Cách để Vẽ Giỏi - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelly Medford. Kelly Medford là một họa sĩ người Mỹ sống tại Rome, Ý. Cô học chuyên ngành hội họa cổ điển, vẽ và đồ họa in ấn tại Mỹ và Ý. Cô chủ yếu làm việc ngoài đường phố tại Rome và cũng đi công tác cho các tổ chức sưu tầm quốc tế. Cô là nhà sáng lập của Sketching Rome Tours, tại đây cô dạy du khách đến The Eternal City cách sử dụng sổ tay phác họa. Kelly tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Florence. Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 93.965 lần.
Trong bài viết này: Cải thiện kỹ năng vẽ tranh Đi nét hoàn hảo Đánh bóng tốt Bài viết có liên quan Tham khảoVẽ là kỹ năng nhiều người nghĩ phải có năng khiếu bẩm sinh. Thật ra điều đó không đúng! Với mắt quan sát cùng luyện tập thật nhiều, bất cứ ai cũng có thể vẽ tốt hơn.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Cải thiện kỹ năng vẽ tranh
Tải về bản PDF- 1 Vẽ mỗi ngày. Luyện tập, luyện tập, luyện tập. Đó là câu thần chú của mọi họa sĩ trên thế giới, và luyện tập là cách chắc chắn để tranh của bạn đẹp hơn. Cho dù chỉ dành vài phút mỗi ngày để vẽ cũng giúp não bạn được làm việc với nghệ thuật và học thêm kỹ thuật mới.
- 2 Mang theo sổ phác thảo bên mình mọi nơi. Nếu bạn luôn có một cuốn sổ bên mình, thì bạn có khả năng vẽ được mọi thứ - từ người đi chung xe buýt, cảnh thiên nhiên cho tới đường chân trời ngoạn mục nơi đô thành. Bạn cần luyện tập để thành người vẽ giỏi nên hãy lập trình bản thân luyện tập mỗi ngày.
-
- Một bộ bút chì chuẩn cho người mới bắt đầu có ở hầu hết cửa hàng họa cụ, một bộ có thể bao gồm các loại 4H, 3H, 2H, H, HB , B, 2B 3B và 4B.[1]
- Dùng thử từng cây bút chì mới để cảm nhận. Ghi chú lại điểm khác biệt trong đường nét và cố kết hợp các loại bút chì khác nhau trong một bức vẽ.
3 Mua nhiều loại bút chì. Bút chì có nhiều kiểu với phân loại khác nhau cho bạn biết về độ độ cứng và đậm nhạt. Bút chì được phân hoại “H” thì cứng hơn, vẽ được những nét gọn gàng nhưng nhạt, trong khi bút chì dán nhãn “B” sẽ cho nét dày, đậm hơn. -
- Vẽ khoảng 3-4 đường thẳng và luyện vẽ đậm nhạt. Mỗi cây bút chì được sử dụng thế nào để tô đậm nhạt một đường thẳng từ đậm đến phai dần.
4 Trải nghiệm với chất liệu, màu sắc, và hòa màu. Dùng vài trang giấy trong sổ phác họa để trải nghiệm với cảm giác bút chì ra màu trên giấy, cách ngón tay hay khăn giấy hòa màu với nhau và khi vẽ một khối cầu đơn giản thì như thế nào. Bạn cần hiểu được cách chất liệu làm việc để cải thiện tranh vẽ và dùng đúng loại bút chì cho đúng loại nét. -
- Kiểm tra các cửa hàng họa cụ, đoàn hội mỹ thuật, hay trường đại học để tìm các lớp học vẽ.
