Cách để Viết Tiểu Thuyết - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 189.492 lần.
Trong bài viết này: Xây dựng một thế giới hư cấu Viết nháp Chỉnh sửa Bài viết có liên quan Tham khảoBạn hãy tìm cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết khác hoặc từ hoàn cảnh xung quanh, những trải nghiệm trong quá khứ, các câu chuyện bạn từng nghe kể lại hoặc những sự việc mà bạn cảm thấy cuốn hút. Luôn đem theo người một cuốn sổ tay và viết ra bất cứ từ ngữ, câu chữ hoặc sự diễn đạt nào lóe lên trong óc. Suy nghĩ về thể loại của cuốn tiểu thuyết định viết. Hình dung về bối cảnh của truyện cũng như các nhân vật sẽ xuất hiện trong truyện của bạn. Nghĩ ra mâu thuẫn trung tâm và từ đó triển khai câu chuyện. Phác thảo đường nét chính của truyện và tiến hành những nghiên cứu cần thiết. Đặt ra thông lệ thường ngày mà bạn có thể thực hiện một cách đều đặn và viết bản nháp đầu tiên. Tự chỉnh sửa, chia sẻ với vài người khác và duyệt lại bản thảo cho đến khi bạn hài lòng với tác phẩm của mình!
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Xây dựng một thế giới hư cấu
Tải về bản PDF-
- Đừng chờ cảm hứng tự đến. Viết lách cũng như quá trình tiêu hóa – bạn sẽ không thể hấp thu chất dinh dưỡng nếu thiếu nguyên liệu nạp vào. Ví dụ, bạn có nhận thấy rằng đôi khi một ý tưởng chợt đến trong những lúc bạn đang làm một việc hoàn toàn không liên quan không? Đó là vì khi bạn quan sát một sự vật hoặc hiện tượng thì nghĩa là bạn cũng đang để nó thấm vào tiềm thức, và các thông tin đó tiếp tục được xử lý trong tiềm thức. Đến một thời điểm nào đó, nó sẽ quay trở lại trong ý thức của bạn. Đôi khi những khoảnh khắc như vậy lại trở thành những nguồn cung cấp ý tưởng tuyệt vời – thực tế cho thấy những ý tưởng đến một cách ngẫu hứng có thể giúp bạn sáng tạo ra những cảnh trớ trêu hoặc những tình huống lắt léo trong truyện.
- Là người sáng tác, bạn cần có nguồn cảm hứng bất tận. Đôi khi các nhà văn cảm thấy khó tìm được ý tưởng. Tất cả những người cầm bút đều có lúc gặp phải vấn đề này, và cách xử lý tốt nhất là tìm cảm hứng.
- Cảm hứng không nhất thiết phải đến từ một cuốn sách – đó có thể là một chương trình truyền hình, một bộ phim hoặc thậm chí là một chuyến đi xem triển lãm hoặc đến phòng tranh. Nguồn cảm hứng có thể xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng!
- Ghi lại trong sổ tay những trường đoạn, những đoạn văn ngắn, thậm chí những câu văn bất chợt đến trong đầu bạn. Những ghi chép đó sau này sẽ trở thành một phần hoàn chỉnh hơn của truyện.
- Nghĩ về tất cả các câu chuyện mà bạn đã nghe - các câu chuyện truyền miệng từ đời cụ kỵ của bạn, một sự kiện trong bản tin mà bạn cảm thấy hấp dẫn, thậm chí một truyện ma mà bạn nghe kể từ thời thơ ấu vẫn ám ảnh bạn đến tận bây giờ.
- Nghĩ về sự kiện nào đó từ thời thơ bé hoặc trong quá khứ mà bạn vẫn lưu lại trong ký ức. Có thể đó là cái chết bí ẩn của một phụ nữ trong thị trấn, nỗi ám ảnh truy tìm con thú cưng của người hàng xóm ngày xưa, hoặc một chuyến đi đến Luân Đôn đã để lại ấn tượng không phai trong tâm trí bạn. Ví dụ, cảnh nước đá trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn được mô tả dựa trên trải nghiệm thời thơ ấu của chính tác giả.
