với người ấy ngay cả khi mối quan hệ tình cảm của cả hai không thể phát triển. Có lẽ hai bạn có con với nhau, và điều này có nghĩa là ít nhất bạn phải bàn bạc với người ấy về vấn đề chăm sóc con cái.Thậm chí có thể vì bạn muốn cố gắng nối lại tình xưa. Nhưng trước khi bắt đầu gọi điện hoặc gửi tin nhắn, bạn nên nhớ dành một chút thời gian để suy nghĩ về lý do. Bất kể chúng là gì, có khá nhiều bước có thể giúp bạn giao tiếp với người yêu cũ suôn sẻ.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:

Ngẫm nghĩ về các lý do của bạn

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tự hỏi bản thân vì sao bạn muốn trò chuyện với người yêu cũ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2a\/Talk-to-Ex-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2a\/Talk-to-Ex-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tự hỏi bản thân vì sao bạn muốn trò chuyện với người yêu cũ. Có lẽ sẽ có khá nhiều lý do khiến bạn có cảm giác như bạn muốn hoặc cần phải giao tiếp với người ấy. Và cũng có nhiều điều mà bạn cần cân nhắc. Có phải bạn muốn trò chuyện với người ấy vì đã lâu cả hai không liên lạc với nhau? Hay là hai bạn đang duy trì tình bạn và bây giờ bạn muốn yêu cầu người ấy giữ khoảng cách hơn? Hay bạn phải nói chuyện vì có liên quan đến lũ trẻ? Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về lý do bạn muốn nói chuyện với người cũ để bảo đảm rằng đây là điều mà bạn thật sự muốn làm.[1]
  2. Step 2 Tránh liên lạc với người ấy chỉ để than phiền. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a1\/Talk-to-Ex-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a1\/Talk-to-Ex-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tránh liên lạc với người ấy chỉ để than phiền. Tuy chuyện tình cảm của cả hai đã kết thúc, tại một vài thời điểm nào đó, mối tình này cũng đã đem lại những điều tốt đẹp. Việc không ngừng than vãn và khơi gợi lại nỗi đau sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề, và nó cũng không giúp ích gì cho mối quan hệ của cả hai nếu bạn đang cố gắng duy trì tình bạn với người đó.[2]
    • Nếu có con với người yêu cũ, bạn cũng nên suy nghĩ về tác động của việc than phiền đối với chúng. Bạn sẽ không muốn con cái nhìn bạn như kẻ tệ hại suốt ngày chỉ biết phàn nàn.
  3. Step 3 Hãy thẳng thắn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b2\/Talk-to-Ex-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b2\/Talk-to-Ex-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Hãy thẳng thắn. Không nên vòng vo. Nếu cần phải bàn bạc về điều quan trọng nào đó với người ấy, bạn nên nói thẳng với họ. Không nên bóng gió hoặc nói những câu thụ động, hãy rõ ràng và trung thực. Đề cập đến mọi ranh giới khả dĩ mà bạn cần (ví dụ, nhắn tin/không nhắn tin, gửi email/không gửi email, v.v).[3]
  4. Step 4 Tránh gửi đi thông điệp sai lệch. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Talk-to-Ex-Step-4.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Talk-to-Ex-Step-4.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tránh gửi đi thông điệp sai lệch. Có phải bạn đang tìm kiếm mối quan hệ thông thường chỉ có liên quan đến việc quan hệ tình dục? Mặc dù người yêu cũ của bạn sẽ là ứng viên sáng giá cho vị trí này, có khả năng người ấy vẫn còn nuôi dưỡng tình cảm với bạn. Cố gắng bắt đầu mối quan hệ mới với người ấy mà không thiết lập kỳ vọng rõ ràng sẽ chỉ khiến cả hai đau khổ thêm.[4]
  5. Step 5 Không nên sử dụng người yêu cũ như chỗ dựa tinh thần. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d4\/Talk-to-Ex-Step-5.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d4\/Talk-to-Ex-Step-5.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Không nên sử dụng người yêu cũ như chỗ dựa tinh thần. Sẽ rất dễ để bạn dựa dẫm vào người quen thuộc khi đang cô đơn hoặc tuyệt vọng. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng người yêu cũ là nơi tốt nhất để giúp bạn khuây khỏa hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận tránh xem người ấy như chỗ dựa tinh thần của mình. Bạn nên liên lạc với bạn bè và nguồn hỗ trợ khác.[5]