5 Tham gia một lớp học vẽ hoặc học lý thuyết mỹ thuật. Dù nhiều nghệ sĩ trẻ cảm thấy họ có thể tự học vẽ, nhưng có nhiều kỹ thuật chỉ có thể được truyền lại bởi những người thầy kinh nghiệm. Hãy dành thời gian luyện phối cảnh, tỷ lệ, và vẽ người mẫu thật. Thời gian học ở một xưởng vẽ với giáo viên mỹ thuật có thể giúp bạn tìm ra lỗi và sửa chúng nhanh hơn tự học. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đi tới lớp, có rất nhiều khóa học trực tuyến trên mạng. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi vẽ ở nhà hơn thì lớp trực tuyến có lớp rẻ, đắt, hoặc thậm chí miễn phí. -
- Luyện tập bằng cách vẽ lại các tác phẩm hội họa kinh điển để được học từ những bậc thầy - da Vinci là vua giải phẫu học, và tranh của ông có nhiều thứ bạn học được.
- Đừng vẽ đè - bạn chẳng luyện tập được gì cả mà chỉ tạo nét thôi.
6 Vẽ theo ảnh mẫu hay tranh khác. Bạn không nên vẽ đè lên tranh của họa sĩ khác rồi nói đó là do bạn vẽ, nhưng bạn có thể học hỏi những kỹ thuật có giá trị bằng việc tự tay vẽ lại tranh của họ hay những bức ảnh khác. Bởi vì ảnh mẫu là hình hai chiều nên cũng bớt áp lực phải học phối cảnh và có thể tập trung vào nét và góc.[2] - 7 Vẽ tranh ngược. Vẽ từ hướng ngược lại buộc bạn quên việc cố gắng để bức tranh trông hợp lý, thay vào đó sẽ học được cách vẽ những gì bạn thấy. Bạn có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách vẽ qua gương, hay luyện tập với ảnh bị bóp méo hoặc chỉnh sửa Photoshop.[3]
-
- Nếu bạn vẽ người, thì hãy đầu tư sách minh họa về giải phẫu người, hay đăng ký khóa học có vẽ người mẫu thật.
- Nếu bạn vẽ động vật, hãy dành một ngày mang sổ ra sở thú hay mua một cuốn sách minh họa về giải phẫu động vật.
- Nếu bạn vẽ phong cảnh hay cảnh thành phố, thì nên đầu tư sách về phối cảnh để có thể tạo chiều sâu chính xác cho tranh.
8 Học tập từ các nguồn tài nguyên. Để vẽ được những đường nét chính xác đòi hỏi nhiều hơn là chỉ nhìn vào ảnh mẫu trên mạng. Những họa sĩ và giáo viên mỹ thuật giỏi nhất sẽ đầu tư vào sách, ví dụ thực tế, và nghiên cứu để hiểu được những gì họ vẽ. Điều này còn tùy thuộc vào loại hình mỹ thuật bạn đang theo đuổi. Từ trước đến nay tất cả họa sĩ đều đạt được những lợi ích sau khi tạm rời ra sổ vẽ mà học thêm ở nơi khác. -
- Nếu bạn không mua được hình nhân thì có thể dùng tạm mô hình xương trong phòng sinh học của trường để học về tỷ lệ.
- Người ta cũng làm cả mô hình chính xác về mặt giải phẫu của tay, đầu, cũng như hệ thống xương, tuy nhiên loại này thì đắt hơn.
- Hình nhân gỗ là công cụ hữu ích để vẽ, chúng là cách rẻ và tuyệt vời để luyện vẽ cơ thể người.
9 Mua hình nhân người gỗ. Những hình nhân nhỏ, tư thế đứng này có nhiều khớp để bạn có thể nắn tạo kiểu và có tỷ lệ cơ thể người hoàn hảo. Nhờ thế mà chúng rất hữu dụng để vẽ tư thế phức tạp. Chỉ cần nắn hình nhân vào đúng tư thế rồi dựa theo đó phác thảo tranh vẽ, rồi thêm chi tiết cho nhân vật vào sau.
Đi nét hoàn hảo
Tải về bản PDF-
- Nói chung, vẽ nét là điều đầu tiên bạn làm khi vẽ.