- Có người khuyên rằng bạn nên "viết về điều mà bạn biết", người khác lại cho rằng bạn nên "viết về những điều không biết về điều bạn biết." Hãy nghĩ về thứ gì đó trong cuộc sống đã truyền cảm hứng, khiến bạn bận tâm hoặc tò mò – bạn sẽ triển khai đề tài đó như thế nào trong truyện sao cho đầy đủ hơn?
1 Khơi nguồn cảm hứng. Viết tiểu thuyết là một quá trình sáng tạo, và bạn sẽ không bao giờ biết được khi nào những ý tưởng hay sẽ nảy ra trong đầu mình. Đem theo người một cuốn sổ tay và bút để có thể ghi lại mọi ý tưởng chợt đến ở bất cứ nơi đâu. Có thể bạn cảm thấy hứng thú với một sự việc nào đó vào một buổi sáng trên đường đi làm hay đi học, hoặc khi đang ngồi mơ màng bên tách cà phê. Cảm hứng có thể đến bất cứ lúc nào, thế nên bạn hãy để ý quan sát và lắng nghe khi ở mọi nơi. -
- Tiểu thuyết văn học được xem là những tác phẩm nghệ thuật hàm chứa những chủ đề sâu sắc, chủ nghĩa tượng trưng và các nghệ thuật văn chương phức tạp. Bạn có thể đọc các tác phẩm cổ điển của các tác giả lớn và tham khảo các danh mục hữu ích như "100 tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại" theo nhật báo "The Guardian".
- Tiểu thuyết thương mại phục vụ mục đích giải trí với kỳ vọng bán ra rất nhiều bản. Dạng tiểu thuyết này được chia thành nhiều thể loại, bao gồm khoa học viễn tưởng, thần bí, trinh thám, kỳ ảo, lãng mạn, lịch sử hư cấu cùng nhiều thể loại khác. Nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc những thể loại này được viết theo các công thức có thể dự đoán và được viết thành loạt truyện.
- Không có ranh giới rõ ràng phân biệt giữa tiểu thuyết văn học và tiểu thuyết thương mại. Nhiều tác giả của những cuốn truyện khoa học viễn tưởng, kỳ ảo, trinh thám và những thể loại tương tự vẫn có những tác phẩm phức tạp và đầy ý nghĩa không thua kém gì những tác giả chuyên về tiểu thuyết "văn học". Một cuốn tiểu thuyết bán chạy không có nghĩa nó không phải là tác phẩm nghệ thuật (và ngược lại).
- Cho dù bạn thích thú hoặc muốn tập trung vào thể loại nào, hãy đọc thật nhiều tiểu thuyết thuộc thể loại đó. Như vậy bạn sẽ có khái niệm rõ hơn về đặc điểm truyền thống của tác phẩm đang định viết – từ đó bạn có thể bổ sung hoặc thách thức những đặc điểm đó.
- Một phần của công việc nghiên cứu (xem thêm phần nghiên cứu bên dưới) là đọc các tiểu thuyết khác thuộc thể loại hoặc đặc điểm truyền thống mà bạn muốn viết. Ví dụ, nếu định viết một cuốn tiểu thuyết có bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai từ góc nhìn của người Pháp, bạn hãy đọc những cuốn tiểu thuyết khác về chủ đề này. Cuốn truyện của bạn sẽ khác biệt với những tác phẩm của các tác giả khác như thế nào?
2 Cân nhắc về thể loại truyện bạn muốn viết. Không phải mọi cuốn tiểu thuyết đều hoàn toàn nằm trong một thể loại nhất định, nhưng việc cân nhắc thể loại định viết và độc giả của bạn khi bắt đầu lên kế hoạch viết sẽ là một điều hữu ích. Bạn nên đọc tất cả các tác phẩm lớn về thể loại mà bạn đã chọn để hiểu rõ về cách sáng tác một cuốn tiểu thuyết theo những tiêu chuẩn của thể loại đó. Nếu bạn vẫn còn do dự chưa quyết định chọn thể loại nào hoặc đang phân vân với hơn một thể loại thì cũng không sao – việc hiểu về phong cách và đặc điểm của tác phẩm bạn đang định viết sẽ quan trọng hơn là bám sát vào một thể loại cụ thể. Cân nhắc các lựa chọn sau: -
- Bối cảnh của truyện về cơ bản có dựa trên những nơi chốn quen thuộc với bạn trong đời sống thật không?