  6. Step 6 Cần nhớ rõ lý do vì sao cả hai chia tay. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/66\/Talk-to-Ex-Step-6.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/66\/Talk-to-Ex-Step-6.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Cần nhớ rõ lý do vì sao cả hai chia tay. Bất kể quyết định của bạn là gì (để trò chuyện với người yêu cũ hoặc không), bạn nên nhớ hai bạn chia tay là có lý do. Nếu bạn cho rằng có thể có cách để giải quyết mọi chuyện, hãy thực tế một chút. Thêm một lần hẹn hò nữa sẽ không khiến người ấy trở thành một con người mới mẻ. Và những lời hứa hẹn thay đổi từ cả hai phía thường là vô nghĩa.[6] Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 4:

Liên lạc

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Thăm dò. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c2\/Talk-to-Ex-Step-7.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c2\/Talk-to-Ex-Step-7.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Thăm dò. Có lẽ đã khá lâu kể từ lần cuối cùng cả hai liên lạc với nhau. Nhiều điều đã thay đổi với người ấy, và với bạn. Bạn nên cân nhắc bắt đầu dè dặt, có thể là thông qua mạng xã hội. Bạn có thể gửi cho người yêu tin nhắn hoặc email và chia sẻ về yếu tố tích cực đã xảy đến với bạn kể từ khi cả hai trò chuyện với nhau lần cuối. Không nên lạm dụng quá mức; bạn chỉ nên duy trì sự ngắn gọn, đơn giản và thân thiện. Hãy cho phép người ấy có cơ hội bày tỏ sự thân thiết với bạn.[7]
  2. Step 2 Đề nghị cùng nhau thực hiện một điều gì đó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/5c\/Talk-to-Ex-Step-8.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5c\/Talk-to-Ex-Step-8.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Đề nghị cùng nhau thực hiện một điều gì đó. Nếu người ấy hồi âm và có vẻ hào hứng trong việc trò chuyện nhiều hơn, bạn nên đề nghị gặp nhau tại nơi mà cả hai đã từng yêu thích và có những kỷ niệm tích cực. Cung cấp cho họ nhiều lựa chọn và hỏi xem họ yêu thích lựa chọn nào hơn.[8] Nếu người ấy không thể trực tiếp gặp mặt bạn, hoặc không sống gần nơi bạn ở, bạn nên sắp xếp trò chuyện với họ qua điện thoại. Hỏi xem ngày giờ nào người ấy rảnh rỗi để bạn có thể gọi điện. Bằng cách lập kế hoạch từ trước, bạn có thể tránh được việc không thể liên lạc được với họ vì thời gian biểu bận rộn.[9]
    • Ví dụ, có phải hai bạn từng gặp nhau tại một tiệm cà phê, nơi mà cả hai chỉ có những kỷ niệm tích cực? Hay là ở một công viên hoặc tiệm bánh nào đó không liên quan gì đến bạn và người yêu cũ của bạn? Bạn nên lựa chọn những địa điểm như thế này cho buổi gặp mặt đầu tiên để không gây cản trở sự tiến triển của mối quan hệ.
    • Nếu mối quan hệ giữa bạn và người ấy có nhiều mâu thuẫn nhưng cần phải gặp nhau để trò chuyện, ví dụ như về con cái, một nơi công cộng sẽ khá phù hợp để khuyến khích cả hai kiểm soát cảm xúc của mình.
    • Skype cũng là phương tiện không tốn kém và rất dễ dàng để giữ liên lạc khi cả hai cách nhau khá xa (hoặc thậm chí là khá gần). Miễn là hai bạn có máy vi tính hoặc máy tính bảng kèm theo kết nối internet, bạn sẽ có thể sử dụng Skype. Và đối với Skype, bạn cũng không phải dùng camera nếu bạn không muốn.
  3. Step 3 Cư xử tử tế và chu đáo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/29\/Talk-to-Ex-Step-9.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/29\/Talk-to-Ex-Step-9.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Cư xử tử tế và chu đáo. Nếu bạn muốn tiếp tục làm bạn với người yêu cũ, cử chỉ chu đáo sẽ khuyến khích người ấy suy nghĩ về bạn một cách tích cực. Hành động tử tế và ân cần như thế nào là tùy ở bạn, nhưng nó cần phải dựa trên tính cách và cảm giác thoải mái của bạn khi thực hiện. Không nên đi quá đà và khiến người ấy cảm thấy khó chịu, tuy nhiên, bạn nên nghĩ về những điều mà họ trân trọng và thích thú. Một lựa chọn khá hay là cho họ thấy bạn vẫn còn nhớ một điều cụ thể nào đó về họ (ví dụ, yêu thích một thanh sôcôla chỉ có bán tại một cửa hàng duy nhất, niềm đam mê đối với một loại trà, v.v) và điều này sẽ chứng minh rằng bạn không quên khoảng thời gian tốt đẹp với họ.[10]
    • Ví dụ, có thể người bạn yêu rất thích một loại bia làm theo phương thức truyền thống chỉ có bán tại một vài nơi, hoặc họ thích sưu tập những món đồ như bức tượng nhỏ hoặc quả cầu tuyết. Những thứ đơn giản, không tốn kém nhưng lại chu đáo như vậy sẽ là cử chỉ đẹp cho thấy rằng bạn vẫn ghi nhớ nhiều thứ tuyệt vời ở người yêu cũ.
