Cách để Viết Kịch Bản - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Viết kịch bản PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Melessa Sargent

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Melessa Sargent. Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Có 18 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 79.837 lần.

Trong bài viết này: Tạo một thế giới xoay quanh câu chuyện Lập dàn ý cho kịch bản Định dạng kịch bản Viết bản thảo đầu tiên Chỉnh sửa kịch bản Xem thêm 2... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảo

Viết kịch bản là một cách tuyệt vời để bạn phát triển óc sáng tạo qua việc sáng tác một bộ phim, phim ngắn hoặc một chương trình truyền hình. Mỗi một kịch bản đều khởi đầu bằng một tiền đề hay và một cốt truyện dẫn dắt các nhân vật bước vào chuyến phiêu lưu làm thay đổi cuộc đời họ. Với những nỗ lực nghiêm túc và biết cách định dạng đúng, bạn có thể hoàn thành kịch bản của mình chỉ trong vài tháng!

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 5:

Tạo một thế giới xoay quanh câu chuyện

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nghĩ về chủ đề hoặc sự xung đột mà bạn muốn kể lại trong câu chuyện của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/35\/Write-a-Script-Step-1-Version-4.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-1-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/35\/Write-a-Script-Step-1-Version-4.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-1-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nghĩ về chủ đề hoặc sự xung đột mà bạn muốn kể lại trong câu chuyện của mình. Trả lời câu hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” để tạo ý tưởng cho kịch bản. Hãy bắt đầu tìm cảm hứng từ thế giới xung quanh và tự hỏi liệu nó sẽ bị tác động ra sao bởi một sự việc hoặc nhân vật nào đó. Bạn cũng có thể nghĩ về một chủ đề bao quát, chẳng hạn như tình yêu, gia đình hoặc tình bạn cho câu chuyện để kết nối toàn bộ kịch bản.[1]
    • Ví dụ, “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn đi ngược dòng thời gian và gặp cha mẹ khi họ đang ở độ tuổi như bạn?” là tiền đề của phim Trở về tương lai, và “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người cứu công chúa không phải là chàng hoàng tử đẹp trai mà lại là một con quái vật?” là tiền đề của phim Shrek.
    • Luôn đem theo mình một cuốn sổ tay nhỏ để bạn có thể ghi lại các ý tưởng nảy ra bất cứ lúc nào.
  2. Step 2 Chọn một thể loại cho câu chuyện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ee\/Write-a-Script-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ee\/Write-a-Script-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Chọn một thể loại cho câu chuyện. Thể loại là một công cụ kể chuyện quan trọng để người đọc biết câu chuyện thuộc loại nào. Hãy xem các bộ phim hoặc các chương trình truyền hình mà bạn yêu thích nhất và cố gắng viết một kịch bản tương tự.[2]
    • Kết hợp các thể loại để có một tác phẩm độc đáo. Ví dụ, bạn có thể kết hợp thể loại phim cao bồi miền Viễn Tây hoặc phim tình cảm lãng mạn với các yếu tố kinh dị.

    Chọn một thể loại

    Nếu thích các cảnh phim hoành tráng và bùng nổ, bạn nên cân nhắc viết kịch bản phim hành động.

    Nếu muốn tạo cảm giác sợ hãi, hãy thử viết kịch bản phim kinh dị.

    Nếu muốn kể một câu chuyện về mối quan hệ, bạn có thể viết chính kịch hoặc hài kịch lãng mạn.

    Nếu thích đưa vào nhiều hiệu ứng đặc biệt hoặc mô tả những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, hãy viết kịch bản phim khoa học viễn tưởng.