- Câu chuyện diễn ra trong hiện tại hay thời điểm nào khác?
- Câu chuyện xảy ra trên trái đất hay một nơi nào đó trong trí tưởng tượng?
- Câu chuyện sẽ xoay quanh một thành phố hoặc khu phố, hay nó trải rộng qua nhiều địa điểm khác nhau?
- Kiểu thức xã hội nào được lấy làm bối cảnh?
- Cấu trúc của bộ máy chính quyền và cấu trúc xã hội trong truyện là gì?
- Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian một tháng, một năm hay nhiều thập kỷ?
- Bầu không khí trong truyện được phủ một màu u ám hay tràn ngập sự lạc quan?
3 Cân nhắc về bối cảnh trong truyện. Một khi đã quyết định thể loại (hoặc nhiều thể loại) định viết, bạn hãy thả trí tưởng tượng bay bổng và hình dung ra bối cảnh của cuốn tiểu thuyết. Bối cảnh có thể vượt ra khỏi thành phố mà các nhân vật của bạn sinh sống; bạn có cả một vũ trụ bao la để tưởng tượng. Bối cảnh đó sẽ quyết định tâm trạng và giọng văn trong truyện, đồng thời cũng tác động đến những vấn đề mà các nhân vật của bạn sẽ đối mặt. Khi phác thảo những đặc điểm của thế giới mới sắp được tạo nên, bạn hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau: -
- Nhân vật chính và các nhân vật khác trong truyện không bắt buộc phải đáng yêu, nhưng nhất định phải thú vị, chẳng hạn như nhân vật Humbert Humbert trong tiểu thuyết Lolita', một nhân vật có thể nói là ti tiện – miễn là anh ta có sức thu hút.
- Tiểu thuyết của bạn cũng không nhất thiết chỉ có một nhân vật chính. Bạn có thể tạo ra nhiều nhân vật lôi cuốn người đọc vào câu chuyện và tác động lẫn nhau một cách hài hòa hoặc thông qua sự xung đột, thậm chí bạn có thể chơi đùa bằng cách kể câu chuyện dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
- Thế giới của bạn có thể bao gồm những nhân vật khác nữa. Hãy tưởng tượng ra những nhân vật sẽ tương tác với nhân vật chính, đóng vai trò như bạn bè hoặc làm nền cho nhân vật chính.
- Bạn không cần phải biết chính xác những nhân vật sẽ hiện diện trong tiểu thuyết của mình trước khi đặt bút viết. Trong quá trình viết truyện, biết đâu bạn nhận ra rằng nhân vật chính thực sự hóa ra lại là một trong những nhân vật phụ mà bạn đã tạo ra, hoặc có thể các nhân vật chính âm thầm xuất hiện vào những lúc mà bạn không ngờ đến.
- Nhiều nhà văn viết tiểu thuyết miêu tả ý nghĩ của các nhân vật như những con người thật, họ tự hỏi mình rằng những nhân vật đó sẽ làm gì trong tình huống như vậy và cố gắng giữ tính "chân thật" cho các nhân vật đó. Các nhân vật phải được xây dựng kỹ lưỡng trong óc bạn sao cho thật tự nhiên để họ có thể dẫn dắt người đọc bước vào thế giới hư cấu của bạn.