  4. Step 4 Trình bày ý định rõ ràng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/70\/Talk-to-Ex-Step-10.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/70\/Talk-to-Ex-Step-10.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Trình bày ý định rõ ràng. Bạn khởi động việc liên lạc này là vì một lý do cụ thể. Bạn đã quyết định rằng bạn muốn hình thành một loại quan hệ khác với người ấy. Bạn phải hiểu rõ điều mình muốn và trình bày rõ ràng với người yêu cũ. Nếu chỉ muốn làm bạn với họ, bạn phải bảo đảm rằng họ hiểu rõ điều đó. Nếu bạn muốn quay về như xưa, hãy nói rõ. Nếu không muốn liên lạc với họ trừ khi bạn cần phải bàn bạc về vấn đề quan trọng như con cái, bạn cũng nên cho người ấy biết. Có thể người ấy đang thắc mắc không biết bạn muốn gì và bạn có thể bị bất ngờ khi họ nêu lên câu hỏi. Bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời.[11]
    • Cách tốt nhất để nêu rõ ý định là đặt mục tiêu cụ thể. Bạn nên xác định mình muốn gì từ phía người ấy và bám vào đó. Nếu bạn hy vọng cả hai quay về bên nhau, hãy nói rõ. Và nếu chỉ muốn làm bạn với người ấy, bạn nên trình bày cho người cũ hiểu được vấn đề ngay lập tức. Và nếu người ấy yêu cầu bạn phải chấp nhận những điều thấp hơn mong muốn của bạn, bạn nên cân nhắc quay mặt bước đi.
  5. Step 5 Chuẩn bị sẵn sàng cho phản ứng tiêu cực. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/aa\/Talk-to-Ex-Step-11.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/aa\/Talk-to-Ex-Step-11.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Chuẩn bị sẵn sàng cho phản ứng tiêu cực. Bạn nên nhớ rằng bạn chia tay là có lý do. Người yêu cũ của bạn có thể trải qua một vài cảm xúc về cuộc chia tay mà bạn không hề hay biết hoặc thấu hiểu. Bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận phản ứng tiêu cực từ phía người ấy trước mọi đề nghị của bạn, ngay cả khi bạn chỉ có ý tốt. Không nên biến sự từ chối thành vấn đề to tát, và không được nói ra điều mà bạn sẽ hối tiếc sau này.[12]
    • Trước khi gặp gỡ hoặc trò chuyện với người yêu cũ, bạn nên suy nghĩ về mọi phản ứng mà họ có thể biểu hiện – cả tốt lẫn xấu. Cân nhắc về lý do vì sao người yêu cũ của bạn lại hành động như vậy. Chuẩn bị sẵn cách ứng xử cho mọi phản ứng (nói chung) để không bị bất ngờ nếu nó thật sự xảy đến.
    Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 4:

Nói chuyện

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Cân nhắc phong cách giao tiếp cá nhân của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/02\/Talk-to-Ex-Step-12.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/02\/Talk-to-Ex-Step-12.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Cân nhắc phong cách giao tiếp cá nhân của bạn. Mỗi người đều có phong cách giao tiếp khác nhau đôi chút. Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thấu hiểu của người cũ của bạn trước lời bạn nói. Nếu hiểu rõ phong cách trò chuyện của bản thân, bạn có thể nhận thức rõ ràng hơn về cách người khác hiểu lời nói của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh hiểu lầm và xung đột, đồng thời nó cũng giúp bạn thay đổi phong cách của mình nếu bạn biết rằng người ấy sẽ không phản ứng tốt.[13] Ví dụ, nếu bạn thường trình bày mọi việc một cách thẳng thắn, nhưng người yêu cũ của bạn lại là người dễ hoảng sợ, bạn nên giảm thiểu mức độ thẳng thắn của mình, ít nhất là trong lúc đầu.