  3. Step 3 Chọn bối cảnh cho kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/50\/Write-a-Script-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/50\/Write-a-Script-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Chọn bối cảnh cho kịch bản. Đảm bảo bối cảnh phải phù hợp với câu chuyện hoặc chủ đề của kịch bản. Viết một danh sách có ít nhất 3-4 bối cảnh khác nhau cho các nhân vật trải qua để tạo sự hấp dẫn.[3]
    • Ví dụ, nếu một trong các chủ đề của bạn là sự cô lập, bạn có thể chọn bối cảnh cho kịch bản là một ngôi nhà hoang.
    • Bạn cũng có thể chọn bối cảnh dựa vào thể loại. Ví dụ, một câu chuyện kể về miền Viễn Tây thì khó có thể xảy ra ở New York.
  4. Step 4 Xây dựng một nhân vật chính có sức thu hút. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c8\/Write-a-Script-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c8\/Write-a-Script-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Xây dựng một nhân vật chính có sức thu hút. Khi xây dựng nhân vật chính, bạn hãy đặt ra một mục tiêu để cho họ phấn đấu xuyên suốt kịch bản. Tạo một khuyết điểm để nhân vật thêm phần hấp dẫn, chẳng hạn như nhận vật đó cứ mở miệng là nói dối hoặc chỉ biết nghĩ cho bản thân. Đến cuối kịch bản, nhân vật của bạn sau khi trải qua những diễn biến của câu chuyện sẽ thay đổi theo cách nào đó. Hãy tìm các ý tưởng để mô tả nhân vật khi mở đầu câu chuyện thay vì nghĩ đến các sự kiện khiến họ thay đổi.[4]
    • Đừng quên đặt cho nhân vật của bạn một cái tên ấn tượng!
  5. Step 5 Xây dựng nhân vật phản diện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0d\/Write-a-Script-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0d\/Write-a-Script-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Xây dựng nhân vật phản diện. Nhân vật phản diện là một thế lực chống lại nhân vật chính. Bạn hãy cho nhân vật phản diện có cùng tính chất như nhân vật chính, nhưng cách tiếp cận của họ lại khác. Ví dụ, trong khi nhân vật chính đang nỗ lực giải cứu thế giới thì nhân vật phản diện cho rằng cách duy nhất để cứu thế giới là hủy diệt nó.[5]
    • Nếu bạn viết kịch bản kinh dị, nhân vật phản diện của bạn có thể là một con quái vật hoặc kẻ sát nhân đeo mặt nạ.
    • Trong hài kịch lãng mạn, nhân vật phản diện là người mà nhân vật chính đang cố gắng theo đuổi.
  6. Step 6 Viết một hoặc hai câu tóm tắt cốt truyện cho kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/92\/Write-a-Script-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/92\/Write-a-Script-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Viết một hoặc hai câu tóm tắt cốt truyện cho kịch bản. Đây là phần tóm tắt các sự kiện chính trong phim. Ngôn ngữ miêu tả sẽ giúp cho phần tóm tắt của bạn thêm độc đáo và người đọc nắm được các ý chính của câu chuyện. Nhớ rằng phần tóm tắt phải bao gồm xung đột.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể viết phần tóm tắt cho phim Vùng đất câm lặng bằng câu “Một gia đình bị lũ quái vật tấn công”, nhưng câu này chưa tốt vì không cho biết các chi tiết. Thay vào đó, nếu bạn viết “Một gia đình phải sống trong im lặng để tránh bị lũ quái vật có thính giác siêu nhạy bắt được”, người đọc sẽ nắm được các ý chính của kịch bản.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 5:

Lập dàn ý cho kịch bản

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ghi lại các ý tưởng cho cốt truyện trên thẻ ghi chú. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/18\/Write-a-Script-Step-7-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-7-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/18\/Write-a-Script-Step-7-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-7-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ghi lại các ý tưởng cho cốt truyện trên thẻ ghi chú. Viết từng sự kiện trong kịch bản lên một thẻ ghi chú. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng sắp xếp lại các sự kiện xem cách nào là hiệu quả nhất. Hãy viết ra tất cả các ý tưởng mà bạn nghĩ ra được, ngay cả những ý mà bạn cho là không hay, vì có thể bạn chưa biết điều gì là hiệu quả nhất cho kịch bản cuối cùng của mình.[7]
    • Nếu không muốn dùng thẻ ghi chú, bạn cũng có thể dùng phần mềm Word hoặc phần mềm viết kịch bản, chẳng hạn như WriterDuet hoặc Final Draft.
  2. Step 2 Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự xuất hiện trong kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8d\/Write-a-Script-Step-8-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-8-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8d\/Write-a-Script-Step-8-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-8-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Sắp xếp các sự kiện theo thứ tự xuất hiện trong kịch bản. Khi đã viết ra tất cả các ý tưởng lên thẻ, bạn hãy bày trên bàn hoặc dưới sàn và xếp theo trình tự thời gian trong câu chuyện. Tìm các sự kiện dẫn đến một sự kiện khác và ngẫm nghĩ xem có hợp lý không. Nếu không, bạn hãy đặt các thẻ ghi chú qua một bên và nghĩ xem chúng nằm ở đâu thì phù hợp hơn.[8]
    • Đặt các sự kiện trong tương lai ở đầu phim nếu bạn muốn viết một kịch bản phim “hại não” với các tình tiết bất ngờ, chẳng hạn như phim Kẻ đánh cắp giấc mơ (Inception).
    Melessa Sargent

    Melessa Sargent

    Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Melessa Sargent Melessa Sargent Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network

    Bạn cũng cần cân nhắc số phân cảnh trong kịch bản. Một kịch bản truyền hình của các mạng thương mại như CBS, NBC, hoặc ABC thường có 5 phân cảnh. Kịch bản phi thương mại dành cho các mạng như Netflix hoặc Amazon nên có 3 phân cảnh. Kịch bản phim truyện cũng thường có 3 phân cảnh.

  3. Step 3 Tự hỏi về tầm quan trọng của từng cảnh mà bạn muốn đưa vào kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/ba\/Write-a-Script-Step-9-Version-3.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-9-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/ba\/Write-a-Script-Step-9-Version-3.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-9-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Tự hỏi về tầm quan trọng của từng cảnh mà bạn muốn đưa vào kịch bản. Khi xem lại dàn ý, bạn hãy tự hỏi những câu như “Điểm mấu chốt của cảnh này là gì?” hoặc “Cảnh này sẽ đẩy câu chuyện tiến triển như thế nào?” Đọc lại từng cảnh xem liệu chúng có đóng góp cho câu chuyện hay chỉ để lấp đầy chỗ trống. Nếu cảnh nào không tạo điểm nhấn hoặc không đóng góp cho tiến triển của câu chuyện, có lẽ bạn nên loại bỏ cảnh đó.[9]
    • Ví dụ, một cảnh chỉ mô tả nhân vật đi chợ sẽ không đóng góp gì cho câu chuyện. Tuy nhiên, nếu nhân vật tình cờ gặp một người nào đó, và cuộc trò chuyện của họ liên quan đến ý chính của bộ phim thì bạn có thể giữ lại.
    Melessa Sargent

    Melessa Sargent

    Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Melessa Sargent Melessa Sargent Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network

    Cân nhắc xem kịch bản của bạn nên có bao nhiêu phân cảnh. Melessa Sargent, Chủ tịch Scriptwriters Network cho biết: “Một kịch bản truyền hình nên có 5 phân cảnh nếu viết cho mạng thương mại như CBS, NBC, hoặc ABC. Một kịch bản phi thương mại dành cho các mạng Netflix hoặc Amazon nên có 3 phân cảnh. Cả hai trường hợp đều bao gồm phần teaser (những cảnh quay đầu tiên quảng cáo cho bộ phim) và được xem là phân cảnh đầu tiên. Kịch bản phim truyện thường cũng có 3 phân cảnh."