1 Nhớ rằng vẽ nét thì chỉ có đi nét. Đó là nét bên ngoài thôi, chưa có đánh bóng mà chỉ có đi nét. Vẽ nét thật đẹp là điều cần thiết cho bức tranh hoàn thiện, bởi đó là bước xác định hình dáng và tỷ lệ bức vẽ. - 2 Kẻ khung lưới. Bước này hay bị bỏ qua bởi những họa sĩ mới vào nghề và thường nhảy vào vẽ ngay, nhưng điều quan trọng là bức vẽ phải chính xác. Ví dụ, nếu bạn vẽ một phong cảnh lớn, hãy bắt đầu bằng những đường mờ nhạt chia bức tranh thành 3 phần theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Tức là tranh bạn sẽ chia làm 9 ô. Bước này giúp bạn đóng khung bức tranh và sắp xếp các sự vật trong đó, cũng như các điểm tham khảo khi vẽ.
-
- Bạn có thể dùng khung lưới 9 ô đã kẻ để đối chiếu tỷ lệ. Vật thể bạn vẽ khớp vào khung nào? Chúng có chiếm toàn trang không hay chỉ một phần ba?
3 Tập trung vào tỷ lệ trước. Tỉ lệ là sự khác nhau về kích thước giữa 2 vật thể. Ví dụ, nếu bạn vẽ tay và chân sai tỷ lệ thì bức tranh trông sẽ thô và lệch. Hãy nhắm một mắt lại và so viết chì với vật thể. Tay cầm bút chì duỗi thẳng. Dùng bút chì làm thước đo và đánh dấu độ dài vật thể bằng ngón cái. Sau đó bạn có thể đối chiếu kích thước này với các vật thể khác trong tranh, hoặc dùng bút chì để đánh dấu những khoảng cách nhất định trên trang vẽ.[4] -
- Nhớ phác thảo bằng các nét nhạt để có thể xóa sau này.
- Vẽ các vòng tròn nhỏ hay chấm ở mỗi khớp để mẫu “chuyển động” cánh tay và chân vào tư thế chính xác.
4 Phác thảo phần cơ bản của tranh trước khi sang bước tiếp theo. Không có cảm giác nào tồi tệ hơn khi bạn đang hoàn thành dang dở bức tranh thì nhận ra cánh tay nhân vật quá ngắn. Người vẽ giỏi biết cách tránh điều này bằng cách phác thảo bức tranh trước. Hãy dùng những hình khối đơn giản để đánh dấu tỷ lệ của từng đối tượng. Ví dụ, hình oval là đầu người, tứ giác góc tròn là nửa thân trên, và các khối dài cho cánh tay và chân. Tiếp tục điều chỉnh các khối này cho đến khi tự tin về tư thế và tỷ lệ.[5] -
- Một khi đã hài lòng với nét chính, hãy xóa đi nét phác thảo bên dưới.
- Làm việc một cách chậm rãi, vẽ cẩn thận từng nét và cứ xóa đi nếu chưa hài lòng. Bạn cần đi nét chính xác để thành phẩm được cải thiện.
5 Từ từ thêm chi tiết cho bản phác thảo. Với mỗi bản nháp ta lại thêm chi tiết phức tạp hơn. Đầu tiên là lưới vẽ và dáng người que. Sau đó bạn thêm hình khối cơ bản và tư thế. Tiếp theo, đi nét hoàn thiện, nối các khớp, vẽ khuôn mặt…v.v. Hãy nghĩ về khâu đi nét cuối cùng bằng cách nối các khớp để cho ra dáng người dễ nhận biết. - 6 Vẽ từ đối tượng lớn nhất cho đến nhỏ nhất. Không bao giờ vẽ từ chi tiết nhỏ vẽ ra. Một khi đã vẽ xong nét lớn, bạn có thể chăm chút cho chi tiết nhỏ. Đây là lỗi các họa sĩ thường mắc phải khi mới học, dành tất cả thời gian và tâm trí cho chi tiết nhỏ mà quên mất tỷ lệ lớn.