4 Xây dựng nhân vật. Nhân vật quan trọng nhất trong truyện là nhân vật chính, được miêu tả với những nét cá tính và kiểu suy nghĩ không thể trộn lẫn. Nhân vật chính không nhất thiết phải là người được yêu thích, nhưng thường phải có sự kết nối để cuốn hút người đọc vào câu chuyện. Một trong những thú vui của độc giả khi đọc các tác phẩm hư cấu là cảm giác nhận ra bản thân mình và sống cùng với những nhân vật mà họ yêu mến. -
- Sẽ không có công thức nào giúp bạn tạo nên một cốt truyện hoàn hảo cho cuốn tiểu thuyết. Mặc dù cách xử trí thông thường là phát triển diễn biến (xây dựng các tình tiết và sự căng thẳng trong truyện), sự xung đột (khủng hoảng chính của cuốn tiểu thuyết), và giải quyết vấn đề (kết quả cuối cùng của cuộc khủng hoảng), nhưng đó không phải là cách duy nhất để tạo nên cốt truyện.
- Bạn có thể bắt đầu bằng một mâu thuẫn và trở ngược lại quá khứ để diễn giải lý do vì sao điều đó lại quan trọng. Ví dụ, một cô gái đang trên đường trở về nhà để dự đám tang người cha, và người đọc có thể không hiểu tại sao điều này lại dẫn đến xung đột chính đang diễn ra.
- Tiểu thuyết của bạn không cần thiết phải "giải quyết" mâu thuẫn một cách gọn gàng. Bạn có thể để cho vài cái kết bỏ lửng (nếu người đọc thích truyện của bạn, họ sẽ rất sẵn lòng hoàn thành phần kết đó (suy đoán, sáng tác dựa trên tác phẩm gốc, thảo luận và những hoạt động tương tự).
- Một cuốn tiểu thuyết cũng không cần phải tuân theo thứ tự thời gian. Nó có thể bắt đầu từ hiện tại, lùi về quá khứ và lại quay về hiện tại, thậm chí bắt đầu từ quá khứ và nhảy một bước đến hai mươi năm sau – hãy dùng bất cứ phương thức nào để kể câu chuyện của bạn. Một ví dụ về tiểu thuyết không tuân theo thời gian là cuốn Hopscotch (Nhảy lò cò) của Julio Cortázar.
- Đọc vài cuốn tiểu thuyết mà bạn yêu thích và theo dõi cốt truyện. Hãy xem tiểu thuyết của họ kết dính ra sao. Thậm chí cuốn tiểu thuyết còn thú vị hơn nếu không tuân theo thứ tự thời gian.
5 Hình dung ra cốt truyện. Bước này sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của cuốn tiểu thuyết. Có nhiều truyện xây dựng nhân vật rất tốt nhưng cốt truyện lại không hay. Nếu bạn không làm tốt điều này, khán giả sẽ quay lưng với truyện của bạn. Tạo ra xung đột là cách phổ biến nhất để sáng tác cốt truyện. Bất kể thuộc thể loại nào, hầu hết các tiểu thuyết đều chứa đựng sự mâu thuẫn nào đó. Tình huống căng thẳng sẽ phát triển cho đến khi xung đột đạt đến cao trào và sau đó được giải quyết. Tuy vậy, không phải mọi cuốn tiểu thuyết đều có kết thúc có hậu; điều quan trọng hơn là nó tạo động lực cho hành động của nhân vật, đem đến sự thay đổi và ý nghĩa xuyên suốt cuốn tiểu thuyết của bạn. -
- Bạn không cần phải quyết định người dẫn chuyện của tiểu thuyết trước khi đặt bút viết câu đầu tiên. Thực ra, bạn có thể viết chương đầu tiên – thậm chí viết xong bản thảo đầu tiên – trước khi có ý tưởng hay hơn về việc sử dụng ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba để dẫn chuyện.
- Không có nguyên tắc cứng nhắc và chặt chẽ nào quy định góc nhìn thích hợp cho từng dạng tiểu thuyết. Nhưng nếu bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết có tầm nhìn rộng với nhiều tuyến nhân vật thì góc nhìn của ngôi thứ ba có thể giúp bạn kiểm soát được toàn bộ các nhân vật trong truyện
6 Xác định người dẫn chuyện. Thông thường tiểu thuyết được kể ở ngôi thứ ba hoặc thứ nhất, mặc dù cũng có thể viết dưới ngôi thứ hai hoặc pha trộn nhiều góc nhìn khác nhau. Ngôi thứ nhất là "tôi" được kể trực tiếp từ quan điểm của một nhân vật; ngôi thứ hai, mặc dù ít phổ biến hơn, gọi người đọc là "bạn" và kể với người đọc chính xác những gì họ đang làm, và ngôi thứ ba mô tả một nhân vật hoặc một bộ nhân vật từ góc nhìn bên ngoài. -
- Nếu quá bận tâm về những chi tiết thậm chí trước khi bắt đầu đặt bút viết bản nháp đầu tiên, có thể bạn sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo của mình.