  4. Step 4 Sử dụng các khoảnh khắc cao trào và thoái trào để ngắt đoạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/eb\/Write-a-Script-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/eb\/Write-a-Script-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Sử dụng các khoảnh khắc cao trào và thoái trào để ngắt đoạn. Các đoạn ngắt sẽ giúp tách câu chuyện của bạn thành 3 phần: bối cảnh, xung đột, và giải quyết. Phần bối cảnh (phân cảnh I) bắt đầu từ đầu câu chuyện và kết thúc khi nhân vật chọn một quyết định mãi mãi thay đổi cuộc đời họ. Trong phần xung đột (phân cảnh II), nhân vật chính sẽ nỗ lực phấn đấu để đạt mục tiêu của họ và tương tác với nhân vật phản diện dẫn đến cao trào của câu chuyện. Phần giải quyết xung đột (phân cảnh III) nằm sau cao trào và cho biết những gì xảy ra sau đó.[10]

    Lời khuyên: Các kịch bản truyền hình thường ngắt đoạn khi họ chèn quảng cáo. Bạn hãy xem các chương trình truyền hình tương tự như kịch bản của bạn đang viết để xem cảnh nào xảy ra ngay trước khi chuyển sang quảng cáo.

    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 5:

Định dạng kịch bản

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tạo trang tiêu đề cho kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c7\/Write-a-Script-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c7\/Write-a-Script-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Tạo trang tiêu đề cho kịch bản. Ghi tiêu đề của kịch bản bằng chữ in hoa toàn bộ ở giữa trang. Cách một dòng bên dưới tiêu đề, sau đó ghi “tác giả”. Cách thêm một dòng nữa trước khi ghi tên của bạn. Ghi thông tin liên hệ, chẳng hạn như địa chỉ email và số điện thoại ở phía dưới lề trái.[11]
    • Nếu kịch bản dựa trên một truyện hoặc bộ phim khác, bạn hãy ghi thêm vài dòng với cụm từ “Dựa trên câu chuyện của”, tiếp theo là tên tác giả của tác phẩm gốc.

    Thử dùng phần mềm viết kịch bản để định dạng dễ dàng hơn. Phần mềm này rất hữu ích, nhất là khi bạn chưa bao giờ viết kịch bản.

    Melessa Sargent

    Melessa Sargent

    Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Melessa Sargent Melessa SargentChủ tịch & CEO, Scriptwriters Network
  2. Step 2 Sử dụng phông chữ Courier cỡ 12 trong toàn bộ kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/52\/Write-a-Script-Step-12-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-12-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/52\/Write-a-Script-Step-12-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-12-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Sử dụng phông chữ Courier cỡ 12 trong toàn bộ kịch bản. Courier là phông chữ tiêu chuẩn viết kịch bản vì dễ đọc. Nhớ dùng cỡ chữ 12, vì đó là cỡ chữ mà các kịch bản khác thường sử dụng và được xem là quy chuẩn ngành.[12]
    • Sử dụng hạn chế các định dạng bổ sung, chẳng hạn như in đậm hoặc gạch chân, để tránh gây phân tâm cho người đọc.

    Lời khuyên: Phần mềm viết kịch bản như Celtx, Final Draft, hoặc WriterDuet, đều tự động định dạng kịch bản, thế nên bạn không phải lo thay đổi cài đặt.