-
- Từ chấm phối cảnh, vẽ ra hai đường chéo. Bất cứ thứ gì vẽ trong hai đường chéo đó đều có kích thước ngang nhau ngoài đời thật, chẳng qua phối cảnh khiến chúng có vẻ khác nhau.[6]
7 Luyện tập phối cảnh để phong cảnh có chiều sâu thực. Phối cảnh tức là vì sao vật ở xa lại nhỏ hơn vật ở gần. Để vẽ một cách chính xác, bạn cần có phối cảnh đúng. Một cách để luyện phối cảnh đó là dùng điểm phối cảnh. Hãy xem điểm này như điểm xa nhất ở đường chân trời, như mặt trời trước khi lặn vậy. Từ điểm này vẽ ra các đường thẳng dựa theo tranh của bạn - cái gì gần điểm phối cảnh hơn thì sẽ ở xa hơn, từ đó chúng nhỏ hơn, còn thứ gì ở xa điểm phối cảnh tức là nó đang ở gần bạn hơn.
Đánh bóng tốt
Tải về bản PDF-
- Tô bóng cũng có thể đóng vai trò thể hiện nét vẽ. Hãy xem hai đường gờ mũi và môi trên, bạn có thể thể hiện chúng bằng nét vẽ, nhưng trông chúng vẫn không thật. Hãy thử đánh bóng những chỗ đó xem, nhẹ nhàng làm tối khu vực xung quanh chúng, lập tức đường sống mũi và viền môi sẽ “hiện lên”.
1 Bạn nên biết rằng đánh bóng tạo chiều sâu cho vật thể. Tô bóng là thứ khiến một bức tranh nổi lên chứ không bị dẹt phẳng. Phần quan trọng để tạo cảm giác 3 chiều cho một bức vẽ tốt đó là tô bóng. Khó để làm chủ kỹ thuật tô bóng, nhất là khi bạn cố tô bóng theo trí tưởng tượng hay trí nhớ. - 2 Nghĩ về nguồn sáng. Bóng tối được tạo ra vì nơi đó có ít ánh sáng hơn những nơi khác trong khung cảnh. Hãy nghĩ xem ánh sáng tới từ đâu, đó là loại ánh sáng gì, và thậm chí thời điểm trong ngày cũng ảnh hưởng tới bóng. Bóng tối được tạo ra ở vùng đối lập với ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn đặt một quả cầu và chiếu sáng từ bên phải, thì bên trái sẽ tối hơn. Đó là vùng cần tô bóng khi vẽ khối cầu.
-
- Ánh sáng trực tiếp, như đèn sân khấu và ánh sáng những ngày trời trong có nắng, đều tạo ra những cái bóng gắt với viền sắc nét.
- Ánh sáng không trực tiếp, ánh sáng ở xa, nhiều nguồn sáng, hay trời râm, sẽ tạo ra bóng với viền phai nhạt.
3 Chú ý phần viền của bóng tối. Phần viền bóng tối là nơi bóng biến mất. Hãy mô phỏng thử cái bóng trên tường - khi tay bạn gần với nguồn sáng và bức tường, thì giữa bóng tối và ánh sáng có một đường tiếp giáp sắc cạnh; nhưng nếu bạn đưa tay ra xa, bóng bàn tay nhẹ nhàng hòa vào ánh sáng. Chú ý rằng mọi cái bóng đều có phần viền khá mềm. Điểm khác biệt giữa đánh bóng và vẽ nét đó là đường viền có phai hay không.[7] -
- Vạch ra vị trí ánh sáng: chỗ nào ánh sáng mạnh nhất? Có chỗ nào chói lòa không?
- Phác thảo bóng: phần bóng của mỗi đối tượng bắt đầu và kết thúc ở đâu đâu?
- Đi nét những chỗ bóng gắt. Có hình bóng nào được tạo ra từ ánh sáng không, như hình dáng con người dưới ánh mặt trời?
4 Vạch bóng ra trước khi tô chính thức. Hãy vẽ những đường thẳng mỏng nhẹ quanh viền bóng để xác định vị trí của bóng. - 5 Tập trung tô chuyển tiếp. Tô bóng là nghệ thuật của việc chuyển đổi dần dần lượng ánh sáng từ nơi này sang nơi khác. Bắt đầu nhẹ nhàng tô bóng đối tượng với những nét bút chì nhạt nhất. Sau đó tiếp tục bức vẽ bằng cách lấp đầy những khu vực tối nhất, từng chỗ một.