7 Cân nhắc khởi đầu viết từ con số không. Sẽ rất tuyệt khi bạn bắt đầu sáng tác khi đã có sẵn trong đầu các ý tưởng về thể loại, cốt truyện, nhân vật và bối cảnh. Tuy nhiên ban đầu bạn không nên sa lầy trong những chi tiết đó khi định viết tiểu thuyết. Bạn có thể lấy cảm hứng từ những điều đơn giản – một sự kiện xảy ra trong quá khứ, một đoạn hội thoại bạn nghe được ở siêu thị hoặc một câu chuyện mà bà của bạn từng kể. Như vậy cũng có thể là đủ để khơi lên hứng thú viết lách ở bạn và bắt đầu sáng tạo ra điều gì đó từ những điều mà bạn đã biết.
Viết nháp
Tải về bản PDF-
- Phác thảo của bạn không nhất thiết phải theo đường thẳng. Bạn có thể phác thảo hướng phát triển của từng nhân vật hoặc vẽ sơ đồ Venn cho thấy những câu chuyện của các nhân vật khác nhau sẽ giao thoa với nhau như thế nào.
- Bản phác thảo đó sẽ là bản hướng dẫn, không phải bản giao ước. Mục đích chính ở đây là để khởi động quá trình viết với sự minh họa trực quan về diễn tiến của câu chuyện. Chắc chắn nó sẽ thay đổi khi bạn bắt đầu quá trình viết.
- Đôi khi bản phác thảo những nét chính sẽ hữu ích hơn sau khi bạn viết xong một hoặc hai bản nháp của cuốn tiểu thuyết. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết cấu của cuốn tiểu thuyết đang viết và giúp bạn thấy được những điều phù hợp hoặc không phù hợp, những chỗ nào nên mở rộng hoặc rút gọn.
1 Cân nhắc phác thảo những nét chính. Mỗi tiểu thuyết gia có một phương pháp khác nhau để bắt đầu một tiểu thuyết mới. Phác thảo những nét chính có thể là một cách hay để vạch ra những ý tưởng và đặt ra những mục tiêu nhỏ để bạn đạt đến trong khi hướng đến mục tiêu lớn hơn là hoàn thành toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Nhưng nếu bạn viết một cách ngẫu hứng và chưa có trong đầu toàn bộ các chi tiết hoặc bất cứ chi tiết nào, vậy thì điều bạn nên làm là cứ để cảm hứng dẫn dắt và viết ra bất cứ điều gì bạn cảm thấy là đúng - cho đến khi bạn gặp được điều gì đó thực sự cuốn hút. -
- Tạo một không gian sáng tác giúp bạn duy trì thông lệ hàng ngày. Tìm một nơi ấm cúng mà bạn có thể thư giãn và không có những yếu tố gây xao lãng. Đầu tư một chiếc ghế giúp bạn không bị đau lưng sau nhiều giờ đồng hồ ngồi viết. Hiển nhiên là bạn sẽ không viết cuốn sách trong một giờ; công việc này sẽ thường mất nhiều tháng, vì vậy hãy bảo vệ lưng của mình.
- Kế hoạch viết lách của bạn cũng có thể bao gồm những thứ bạn cần ăn hoặc uống trước hoặc trong thời gian viết. Cà phê có giúp bạn tỉnh táo và sáng ý hơn không, hay nó khiến bạn bồn chồn và khó làm việc? Bữa sáng ăn no giúp bạn tràn đầy năng lượng hay nó làm bạn trở nên uể oải?