  3. Step 3 Ghi tiêu đề cảnh mỗi khi đến một địa điểm khác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/19\/Write-a-Script-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/19\/Write-a-Script-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Ghi tiêu đề cảnh mỗi khi đến một địa điểm khác. Tiêu đề cảnh phải được canh lề trái, cách mép trang 1½ inch (3,8 cm). Ghi tiêu đề cảnh bằng chữ in hoa để dễ nhận biết. Ghi INT. (cảnh nội) hoặc EXT. (cảnh ngoại) để báo cho người đọc biết là cảnh ở trong nhà hay ngoài trời. Ghi địa điểm cụ thể, tiếp đó là thời gian trong ngày.[13]
    • Ví dụ, một tiêu đề cảnh có thể được trình bày như sau: INT. LỚP HỌC – BAN NGÀY.
    • Ghi tiêu đề cảnh trong một dòng để không bị quá tải.
    • Nếu muốn xác định một căn phòng ở một địa điểm cụ thể, bạn cũng có thể gõ tiêu đề cảnh như: INT. NHÀ CỦA GIANG – BẾP – BAN NGÀY.
  4. Step 4 Viết các phân đoạn hành động để mô tả bối cảnh và hành động của nhân vật. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/71\/Write-a-Script-Step-14-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-14-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/71\/Write-a-Script-Step-14-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-14-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Viết các phân đoạn hành động để mô tả bối cảnh và hành động của nhân vật. Phân đoạn hành động được canh lề trái và viết bằng cấu trúc câu thông thường. Mô tả hành động của nhân vật và tóm tắt về sự việc đang xảy ra trong các câu hành động. Các câu hành động cần phải ngắn gọn để không gây quá tải cho người đọc khi nhìn vào trang giấy.[14]
    • Tránh tả ý nghĩ của nhân vật. Nguyên tắc ở đây là: những gì không nhìn thấy trên màn ảnh thì không nên cho vào phân đoạn hành động. Thay vì viết “Giang nghĩ đến việc kéo cần đẩy nhưng anh không chắc liệu có nên không”, bạn có thể viết “Bàn tay Giang run run đưa lại gần cẩn đẩy. Anh nghiến răng và cau mày.”
    • Khi giới thiệu nhân vật lần đầu tiên trong một phân đoạn hành động, bạn hãy ghi tên nhân vật bằng chữ in hoa. Tên nhân vật dược nhắc đến trong những lần sau đó được viết như bình thường.
  5. Step 5 Canh giữa tên của nhân vật và lời thoại mỗi khi nhân vật nói. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e1\/Write-a-Script-Step-15-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-15-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e1\/Write-a-Script-Step-15-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-15-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Canh giữa tên của nhân vật và lời thoại mỗi khi nhân vật nói. Đến đoạn nhân vật chuẩn bị nói lời thoại, lề trái cần được canh ở khoảng cách 3.7 inch (9,4 cm). Ghi tên nhân vật bằng chữ in hoa toàn bộ để người đọc hoặc đạo diễn dễ thấy. Khi viết lời thoại, bạn nhớ ghi cách lề trái của trang 2½ inch (6,4 cm).[15]
    • Nếu muốn tả cảm giác của nhân vật, bạn có thể ghi cảm xúc trong dấu ngoặc đơn ngay đằng sau tên nhân vật. Ví dụ, cảm xúc của nhân vật có thể được ghi (phấn khích) hoặc (căng thẳng). Đảm bảo dấu ngoặc nằm cách lề trái 3.1 inch (7.9 cm).
    Quảng cáo
Phần 4 Phần 4 của 5:

Viết bản thảo đầu tiên

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đặt ra thời hạn để bạn có mục tiêu hướng tới. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ef\/Write-a-Script-Step-16-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-16-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ef\/Write-a-Script-Step-16-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-16-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Đặt ra thời hạn để bạn có mục tiêu hướng tới. Chọn một ngày nào đó sau ngày bạn bắt tay vào viết khoảng 8-12 tuần, vì đây là thời gian thông thường mà các tác giả hoàn thành một kịch bản. Đánh dấu thời hạn chót trên lịch hoặc cài đặt lời nhắc trên điện thoại để duy trì tinh thần trách nhiệm.[16]
    • Nói với người thân về mục tiêu của bạn và nhờ họ nhắc nhở bạn hoàn thành công việc.
  2. Step 2 Lên kế hoạch viết ít nhất 1-2 trang mỗi ngày. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/81\/Write-a-Script-Step-17-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-17-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/81\/Write-a-Script-Step-17-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-17-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Lên kế hoạch viết ít nhất 1-2 trang mỗi ngày. Trong bản thảo đầu tiên, bạn chỉ cần viết các ý tưởng nảy ra trong đầu và dựa theo dàn ý kịch bản. Đừng bận tâm về chính tả hoặc ngữ pháp, vì lúc này bạn chỉ cần viết ra câu chuyện của bạn. Nếu cố gắng viết 1-2 trang mỗi ngày, bạn sẽ hoàn thành bản thảo đầu tiên trong vòng 60-90 ngày.[17]
    • Chọn một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để ngồi xuống và viết để không bị phân tâm.
    • Tắt điện thoại hoặc ngắt kết nối internet để tập trung hoàn toàn vào viết lách.