- 6 Hòa trộn bóng tối. Đây là cách tốt nhất để tạo độ sáng tối thực tế cho mọi bức vẽ. Dùng khăn giấy, hay ngón tay, hay tô nhẹ bằng bút chì, dần dần hòa khu vực tối hơn với khu vực sáng hơn bằng cách chà từ tối ra sáng. Phần lớn bút chì chỉ hòa nhẹ nhàng một ít, còn vẽ bằng than chì cho phép bạn hòa bóng tối gắt hơn bằng ngón tay.
-
- Khi bạn đã lên tay, hãy thử những đồ vật trong suốt, hình dáng phức tạp, hay nguồn sáng thứ hai để luyện kỹ thuật tô bóng khó hơn.
- Dùng sách tô màu trẻ em để tô bóng, dùng loại có đường nét đơn giản để luyện tập bài cao hơn.
7 Luyện tập bằng cách tô bóng những vật dụng đơn giản. Hãy xếp đặt một bộ “tĩnh vật” cơ bản để luyện tô bóng. Đặt những đồ vật thường ngày dễ vẽ (như trái banh, hộp nhỏ, chai nước…v.v.) dưới đèn sáng. Vẽ nét bao ngoài của các đồ vật, rồi luyện tập đánh bóng theo chính xác như mắt bạn quan sát. -
- Đường gạch bóng: là những đường thẳng, đơn lẻ tạo ra hiệu ứng bóng. Càng nhiều nét càng thể hiện bóng tối hơn.
- Đường đan chéo: là những đường thẳng đan chéo nhau tạo hiệu ứng bóng. Các đường gạch càng cách xa nhau thì thể hiện bóng càng nhạt. Cách tô này hiệu quả khi bạn đánh bóng những thứ có đường nét như tóc hay lông thú.[8]
- Chấm bi: một tập hợp các chấm đen nhỏ tạo nên hiệu ứng bóng. Càng chấm nhiều thì hiệu ứng bóng càng tối, cho đến khi không còn nhận ra các chấm ở viền bóng tối hơn nữa.
- Tạo bóng bằng đường tròn: là cách tô bóng bằng cách vẽ các vòng tròn chồng chất nhau bằng bút chì. Bạn càng chồng chất nhiều đường tròn thì phần bóng càng tối. Đây là cách tô bóng tốt nhất nếu vẽ bằng chì màu.[9]
8 Học các kiểu tô bóng khác nhau. Trong khi dạng tô bóng cực thực có kiểu đánh bóng đều đều, hòa màu dần dần (gọi là đánh bóng “mượt”), thì ta còn có nhiều phong cách đánh bóng cho các họa sĩ và phong cách làm việc khác nhau. Ví dụ, nhiều phong cách truyện tranh dùng cách gạch chéo hay chấm để thể hiện bóng. Nguyên lý cơ bản thì vẫn như nhau - càng đi nhiều nét thì chỗ đó càng tối. Hãy thử qua vài cách tô bóng để tìm loại nào hợp với bạn nhất.
Lời khuyên
- Hãy cứ sai đi. Có khi một nét vẽ sai có thể khiến bức tranh trông hay ho hơn! Hãy thỏa hiệp với tranh của mình, đó là cách hay để khám phá các kỹ thuật mới giúp bạn làm chủ kỹ năng trong tương lai.
- Ghé thăm các phòng triển lãm tranh và xem qua các họa sĩ trên mạng để thêm cảm hứng.
- Khi vẽ động vật, bạn nên bắt đầu bằng cách phác thảo các hình khối tạo nên tổng thể con vật. Ví dụ, một con hươu cao cổ được tạo nên từ nhiều hình tứ giác cho chân và cổ, trong khi chim thì có hình oval.
- Đừng đánh giá quá sớm. Hãy chờ đến ngày tiếp theo và nhìn lại tranh của mình lần nữa để xem giờ đây trông chúng thế nào.