    • Người giao tiếp theo cách thân thiện có xu hướng yêu thích sự hợp tác. Khi cần đưa ra quyết định, họ thường thu thập ý kiến từ nhiều người khác nhau trước khi đi đến kết luận. Điều này có nghĩa là họ thường lắng nghe những gì đối phương đề nghị và xem xét nó trước khi quyết định.
    • Người giao tiếp theo cách cạnh tranh yêu thích quyền lực và sự thống trị. Họ có xu hướng tự quyết định mà không cần đến sự hợp tác. Họ thường quyết đoán (nhưng không hung hăng), trực tiếp và đôi khi thách thức người không đồng ý với họ.
    • Người giao tiếp theo kiểu trực tiếp hoàn toàn như tên gọi của họ - trực tiếp. Họ nói thẳng, và không vòng vo. Nếu muốn một điều gì đó, họ sẽ nói với bạn. Nếu không thích một thứ gì đó, họ cũng sẽ cho bạn biết. Sự thẳng thắn cho phép người khác nhanh chóng hiểu rõ họ. Thông thường, họ sẽ không trình bày mơ hồ về điều họ muốn. Đôi khi, người trò chuyện quá trực tiếp thường bị xem như thích ép buộc hoặc hung hăng.
    • Người giao tiếp theo kiểu gián tiếp gặp khó khăn trong việc trình bày suy nghĩ, mong muốn, hoặc nhu cầu của mình với người khác. Họ thường đưa ra gợi ý về những điều mà họ hy vọng người khác sẽ thấu hiểu ẩn ý của họ. Loại hình giao tiếp này thường tạo nên khá nhiều bối rối và hiểu nhầm, nhưng đồng thời, nó cũng giúp bạn trông có vẻ như ít hung hăng hơn.
  2. Step 2 Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/48\/Talk-to-Ex-Step-13.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-13.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/48\/Talk-to-Ex-Step-13.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-13.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực. Lắng nghe là phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nhận thức rõ điều mà người yêu cũ của bạn đang nói (người ấy đang nói gì VÀ ý của họ là gì) được xem là hành động lắng nghe tích cực. Lắng nghe tích cực thậm chí lại càng quan trọng hơn trước mọi tác nhân gây xao nhãng mà bạn có thể gặp phải khi đang trò chuyện. Tiếng chuông điện thoại, tiếng còi xe, tiếng TV, tiếng người khác đang tranh cãi, v.v, mọi yếu tố đều có thể khiến bạn ngừng chú tâm vào người ấy và chuyển hướng sự chú ý sang nơi khác. Có khá nhiều điều cụ thể mà bạn có thể thực hiện để rèn luyện bản thân trở thành người biết lắng nghe.[14]
    • Nhắc lại và tóm tắt lời nói của đối phương. Bạn có thể nhắc lại bằng cách sử dụng từ ngữ giúp làm rõ và đơn giản hóa ý nghĩa. Bằng cách này, người kia sẽ nhận ra rằng bạn đang chú ý, và họ sẽ biết bạn có thật sự hiểu rõ điều họ muốn nói hay không.
      • Ví dụ, bạn có thể nói: “Em/Anh nghe anh/em nói rằng anh/em muốn lũ trẻ sang nhà anh/em vào cách tuần, chứ không phải là mỗi tuần. Đúng không?”.
    • Không ngắt lời. Nếu người ấy đang cố gắng trình bày một điều gì đó, bạn có thể bày tỏ sự chú ý bằng cách nhìn vào mắt họ, và gật đầu hoặc nói những câu ngắn để khuyến khích họ tiếp tục. Hãy cho phép người ấy nêu lên mọi điều muốn nói mà không ép buộc họ ngừng lại hoặc cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Điều này bao gồm hành động giữ im lặng khi đối phương đang suy nghĩ hoặc đang cố gắng tìm kiếm từ ngữ phù hợp để diễn đạt.
    • Nêu câu hỏi. Nếu không hiểu rõ hoặc muốn làm rõ một điều gì đó, bạn chỉ cần hỏi. Nếu bạn cảm thấy như người yêu cũ chỉ mới bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc một cách sơ sài, bạn nên đặt ra câu hỏi để họ giải thích chi tiết hơn.
      • Cố gắng sử dụng câu hỏi mở, thay vì cầu khiế. Ví dụ: “Anh/Em nghĩ trong tương lai, chúng ta sẽ tương tác với nhau như thế nào?”