    "Kịch bản phim truyện thường có độ dài 95-110 trang. Kịch bản truyền hình nên dài 30-35 trang cho một chương trình có thời lượng 30 phút, hoặc 60-65 trang cho chương trình dài 1 tiếng đồng hồ."

    Melessa Sargent

    Melessa Sargent

    Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Melessa Sargent Melessa SargentChủ tịch & CEO, Scriptwriters Network
  3. Step 3 Đọc lời thoại lên thành tiếng để nghe xem có tự nhiên không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/ab\/Write-a-Script-Step-18-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-18-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/ab\/Write-a-Script-Step-18-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-18-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Đọc lời thoại lên thành tiếng để nghe xem có tự nhiên không. Khi viết lời thoại của nhân vật, bạn hãy nói lên thành tiếng. Đảm bảo lời thoại nghe trôi chảy và không gây khó hiểu. Nếu nhận thấy bất cứ phần nào nghe trúc trắc, bạn hãy tô đậm hoặc gạch dưới để quay trở lại chỉnh sửa sau đó.[18]
    • Đảm bảo mỗi nhân vật phải có giọng điệu khác biệt và độc đáo. Nếu không, người đọc sẽ khó phân biệt nhân vật nào đang nói.
  4. Step 4 Tiếp tục viết cho đến khi bạn hoàn thành 90-120 trang. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/ab\/Write-a-Script-Step-19-Version-2.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-19-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/ab\/Write-a-Script-Step-19-Version-2.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-19-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tiếp tục viết cho đến khi bạn hoàn thành 90-120 trang. Ước lượng mỗi trang tương đương với 1 phút trên màn ảnh. Để viết một kịch bản phim truyện tiêu chuẩn, bạn cần viết khoảng 90-120 trang cho bộ phim dài một tiếng rưỡi đến hai tiếng.
    • Nếu là kịch bản truyền hình, bạn cần viết 30-40 trang cho một tập phim sitcom có thời lượng nửa tiếng, và 60-70 trang cho vở kịch dài một tiếng.
    • Kịch bản phim ngắn thường có độ dài 10 trang hoặc ít hơn.
    Quảng cáo
Phần 5 Phần 5 của 5:

Chỉnh sửa kịch bản

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nghỉ 1-2 tuần sau khi viết xong kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/99\/Write-a-Script-Step-20.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-20.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/99\/Write-a-Script-Step-20.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-20.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nghỉ 1-2 tuần sau khi viết xong kịch bản. Bạn đã làm việc với kịch bản trong một trong một thời gian dài, thế nên hãy lưu tập tin lại và chuyển hướng sang các hoạt động khác trong vài tuần. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn mới mẻ khi quay lại chỉnh sửa kịch bản của mình.[19]
    • Bạn có thể bắt đầu viết kịch bản khác trong thời gian chờ nếu muốn tiếp tục thực hiện các ý tưởng khác.
  2. Step 2 Đọc lại toàn bộ kịch bản và ghi chú những chỗ không hợp lý. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3f\/Write-a-Script-Step-21.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-21.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3f\/Write-a-Script-Step-21.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-21.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Đọc lại toàn bộ kịch bản và ghi chú những chỗ không hợp lý. Mở kịch bản ra và đọc từ đầu đến cuối. Tìm những đoạn có vẻ khó hiểu hoặc những hành động của nhân vật không đóng góp cho tiến triển của câu chuyện. Ghi chú trên giấy để dễ nhớ hơn.[20]
    • Cố gắng đọc kịch bản thành tiếng và đừng ngại diễn xuất theo ý của bạn. Bằng cách này, bạn cũng có thể phát hiện ra những lời thoại hoặc từ ngữ không phù hợp.