- Tự tin vào những gì mình vẽ và tránh so sánh bản thân với người khác. Họ khác bạn và bạn khác họ.
- Vui vẻ khi vẽ, tránh giận dữ hay thất vọng.
Những thứ bạn cần
- Bút chì
- Giấy hoặc sổ vẽ
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểNhận biết Khả năng Ca hát của bạn Cách đểChơi Sáo Dọc Cách đểPha Màu Cách đểNghe lén xuyên tường Cách đểCó giọng hát cao, khỏe, nội lực Cách đểLàm mềm bột nặn đã khô Cách đểChơi Guitar Điện cho Người mới bắt đầu Cách đểTạo bảng tầm nhìn Cách đểVẽ biểu đồ hình tròn Cách đểVẽ Ngựa Cách đểTìm một Bài hát mà Bạn không Biết gì về Nó Cách đểĐọc sách Cách đểĐi câu lạc bộ khỏa thân Cách đểNhảy điệu Shuffle Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.allaboutdrawings.com/drawing-supplies.html
- ↑ http://www.alvalyn.com/8-ways-to-improve-your-drawing-skills/
- ↑ http://www.finearttips.com/2014/01/14-ways-improve-drawing-skills-2014/
- ↑ http://www.drawinghowtodraw.com/drawing-lessons/improve-drawing/measure-measuring-proportions.html
- ↑ http://www.foxprints.com/tracy/misc/tutorial/char_drawing.html
- ↑ http://willkempartschool.com/perspective-drawing-for-beginners/
- ↑ http://willkempartschool.com/how-to-shade-a-drawing-light-shadow-part-2/
- ↑ http://www.dueysdrawings.com/shading_tutorial.html
- ↑ https://blog.udemy.com/pencil-shading-techniques/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Kelly Medford Họa sĩ vẽ ngoài trời Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelly Medford. Kelly Medford là một họa sĩ người Mỹ sống tại Rome, Ý. Cô học chuyên ngành hội họa cổ điển, vẽ và đồ họa in ấn tại Mỹ và Ý. Cô chủ yếu làm việc ngoài đường phố tại Rome và cũng đi công tác cho các tổ chức sưu tầm quốc tế. Cô là nhà sáng lập của Sketching Rome Tours, tại đây cô dạy du khách đến The Eternal City cách sử dụng sổ tay phác họa. Kelly tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Florence. Bài viết này đã được xem 93.965 lần. Chuyên mục: Nghệ thuật và Giải trí Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Nga Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Hà Lan Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Hindi Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểNhận biết Khả năng Ca hát của bạnCách đểChơi Sáo DọcCách đểPha MàuCách đểNghe lén xuyên tườngTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Nghệ thuật và Giải trí
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--495Từ khóa » Cách Vẽ Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Học Vẽ Căn Bản 01 - Vẽ Không Khó - YouTube
-
Tôi Muốn Học Vẽ: Bài Tập Căn Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Vẽ Tay - Hướng Dẫn Nhập Môn Thần Tốc - IDesign
-
Hướng Dẫn Các Bước Học Vẽ Tranh Cơ Bản Tại Mỹ Thuật Bụi
-
NHỮNG KỸ THUẬT KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI HỌC VẼ CƠ BẢN
-
HỌC VẼ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU - Jolla Art
-
Tự Học Vẽ Cùng Zest - Blog Học Vẽ Từ Cơ Bản đến Nâng Cao - Zest Art
-
Cách Tự Học Vẽ ở Nhà Hiệu Quả Và đúng Cách - Unica
-
Bài Tập Vẽ đơn Giản Cho Người Mới Bắt đầu - Vẽ Hoạt Hình
-
Học Vẽ Với Bài Tập Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Học Vẽ Căn Bản Cho Người Mới Bắt đầu - Mỹ Thuật Yết Kiêu
-
Những Bước Khởi đầu Dành Cho Người Mới Học Vẽ - PIGWORKSHOP
-
Chuẩn Bị Gì Khi Tự Học Vẽ Tranh Chì? - Lỗ Store