    • Xác nhận cảm xúc của người ấy. Bạn cần phải cảm thông với mọi điều họ nói. Nếu tình huống mà họ đang thảo luận nghe có vẻ gây bức xúc, hãy nói với họ rằng họ trông có vẻ bực bội. Nói cho họ nghe về yếu tố có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn vì đã mở lòng với bạn. Nếu người ấy vừa mới cho bạn biết về vấn đề thật sự khó khăn mà họ khó có thể vượt qua, bạn nên cảm ơn họ vì đã chia sẻ với bạn.
  3. Step 3 Duy trì sự gợi mở cho cuộc trò chuyện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/57\/Talk-to-Ex-Step-14.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/57\/Talk-to-Ex-Step-14.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Duy trì sự gợi mở cho cuộc trò chuyện. Bạn nên đảm bảo rằng cách trò chuyện và kỹ năng lắng nghe tích cực của bạn không hủy hoại điều mà người yêu cũ của bạn muốn nói. Yếu tố này đặc biệt quan trọng nếu một trong những lý do khiến cả hai chia tay nhau là do thiếu giao tiếp hoặc giao tiếp không tốt. Nếu phong cách giao tiếp mà bạn sử dụng trước kia không đem lại hiệu quả, bạn cần phải thử dùng phong cách mới mẻ, nếu không, bạn sẽ không thể tiếp tục. Có nhiều điều mà bạn nên tránh khi trò chuyện với người ấy.[15]
    • Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi tại sao – đặc biệt là với câu hỏi bắt đầu theo kiểu “sao anh/em không…”. Nêu lên những câu hỏi dạng này thường có xu hướng đẩy con người vào thế phòng thủ, và có thể khiến cả hai tranh cãi.
    • Không nên giảm nhẹ cảm xúc của người ấy bằng cách nói rằng họ không nên lo lắng về điều gì đó, hoặc họ không nên cho phép người khác làm phiền họ. Bạn không phải là người phán xét về yếu tố có thể hoặc không thể gây lo lắng hoặc làm phiền đến đối phương. Họ có quyền cảm thấy lo âu hoặc phiền muộn về vấn đề nào đó.
    • Nếu bạn bắt đầu bằng cách trình bày câu hỏi làm rõ vấn đề hoặc câu hỏi cho phép người ấy giải thích một cách cặn kẽ hơn nhưng trông họ có vẻ do dự, hãy dừng lại. Không nên ép buộc họ nói một điều gì đó mà họ không muốn. Nếu người đó muốn nói, họ sẽ nói.
    • Đừng giả định rằng bạn hiểu rõ cảm giác của đối phương. Điều này bao gồm kể cho người ấy nghe chuyện đời mình mỗi khi họ chia sẻ về câu chuyện của họ. Nếu người ấy cho bạn biết về khoảng thời gian họ vô cùng buồn bã vì một vấn đề nào đó, không nên biến nó thành câu chuyện về thời điểm bạn cũng đã từng đau buồn.
  4. Step 4 Sử dụng chủ từ ‘Tôi’ (chủ ngữ của câu chính là bản thân bạn). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6f\/Talk-to-Ex-Step-15.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-15.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6f\/Talk-to-Ex-Step-15.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Sử dụng chủ từ ‘Tôi’ (chủ ngữ của câu chính là bản thân bạn). Nếu đang cố gắng giải thích cảm giác hiện tại của bạn (hoặc trong quá khứ) với người yêu cũ, bạn không nên biến nó thành quá trình đổ lỗi khi chỉ cố gắng liệt kê mọi điều mà họ đã thực hiện khiến bạn thất vọng - “Anh/Em thường xuyên phớt lờ em/anh”, “Anh/Em không bao giờ muốn dành thời gian cho em/anh”, hoặc “Anh/Em luôn muốn đi chơi cùng bạn bè khác”. Thay vì vậy, hãy nhớ sử dụng chủ từ ‘Tôi’ trong mỗi câu nói - “Anh/Em cảm thấy như thể mình bị phớt lờ”, “Anh/Em rất buồn khi không được dành nhiều thời gian bên em/anh”, hoặc “Đôi khi, anh/em cảm thấy như thể mình bị bỏ rơi”.[16] Tương tự cho việc không nên phóng đại điều thật sự đã xảy ra bằng cách sử dụng từ “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”.
