Cách để Tự Bắt Mạch - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Tự bắt mạch PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 32.889 lần.

Trong bài viết này: Bắt mạch bằng tay Dùng máy theo dõi nhịp tim để đo mạch Bài viết có liên quan Tham khảo

Mạch của bạn cho biết tim bạn đập nhanh như thế nào. Nó cũng có thể dự báo tim bạn hoạt động tốt ra sao và thậm chí là tình trạng sức khỏe và mức độ tập luyện của bạn. [1] Nghe có vẻ khó, nhưng bắt mạch rất dễ và không yêu cầu dụng cụ đặc biệt. Bạn có thể bắt mạch bằng tay hoặc dùng máy đo mạch điện tử hoặc thiết bị theo dõi nhịp tim.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 2:

Bắt mạch bằng tay

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Kiếm đồng hồ đo thời gian trong khi bạn đếm nhịp tim. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/76\/Check-Your-Pulse-Step-1-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-1-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/76\/Check-Your-Pulse-Step-1-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-1-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Kiếm đồng hồ đo thời gian trong khi bạn đếm nhịp tim. Lấy đồng hồ đeo tay hoặc kiếm một chiếc đồng hồ ở gần. Bạn cần xem thời gian khi đếm nhịp tim. Bạn cần có đồng hồ kỹ thuật số hoặc đồng hồ chạy kim có sẵn kim giây hoặc kiếm một chiếc đồng hồ gần đó để xem giờ và đếm nhịp mạch đập chuẩn xác.[2]
    • Bạn cũng có thể dùng đồng hồ đếm giờ hoặc đồng hồ hẹn giờ trên điện thoại.
  2. Step 2 Xác định vị trí bắt mạch. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e1\/Check-Your-Pulse-Step-2-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-2-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e1\/Check-Your-Pulse-Step-2-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-2-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xác định vị trí bắt mạch. Bạn có thể bắt mạch trên cổ hoặc cổ tay. Chọn vị trí mà bạn cảm thấy thoải mái nhất hoặc nơi bạn dễ tìm ra mạch.[3] Bạn cũng có thể bắt mạch ở những vị trí sau, mặc dù sẽ khó phát hiện được nhịp tim hơn:
    • Thái dương
    • Vùng bẹn
    • Kheo chân
    • Mu bàn chân
  3. Step 3 Đặt ngón tay vào vị trí thích hợp để bắt mạch. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9e\/Check-Your-Pulse-Step-3-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-3-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9e\/Check-Your-Pulse-Step-3-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-3-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Đặt ngón tay vào vị trí thích hợp để bắt mạch. Ấn chắc nhưng đừng mạnh đến mức bạn không bắt được mạch. Đặt ngón tay trỏ và ngón giữa vào một bên cổ cạnh khí quản để tìm động mạch cảnh. Nếu bạn đo mạch ở cổ tay, đặt hai ngón tay giữa xương và gân trên động mạch quay của bạn.[4]
    • Chú ý đừng ấn quá mạnh trên động mạch cảnh, vì làm như vậy có thể khiến bạn bị chóng mặt.[5]
    • Tìm động mạch quay bằng cách dùng ngón tay vạch một đường từ dưới ngón cái đến cổ tay, sau đó cảm nhận chuyển động đập nhẹ ở vị trí giữa xương và gân cổ tay.
    • Đặt phần phẳng của ngón tay lên cổ hoặc cổ tay để đếm mạch chính xác nhất. Tránh dùng đầu ngón tay hoặc ngón tay cái.[6]
  4. Step 4 Xem đồng hồ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f8\/Check-Your-Pulse-Step-4-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-4-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f8\/Check-Your-Pulse-Step-4-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-4-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Xem đồng hồ. Quyết định liệu bạn sẽ bắt mạch trong 10, 15, 30, hay 60 giây. Lấy đồng hồ ra để xem trong khi bạn đếm số nhịp tim.[7]
  5. Step 5 Đếm nhịp tim. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/22\/Check-Your-Pulse-Step-5-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-5-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/22\/Check-Your-Pulse-Step-5-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-5-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Đếm nhịp tim. Khi đồng hồ chỉ đến số không, bắt đầu đếm số lần mạch đập hoặc nhịp tim bạn đo được trên cổ hoặc cổ tay. Tiếp tục đếm đến khi đồng hồ đạt tới số giây bạn chọn để tính số nhịp tim.[8]
    • Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi trong năm phút trước khi đo mạch để có được số ghi nhịp tim lúc nghỉ chính xác nhất. Bạn cũng có thể đo mạch của mình trong khi tập thể dục để kiểm tra mức độ tập luyện của bạn.
  6. Step 6 Tính số mạch đập. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/54\/Check-Your-Pulse-Step-6-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-6-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/54\/Check-Your-Pulse-Step-6-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-6-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Tính số mạch đập. Ghi lại hoặc nhớ số nhịp tim bạn đếm được. Số lần mạch đập được tính bằng số nhịp trên phút.[9]
    • Ví dụ, nếu bạn đếm được 41 nhịp trong 30 giây, hãy nhân đôi lên để được 82 nhịp trong một phút. Nếu bạn đếm trong 10 giây, hãy nhân số nhịp đập với 6, và nếu đếm trong 15 giây thì nhân với 4.
    Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 2:

Dùng máy theo dõi nhịp tim để đo mạch

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Lấy máy đo mạch điện tử. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bf\/Check-Your-Pulse-Step-7-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-7-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bf\/Check-Your-Pulse-Step-7-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-7-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Lấy máy đo mạch điện tử. Sử dụng máy đo mạch điện tử nếu bạn gặp khó khăn khi đo mạch bằng tay, bạn muốn kiểm tra mạch trong lúc tập mà không muốn dừng lại, hoặc bạn muốn số liệu thật chính xác. Hãy mua hoặc thuê một chiếc tại cửa hàng cung cấp thiết bị y tế gần nhà hoặc ở cửa hàng bán lẻ lớn.[10] Dùng đồng hồ thông minh hoặc tải ứng dụng trên điện thoại thông minh để đo mạch nếu bạn có.[11] Bạn cần quan tâm đến một số tiêu chí sau:[12]
    • Có vòng đeo hoặc dây quấn vừa với bạn
    • Có màn hình dễ đọc
    • Phù hợp với nhu cầu và tài chính của bạn
    • Lưu ý là dùng ứng dụng đo mạch không phải lúc nào cũng chính xác.[13]
  2. Step 2 Gắn máy theo dõi nhịp tim vào người bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/39\/Check-Your-Pulse-Step-8-Version-6.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-8-Version-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/39\/Check-Your-Pulse-Step-8-Version-6.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-8-Version-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Gắn máy theo dõi nhịp tim vào người bạn. Đọc hướng dẫn sản phẩm, sau đó đặt máy vào vị trí thích hợp để kiểm tra mạch. Hầu hết máy theo dõi nhịp tim được gắn vào ngực, ngón tay hoặc cổ tay.[14]
  3. Step 3 Bật máy lên và bắt đầu đo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8e\/Check-Your-Pulse-Step-9-Version-5.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-9-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8e\/Check-Your-Pulse-Step-9-Version-5.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-9-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Bật máy lên và bắt đầu đo. Khi bạn sẵn sàng để kiểm tra mạch, hãy khởi động máy đo. Bảo đảm các số hiển thị khi bật máy là “OO” để có được số đo chính xác.[15]
  4. Step 4 Đọc kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8d\/Check-Your-Pulse-Step-10-Version-5.jpg\/v4-460px-Check-Your-Pulse-Step-10-Version-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8d\/Check-Your-Pulse-Step-10-Version-5.jpg\/v4-728px-Check-Your-Pulse-Step-10-Version-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Đọc kết quả. Máy đo sẽ tự động dừng lại và hiển thị số trong quá trình đọc kết quả. Kiểm tra màn hình và ghi lại số mạch đập trong lần đo đó.[16]
    • Lưu lại mọi số liệu hoặc số đo để theo dõi mạch của bạn theo thời gian.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Số mạch đập lúc nghỉ bình thường của một người khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp trên phút. Những yếu tố như mức độ tập luyện, cảm xúc, kích thước cơ thể và việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến mạch của bạn.[17]

Cảnh báo

  • Nếu nhịp tim của bạn thường thấp hơn 60 nhịp trên phút và bạn không phải là vận động viên chuyên nghiệp, hãy gọi cho bác sỹ, đặc biệt nếu bạn gặp những triệu chứng như chóng mặt, ngất, hoặc khó thở.
  • Chỉ ấn nhẹ khi bắt mạch trên cổ hoặc cổ tay. Ấn quá mạnh, đặc biệt trên cổ, có thể khiến bạn bị chóng mặt và ngã.[18]
  • Hãy đi khám bác sỹ nếu mạch đập lúc nghỉ của bạn thường hơn 100 nhịp trên phút.[19]
  • Mạch bình thường là mạch đều và ổn định. Nếu bạn phát hiện tình trạng bỏ nhịp hoặc thừa nhịp thường xuyên, hãy gọi cho bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu tim có vấn đề.[20]

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểHút Thuốc lá Kích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểu Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Tỉnh cần saCách đểTỉnh cần sa Khỏi đau tay khi viết nhiềuCách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Ngừng hút cần saCách đểNgừng hút cần sa Nôn sao cho dễ chịu nhấtCách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phânCách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Lấy tóc ra khỏi họngCách đểLấy tóc ra khỏi họng Ngất xỉu An toànCách đểNgất xỉu An toàn Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://www.cardiosmart.org/~/media/Documents/Fact%20Sheets/en/zu1592.ashx
  2. https://www.cardiosmart.org/~/media/Documents/Fact%20Sheets/en/zu1592.ashx
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979
  4. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979
  5. http://www.webmd.com/heart/taking-a-pulse-heart-rate
  6. https://www.cardiosmart.org/~/media/Documents/Fact%20Sheets/en/zu1592.ashx
  7. http://www.nhs.uk/chq/Pages/2024.aspx?CategoryID=52
  8. http://www.webmd.com/heart/taking-a-pulse-heart-rate
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979
Hiển thị thêm
  1. https://www.cardiosmart.org/~/media/Documents/Fact%20Sheets/en/zu1592.ashx
  2. https://www.livescience.com/49653-best-heart-rate-monitor-apps.html
  3. https://familydoctor.org/blood-pressure-monitoring-at-home/
  4. https://www.sciencedaily.com/releases/2017/05/170503092146.htm
  5. https://www.livescience.com/49653-best-heart-rate-monitor-apps.html
  6. https://familydoctor.org/blood-pressure-monitoring-at-home/
  7. https://familydoctor.org/blood-pressure-monitoring-at-home/
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979
  9. http://www.webmd.com/heart/taking-a-pulse-heart-rate
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/expert-answers/heart-rate/faq-20057979
  11. https://www.cardiosmart.org/~/media/Documents/Fact%20Sheets/en/zu1592.ashx

Về bài wikiHow này

Erik Kramer, DO, MPH Cùng viết bởi: Erik Kramer, DO, MPH Bác sĩ Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 32.889 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Hà Lan Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Nhật Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Thái
  • In
Trang này đã được đọc 32.889 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hút Thuốc láCách đểHút Thuốc láKích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểuNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe Tổng quan
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--407

Từ khóa » Cách đếm Nhịp Tim Thông Qua Bắt Mạch Cổ Tay