    Lời khuyên: Nếu có thể, bạn hãy in kịch bản ra giấy để viết trực tiếp lên đó.

  3. Step 3 Nhờ một người đáng tin cậy đọc kịch bản. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3a\/Write-a-Script-Step-22.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-22.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3a\/Write-a-Script-Step-22.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-22.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Nhờ một người đáng tin cậy đọc kịch bản. Nhờ cha/mẹ hoặc một người bạn của bạn đọc kịch bản xem họ nghĩ gì. Nói với họ về phản hồi mà bạn cần để họ biết phải tập trung vào đâu. Hỏi xem họ thấy các đoạn nào đó có hợp lý hay không sau khi họ đọc xong.[21]
  4. Step 4 Tiếp tục viết cho đến khi bạn hài lòng với tác phẩm của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7a\/Write-a-Script-Step-23.jpg\/v4-460px-Write-a-Script-Step-23.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7a\/Write-a-Script-Step-23.jpg\/v4-728px-Write-a-Script-Step-23.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tiếp tục viết cho đến khi bạn hài lòng với tác phẩm của mình. Xem lại cốt truyện và nhân vật trước để chỉnh sửa những vấn đề lớn trong kịch bản. Khi xem lại, bạn cần chỉnh sửa từ các vấn đề lớn như lời thoại hoặc các chuỗi hành động gây khó hiểu cho đến các chi tiết nhỏ như ngữ pháp và chính tả.
    • Bắt đầu mỗi bản thảo trong một tài liệu mới để bạn có thể cắt dán các phần mà bạn tâm đắc của kịch bản cũ vào kịch bản mới.
    • Đừng quá cầu toàn; nếu không, bạn sẽ không bao giờ hoàn thành được kịch bản đang viết.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không có quy tắc nhất định nào trong việc viết kịch bản. Đừng ngại thử nghiệm nếu bạn cảm thấy câu chuyện nên được kể theo cách khác biệt.
  • Đọc các kịch bản phim mà bạn thích để thưởng thức và học cách viết kịch bản của họ. Bạn có thể dễ dàng tìm được nhiều tài liệu với định dạng PDF trên mạng.
  • Đọc các tác phẩm như Save the Cat của Blake Snyder hoặc Screenplay của Syd Field để tìm ý tưởng và thông tin về cách định dạng cho kịch bản của bạn.
  • Kịch bản sân khấu và phim tài liệu có định dạng hơi khác với kịch bản phim hoặc chương trình truyền hình.

Bài viết wikiHow có liên quan

Viết nhanh hơnCách đểViết nhanh hơn Viết tiểu thuyếtCách đểViết tiểu thuyết Viết nên một câu chuyện hayCách đểViết nên một câu chuyện hay Viết nhật kýCách đểViết nhật ký Viết một lá thư thân mậtCách đểViết một lá thư thân mật Viết Bài luậnCách đểViết Bài luận Cách đểViết chữ đẹp hơn Viết bài cảm nhậnCách đểViết bài cảm nhận Viết kịch bản phimCách đểViết kịch bản phim Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)Cách đểViết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải) Xây dựng cốt truyệnCách đểXây dựng cốt truyện Viết thư xin lỗiCách đểViết thư xin lỗi Viết một bài thơCách đểViết một bài thơ Mở đầu truyệnCách đểMở đầu truyện Quảng cáo