  5. Step 5 Tránh biến cuộc trò chuyện thành cuộc tranh cãi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a1\/Talk-to-Ex-Step-16.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-16.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a1\/Talk-to-Ex-Step-16.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-16.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Tránh biến cuộc trò chuyện thành cuộc tranh cãi. Không phải lúc nào bạn cũng đúng, và người yêu cũ của bạn cũng không nhất thiết phải đồng ý với bạn, hoặc ngược lại. Mục tiêu của cuộc đối thoại này không phải là tranh cãi hoặc tranh luận để giành chiến thắng, mà là để xây dựng quá trình giao tiếp tích cực và thông minh về chủ đề quan trọng bạn cần phải bàn bạc với người yêu cũ. Không có kẻ thắng hoặc người thua trong chuyện này.[17]
    • Điều này không có nghĩa là bạn không được phép có cảm giác trước cảm xúc hoặc suy nghĩ của người yêu cũ. Bạn vẫn có thể tức giận hoặc buồn bực với lời nói của họ, nhưng không nên bộc lộ cảm giác của mình mà không suy nghĩ. Hãy dành một vài phút để ngẫm nghĩ về lý do vì sao người ấy lại thực hiện hoặc nói ra một điều nào đó và tự hỏi bản thân xem liệu nó có hợp lý hay không.
  6. Step 6 Xem xét nguồn gốc hình thành cảm xúc của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/40\/Talk-to-Ex-Step-17.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-17.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/40\/Talk-to-Ex-Step-17.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-17.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Xem xét nguồn gốc hình thành cảm xúc của bạn. Cả hai bạn đều là con người và đôi khi có một vài cảm xúc khó chịu, nhưng nó không có nghĩa là bạn không được phép cảm thấy như vậy. Việc có cảm giác hoặc suy nghĩ nào đó không có gì sai trái, nhưng điều quan trọng là bạn nên cố gắng nhận thức rõ khi đang trút cảm xúc của mình lên người khác và thừa nhận nó. Bạn thậm chí sẽ có lời giải thích hoàn toàn hợp lý rằng vì sao đôi khi bạn lại có suy nghĩ hoặc cảm giác như vậy, có lẽ là do trải nghiệm trong quá khứ của bạn.[18]
    • Ví dụ, nếu trước đây bạn từng hẹn hò với người đã lừa dối bạn, và họ thường nói dối rằng phải làm việc muộn, vậy là khi nghe người yêu hiện tại của bạn nói rằng họ phải làm việc muộn, bạn có thể nghĩ những điều phi lý về họ. Bạn nên dành thời gian để giải thích điều này cho người ấy hiểu. Cho họ biết rõ nguồn gốc xuất phát của lối suy nghĩ này, và rằng bạn hiểu rõ chúng không gây ảnh hưởng gì đến niềm tin của bạn, nhưng bạn vẫn không thể nào loại bỏ chúng khỏi tâm trí vì trải nghiệm không hay trong quá khứ.
    • Đôi khi, cảm giác và suy nghĩ có thể rất vô lý. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy ghen tuông khi người yêu cũ của bạn có người yêu mới, ngay cả khi bạn không muốn cả hai quay lại với nhau như trước kia. Cảm xúc của bạn có thể chỉ là do người ấy có ý nghĩa rất lớn đối với bạn. Bạn hoàn toàn được phép có cảm xúc đó.
  7. Step 7 Trở nên cởi mở, trung thực và tôn trọng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f7\/Talk-to-Ex-Step-18.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-18.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f7\/Talk-to-Ex-Step-18.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-18.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Trở nên cởi mở, trung thực và tôn trọng. Vì cuộc trò chuyện này là do bạn phải hoàn thành mục tiêu cụ thể với người yêu cũ, bạn cần phải càng rõ ràng, súc tích và trung thực càng tốt. Giải thích rõ điều bạn muốn – từ phía người yêu cũ và từ mối quan hệ của bạn. Nêu lên kỳ vọng mà bạn muốn nhận được từ mối quan hệ này. Cho họ biết nguyên do hình thành cảm giác của bạn. Chấp nhận rằng bạn có nhu cầu và mơ ước riêng, và rằng điều này hoàn toàn bình thường.