2 Chọn một lịch trình làm việc có hiệu quả. Để hoàn thành bản thảo đầu tiên, bạn sẽ phải chọn thời gian và không gian đáp ứng được các mục tiêu của bạn trong công việc sáng tác. Bạn có thể viết vào những khoảng thời gian nhất định hàng ngày mỗi sáng hoặc mỗi tối, viết trong những phút ngẫu hứng hoặc viết từng đợt dài mỗi tuần ba ngày. Cho dù lịch làm việc như thế nào, bạn không thể thành công nếu chỉ viết mỗi khi có cảm hứng – đó chỉ là chuyện hoang đường. Bạn sẽ phải xem việc viết lách là một công việc thực sự và trung thành với thời gian biểu một cách đều đặn cho dù có "hứng thú" hay không. -
- Tận dụng thư viện. Bạn có thể tìm được hầu như mọi thông tin cần thiết trong thư viện ở địa phương, và thư viện cũng là nơi rất tuyệt vời để ngồi viết.
- Phỏng vấn mọi người. Nếu không biết chắc liệu chủ để mình đang viết có đúng hay không, bạn nên tìm người am hiểu về lĩnh vực đó và hỏi thật kỹ.
- Công việc nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến phạm vi và nội dung của cuốn tiểu thuyết. Khi đọc nhiều hơn về thời kỳ hoặc chủ đề định viết, có thể bạn sẽ phát hiện ra một số chi tiết mới rất thú vị - và điều này có thể thay đổi toàn bộ hướng đi của cuốn tiểu thuyết bạn định viết.
3 Tiến hành nghiên cứu. Khối lượng tài liệu cần nghiên cứu sẽ tùy thuộc vào cuốn tiểu thuyết mà bạn định viết. Bạn cần phải hiểu biết, nghiên cứu và học hỏi thật nhiều trong khả năng có thể về bối cảnh của cuốn truyện sắp viết (bắt đầu với văn hóa, địa điểm và thời đại của nhân vật). Ví dụ, khi bạn viết tiểu thuyết hư cấu lịch sử với bối cảnh của cuộc chiến tranh cách mạng, tài liệu nghiên cứu sẽ phải phong phú hơn nhiều so với khi viết một cuốn tiểu thuyết về giới trẻ lấy cảm hứng từ những trải nghiệm ở trường trung học của chính bạn. Tuy nhiên, bất kể định viết tiểu thuyết loại gì, bạn vẫn nên nghiên cứu đầy đủ để đảm bảo rằng các sự kiện trong tiểu thuyết của bạn được chính xác và đáng tin hơn. -
- Hạ quyết tâm viết mỗi ngày – hoặc càng thường xuyên càng tốt trong khả năng của bạn. Hãy hiểu rằng mình đang làm nhiệm vụ. Nhiều nhà văn rất tài giỏi không được chú ý và những tác phẩm không được ai đọc vì ngăn kéo bàn làm việc của họ đầy những cuốn tiểu thuyết dang dở.
- Đặt ra những mục tiêu nhỏ — cứ vài ngày bạn nên hoàn thành một chương, vài trang hoặc một số lượng từ nhất định để giữ động lực.
- Bạn cũng có thể đặt ra mục tiêu dài hạn – giả sử như bạn quyết tâm hoàn thành bản thảo đầu tiên trong một năm, hoặc thậm chí trong sáu tháng. Chọn một "thời hạn cuối" và bám vào đó.
4 Viết bản thảo đầu tiên. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể ngồi xuống và bắt đầu viết bản nháp đầu tiên của cuốn tiểu thuyết. Đừng lo trau chuốt câu chữ - ngoài bạn ra sẽ không ai đọc bản nháp của bạn. Bạn có thể viết mà không cần đánh giá mình. Bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết không cần phải thật xuất sắc – nó chỉ cần được hoàn thành. Đừng ngần ngại và kìm hãm bản thân. Những phần khó khăn nhất của cuốn tiểu thuyết có thể hóa ra lại là phần hấp dẫn nhất của các bản thảo sau này.