Tham khảo

  1. https://gointothestory.blcklst.com/how-i-write-a-script-part-1-story-concept-ab6d5a25fc27
  2. https://www.scriptmag.com/5-tips-choosing-writing-genres-free-download
  3. https://thescriptlab.com/features/screenwriting-101/2982-how-to-create-a-convincing-setting-in-your-screenplay/
  4. https://www.lightsfilmschool.com/blog/write-strong-protagonist-character-movie-aeu
  5. https://www.well-storied.com/blog/the-four-main-types-of-epic-antagonists
  6. https://www.scriptreaderpro.com/how-to-write-a-screenplay-2/
  7. https://goodinaroom.com/blog/7-ways-to-improve-your-outlines/
  8. https://gointothestory.blcklst.com/how-i-write-a-script-part-6-outline-697aedb321ef
  9. https://gointothestory.blcklst.com/how-i-write-a-script-part-6-outline-697aedb321ef
Hiển thị thêm
  1. http://www.elementsofcinema.com/screenwriting/three-act-structure/
  2. https://screenwriting.io/what-does-a-screenplay-title-page-look-like/
  3. https://screenwriting.io/what-is-standard-screenplay-format/
  4. https://scriptwrecked.com/category/scene-headings/
  5. https://scriptangel.com/8-tips-to-writing-great-action-lines/
  6. https://screenwriting.io/what-is-standard-screenplay-format/
  7. https://screenwriting.io/how-long-should-it-take-to-write-a-screenplay/
  8. https://www.raindance.org/how-to-write-a-screenplay-in-3-weeks/
  9. http://reelauthors.com/screenplay-coverage/how-to-write-great-dialogue.php
  10. https://thescriptlab.com/features/screenwriting-101/9296-mastering-the-art-of-revising-and-editing-your-screenplays/
  11. https://screencraft.org/2014/05/18/revising-screenplay-rewriting-screenwriting/
  12. https://screencraft.org/2014/05/18/revising-screenplay-rewriting-screenwriting/

Về bài wikiHow này

Melessa Sargent Cùng viết bởi: Melessa Sargent Chủ tịch & CEO, Scriptwriters Network Bài viết này đã được cùng viết bởi Melessa Sargent. Melessa Sargent là chủ tịch của Scriptwriters Network, một tổ chức phi lợi nhuận mời gọi các chuyên gia giải trí đến để giảng dạy về nghệ thuật và công việc viết kịch bản cho chương trình TV, phim truyện và các phương tiện truyền thông mới. Scriptwriters Network hỗ trợ các thành viên bằng cách cung cấp chương trình giáo dục, phát triển khả năng tiếp cận và cơ hội thông qua việc hợp tác với các chuyên gia trong ngành, đẩy mạnh mục tiêu và chất lượng của kịch bản trong ngành công nghiệp giải trí. Bài viết này đã được xem 79.837 lần. Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Nhật Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Hindi Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
  • In
Trang này đã được đọc 79.837 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Viết nhanh hơnCách đểViết nhanh hơnViết tiểu thuyếtCách đểViết tiểu thuyếtViết nên một câu chuyện hayCách đểViết nên một câu chuyện hayViết nhật kýCách đểViết nhật ký

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Cách đểTìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Chế tạo Firework Rocket trong Game MinecraftCách đểChế tạo Firework Rocket trong Game MinecraftBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmNhận Robux vào tài khoản RobloxCách đểNhận Robux vào tài khoản RobloxTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạn15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên Tinder175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòÝ nghĩa của con số thiên thần 555: Tình yêu, sự nghiệp, mối quan hệ linh hồn song sinhÝ nghĩa của con số thiên thần 555: Tình yêu, sự nghiệp, mối quan hệ linh hồn song sinh

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord3 cách dễ dàng để tìm một người trên Snapchat khi không có tên người dùng của họ3 cách dễ dàng để tìm một người trên Snapchat khi không có tên người dùng của họ9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn wikiHow
  • Chuyên mục
  • Giáo dục và Truyền thông
  • Soạn thảo
  • Viết lách và Soạn thảo
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--624

Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Kinh Dị