    • Duy trì sự cảm thông và chân thật ngay cả khi người yêu cũ của bạn không tôn trọng bạn. Nếu người ấy đối xử với bạn một cách tồi tệ, hoặc nói một điều gì đó gây tổn thương, hãy nhớ rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với vấn đề này. Bạn can sẽ vượt qua nó và bạn sẽ ổn. Không có lý do gì khiến bạn phải hạ mình xuống mức độ của người đó và đáp trả lại họ bằng sự thiếu tôn trọng tương tự như họ. Bạn sẽ hối tiếc về sau. [19]
    Quảng cáo
Phương pháp 4 Phương pháp 4 của 4:

Quên đi người yêu cũ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tự nhắc nhở bản thân nhớ về lý do bạn chia tay. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f0\/Talk-to-Ex-Step-19.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-19.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f0\/Talk-to-Ex-Step-19.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-19.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tự nhắc nhở bản thân nhớ về lý do bạn chia tay. Việc chia tay với người khác, đặc biệt là với người mà bạn có tình cảm mạnh mẽ đối với họ sẽ khiến bạn cảm thấy như thể cả thế giới đang sụp đổ dưới chân bạn. Bạn cần phải nhắc nhở chính mình rằng sẽ luôn có một lý do tốt đẹp nào đó khiến mối quan hệ tình cảm của bạn phải kết thúc. Có lẽ là sẽ có nguyên nhân phù hợp về lý do khiến cả hai chia tay nhau, ngay cả khi bạn không thể nhớ ra trong khoảnh khắc đen tối nhất. Bạn nên tránh theo đuổi mối quan hệ thực dụng.[20]
  2. Step 2 Cho phép bản thân cảm nhận. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1d\/Talk-to-Ex-Step-20.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-20.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1d\/Talk-to-Ex-Step-20.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-20.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cho phép bản thân cảm nhận. Bạn cần phải biết rằng mình hoàn toàn có thể cảm nhận sự đau khổ và nỗi buồn. Đừng ép buộc bản thân thực hiện điều mà bạn không muốn. Bạn có thể nằm dài trên giường cả ngày và gọi điện báo bệnh. Đừng lo lắng nếu bạn ăn quá nhiều sôcôla. Một trong những điều quan trọng là bạn nên cố gắng vượt qua thôi thúc muốn gọi điện cho người yêu cũ để cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ làm được![21]
  3. Step 3 Tin tưởng ở bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/09\/Talk-to-Ex-Step-21.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-21.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/09\/Talk-to-Ex-Step-21.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-21.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tin tưởng ở bản thân. Bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ vượt qua giai đoạn này, ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy trong thời điểm hiện tại. Bạn sẽ nhận thấy bản thân hồi tưởng lại một vài sự kiện cụ thể và đắm chìm trong suy nghĩ vì sao mọi chuyện lại không suôn sẻ. Vấn đề là có thể bạn sẽ không bao giờ hiểu được. Có lẽ lý do sẽ không mấy tốt đẹp. Nhưng bạn không cần thiết phải biết rõ nguyên nhân chia tay để vượt qua nó. Bạn chỉ cần vượt qua từng giờ, từng ngày, từng tuần – tiến từng bước một.[22]
  4. Step 4 Tìm kiếm sự trợ giúp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3d\/Talk-to-Ex-Step-22.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-22.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3d\/Talk-to-Ex-Step-22.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-22.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tìm kiếm sự trợ giúp. Đừng cố gắng chiến đấu với sự đau buồn một mình. Bạn nên liên lạc với bạn bè, gia đình, và chuyên gia để được giúp đỡ. Trò chuyện về cảm giác của bản thân và cho phép chính mình buồn bã. Bạn nên cho mọi người biết rằng bạn đang gặp khó khăn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với cảm xúc của mình. Nếu bạn khó có thể trò chuyện, hãy viết về suy nghĩ và cảm giác trong nhật ký, và tìm kiếm sự bầu bạn từ phía gia đình và bạn bè.[23]
  5. Step 5 Rút ra bài học từ chuyện đã xảy ra. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/59\/Talk-to-Ex-Step-23.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-23.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/59\/Talk-to-Ex-Step-23.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-23.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Rút ra bài học từ chuyện đã xảy ra. Sau khi bạn đã vượt qua khoảng thời gian không thể suy nghĩ thông suốt hoặc thực hiện bất kỳ điều gì hữu ích, bạn có thể bắt đầu nhìn nhận sự mạnh mẽ mà toàn bộ trải nghiệm này đem đến cho bạn. Bạn cũng sẽ nhận thức được rằng mặc dù bạn cảm thấy rất tệ, nhưng thật ra bạn đang dần khá hơn lúc trước. Bạn đã thấy dễ chịu hơn. Bạn đã hồi phục đôi chút, rồi thì bạn sẽ sớm hồi phục nhiều hơn.[24]