Chỉnh sửa
Tải về bản PDF-
- Khi được hỏi đâu là phần khó nhất khi viết cái kết của tiểu thuyết Giã từ vũ khí (sau khi đã viết lại hai mươi chín lần), Ernest Hemingway trả lời một câu rất nổi tiếng, "Tìm đúng từ ngữ”.
- Sau khi viết bản nháp đầu tiên, bạn hãy rời khỏi nó trong vài tuần, thậm chí vài tháng, sau đó ngồi xuống và đọc lại như một độc giả bình thường. Bạn nhận thấy những phần nào cần phải diễn giải thêm? Những phần nào quá dài và tẻ nhạt?
- Nguyên tắc rất hay là: Nếu bạn bỏ qua những đoạn dài trong cuốn tiểu thuyết của mình thì những người đọc khác cũng vậy. Bạn sẽ cắt bớt hoặc chỉnh sửa những phần nặng nề đó như thế nào để cuốn tiểu thuyết của bạn hấp dẫn hơn?
- Mỗi bản nháp hoặc phiên bản mới của bạn có thể tập trung vào xử lý một hoặc nhiều khía cạnh của cuốn tiểu thuyết. Ví dụ, bạn có thể viết một bản nháp hoàn toàn mới, tập trung vào việc làm cho người dẫn chuyện thú vị hơn với người đọc, một bản nháp khác trau chuốt phần phát triển bối cảnh của các sự kiện, và bản nháp thứ ba triển khai chuyện tình lãng mạn chính trong truyện.
- Lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi có một bản nháp mà bạn có thể tự hào giới thiệu với những người khác. Có thể bạn phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới đạt đến được giai đoạn này; vậy nên bạn hãy kiên nhẫn với bản thân.
1 Viết nhiều bản nháp nếu cần thiết. Có thể bạn gặp may và chỉ phải viết có ba bản nháp để hoàn thành cuốn tiểu thuyết. Có thể bạn phải viết đến hai mươi bản nháp mới có thể hài lòng với tác phẩm của mình. Điều quan trọng là đi chậm lại và suy nghĩ xem khi nào thì cuốn tiểu thuyết của bạn có thể chia sẻ với những người khác – nếu bạn cho người khác đọc bản thảo của bạn quá sớm thì sự sáng tạo của bạn có thể sẽ bị bóp nghẹt. Khi đã viết nháp đủ và cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể chuyển sang giai đoạn chỉnh sửa. -
- In tác phẩm ra giấy và đọc to lên. Cắt bớt hoặc chỉnh sửa bất cứ chỗ nào nghe có vẻ không phù hợp.
- Đừng tiếc những đoạn văn đã viết, chẳng hạn như một đoạn văn không có tác dụng gì trong diễn tiến của câu chuyện. Bạn cần phải dũng cảm ra các quyết định đúng. Đoạn văn đó chắc chắn có thể sử dụng trong một tác phẩm khác.
2 Thực hiện phần tự chỉnh sửa. Khi đã đến thời điểm phải viết một bản thảo hoàn chỉnh của cuốn tiểu thuyết, bạn có thể bắt đầu công việc chỉnh sửa. Giờ thì bạn có thể tập trung vào việc cắt bớt các đoạn văn hoặc các câu văn không cần thiết, loại bỏ mọi cụm từ vụng về hoặc lặp đi lặp lại, hoặc chỉ cần sửa lại câu văn sao cho mượt mà. Không cần chỉnh sửa từng câu của bản nháp đầu tiên – dù sao thì hầu hết các từ cũng sẽ thay đổi khi bạn hoàn thành bản thảo cuối cùng. -
- Tham gia vào một chương trình hướng dẫn viết văn. Các trường đại học và trung tâm sáng tác ở địa phương là những nơi tuyệt vời để bạn tìm những chương trình này. Bạn sẽ phê bình các tác phẩm của người khác và cũng nhận được những lời nhận xét cho tác phẩm của bạn.
- Khởi xướng một nhóm sáng tác. Nếu biết một vài người nào đó cũng đang viết tiểu thuyết, bạn hãy sắp xếp gặp mọi người mỗi tháng một lần để cùng chia sẻ tiến trình làm việc và nhận những lời khuyên.