  6. Step 6 Chăm sóc bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/96\/Talk-to-Ex-Step-24.jpg\/v4-460px-Talk-to-Ex-Step-24.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/96\/Talk-to-Ex-Step-24.jpg\/v4-728px-Talk-to-Ex-Step-24.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Chăm sóc bản thân. Một khi nhận thấy bản thân đang trên con đường hồi phục, bạn nên quay về với thói quen thông thường của mình, bao gồm thực hiện hoạt động thư giãn mà bạn có thể tận hưởng (ví dụ như đi dạo, đọc sách, ngâm mình trong bồn tắm xà phòng, v.v). Nói “không” khi cần thiết. Ra khỏi nhà hoặc ngược lại nếu bạn muốn. Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh.[25] Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Khiến người yêu cũ quay về bên bạnCách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạn Đối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Quên một NgườiCách đểQuên một Người Đuổi khéo khách ra khỏi nhàCách đểĐuổi khéo khách ra khỏi nhà Tôi có nên đối đầu với người phụ nữ mà chồng tôi hay nhắn tin khôngPhải làm gì nếu chồng tôi nhắn tin cho người phụ nữ khác? (và có nên đối mặt với cô ta không?) Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãCách đểKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã Đối mặt với sự phản bội của bạn bèCách đểĐối mặt với sự phản bội của bạn bè Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmCách đểTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm Khiến bạn trai ghenCách đểKhiến bạn trai ghen Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Cách đểBắt đầu mối quan hệ "friends with benefits" Nhắn tin cho người cũ sau khoảng thời gian không liên lạcCách đểNhắn tin cho người cũ sau khoảng thời gian không liên lạc Nên làm gì khi bạn trai giận dỗiNên làm gì khi bạn trai giận dỗi Khiến bạn trai chủ động chia tayCách đểKhiến bạn trai chủ động chia tay Nên chờ bao lâu để nhắn tin cho bạn gái cũNên chờ bao lâu để nhắn tin cho bạn gái cũ? Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/17/tips-for-talking-about-tough-topics/
  2. http://www.womansday.com/relationships/dating-marriage/advice/a7060/what-to-say-to-your-ex/
  3. http://www.womansday.com/relationships/dating-marriage/advice/a7060/what-to-say-to-your-ex/
  4. http://www.womansday.com/relationships/dating-marriage/advice/a7060/what-to-say-to-your-ex/
  5. https://www.psychologytoday.com/articles/201012/the-thoroughly-modern-guide-breakups
  6. https://www.psychologytoday.com/blog/me-we/201306/how-mourn-breakup-move-past-grief-and-withdrawal
  7. http://www.womansday.com/relationships/family-friends/tips/g1014/how-to-rekindle-a-friendship/?slide=2
  8. http://www.womansday.com/relationships/family-friends/tips/g1014/how-to-rekindle-a-friendship/?slide=2
  9. http://www.womansday.com/relationships/family-friends/tips/g1014/how-to-rekindle-a-friendship/?slide=5
Hiển thị thêm
  1. http://www.womansday.com/relationships/family-friends/tips/g1014/how-to-rekindle-a-friendship/?slide=5
  2. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/17/tips-for-talking-about-tough-topics/
  3. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/11/17/tips-for-talking-about-tough-topics/
  4. https://www.psychologytoday.com/blog/high-octane-women/201104/are-we-talking-the-same-language-how-communication-styles-can-affect
  5. http://psychcentral.com/lib/become-a-better-listener-active-listening/
  6. http://psychcentral.com/lib/become-a-better-listener-active-listening/
  7. https://www.psychologytoday.com/blog/the-new-you/201312/how-do-i-improve-my-relationship-three-helpful-tips
  8. http://www.psychalive.org/communication-between-couples/
  9. http://www.psychalive.org/communication-between-couples/
  10. http://www.psychalive.org/communication-between-couples/
  11. https://www.psychologytoday.com/blog/me-we/201306/how-mourn-breakup-move-past-grief-and-withdrawal
  12. https://www.psychologytoday.com/blog/me-we/201306/how-mourn-breakup-move-past-grief-and-withdrawal
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/me-we/201306/how-mourn-breakup-move-past-grief-and-withdrawal
  14. http://www.helpguide.org/articles/family-divorce/coping-with-a-breakup-or-divorce.htm
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/me-we/201306/how-mourn-breakup-move-past-grief-and-withdrawal
  16. http://www.helpguide.org/articles/family-divorce/coping-with-a-breakup-or-divorce.htm

Về bài wikiHow này

Sarah Schewitz, PsyD Cùng viết bởi: Sarah Schewitz, PsyD Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Bài viết này đã được xem 146.146 lần. Chuyên mục: Quản lý mối quan hệ phức tạp Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Hà Lan Tiếng Nhật Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 146.146 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Khiến người yêu cũ quay về bên bạnCách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạnĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtQuên một NgườiCách đểQuên một NgườiĐuổi khéo khách ra khỏi nhàCách đểĐuổi khéo khách ra khỏi nhà

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Mối quan hệ
  • Quản lý mối quan hệ phức tạp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--521

Từ khóa » Cách Nt Với Người Yêu Cũ