- Chỉ nên xem lời khuyên như một ý kiến tham khảo. Nếu có ai đó bảo rằng một chương nào đó của bạn là thừa, bạn hãy hỏi thêm ý kiến của người khác trước khi quyết định cắt đi.
- Nếu thực sự quyết tâm hoàn thành cuốn tiểu thuyết, bạn có thể cân nhắc tham gia một khóa học sáng tác văn chương. Những khóa học như thế này tạo ra một môi trường hỗ trợ và thoải mái để bạn chia sẻ tác phẩm của mình với những người khác. Hơn nữa nó còn tiếp thêm động lực cho bạn bằng cách đặt ra thời hạn hoàn thành tác phẩm.
3 Giới thiệu tác phẩm của bạn với mọi người. Đầu tiên bạn cần chọn một người mà bạn hoàn toàn tin tưởng để làm quen với cảm giác có người khác đọc tác phẩm của mình. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được những phản hồi thẳng thắn từ những người yêu mến bạn và không muốn làm bạn buồn, do đó bạn nên cân nhắc thu thập thêm ý kiến bên ngoài với một hoặc nhiều cách sau: -
- Nếu bạn chọn cách truyền thống, việc tìm một người đại diện văn học giúp bạn giới thiệu tác phẩm cho các nhà xuất bản sách sẽ là điều hữu ích. Bạn có thể tìm trên mạng danh sách những nhà đại diện văn học. Họ sẽ yêu cầu bạn nộp thư đề xuất và bản tóm tắt nội dung tác phẩm.
- Các công ty cung cấp dịch vụ tự xuất bản có chất lượng rất khác nhau. Trước khi chọn một công ty nào đó, bạn hãy yêu cầu họ cho xem vài mẫu sách để biết chất lượng giấy và kỹ thuật in.
- Nếu bạn không muốn theo con đường xuất bản thì cũng chẳng sao. Hãy tự chúc mừng bản thân vì đã hoàn thành tốt một công việc và tiếp tục với dự án sáng tác tiếp theo.
4 Cân nhắc việc xuất bản cuốn tiểu thuyết. Nhiều người lần đầu vết tiểu thuyết chỉ xem tác phẩm của mình như một kinh nghiệm để viết những truyện khác chắc tay hơn trong tương lai; tuy nhiên, nếu cảm thấy thực sự tự tin với cuốn tiểu thuyết của mình và muốn giới thiệu với một nhà xuất bản, bạn sẽ có vài cách lựa chọn. Bạn có thể tìm một nhà xuất bản truyền thống, nhà xuất bản trực tuyến hoặc tự xuất bản.
Lời khuyên
- Nếu bạn cảm thấy bí khi viết diễn tiến câu chuyện, hãy tưởng tượng ra một nhân vật đứng sau lưng bạn và mách bạn điều họ sẽ làm trong tình huống đó.
- Viết về bất cứ thứ gì bạn muốn. Nếu là người hâm mộ thể loại khoa học viễn tưởng, có lẽ bạn sẽ không mấy thích thú với việc viết truyện lịch sử hư cấu.
- "Viết cho bản thân mình và không dành cho công chúng sẽ tốt hơn là viết cho công chúng mà không dành cho mình." Hãy viết truyện theo cách mà bạn muốn. Có nhiều thị trường cho mọi thể loại, và chắc chắn sẽ có chỗ cho cuốn tiểu thuyết của bạn nếu nó thực sự hay và thú vị.
- Đọc thật nhiều sách (đặc biệt là những tác phẩm có chủ đề tương tự hoặc liên quan đến chủ đề bạn định viết) trước, trong và sau khi bạn hoàn thành tác phẩm của mình. Điều này sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích.
- Nhớ xây dựng các nhân vật có những cá tính (kể cả các quan điểm) có những nét tương đồng và khác biệt khi so sánh với nhau và với chính bản thân bạn.
- Có nhiều ứng dụng dành cho trình soạn thảo văn bản (ví dụ như Google Keep, Astrid Tasks) trên điện thoại thông minh/iPod/máy tính bảng vô cùng hữu ích để ghi lại những ý tưởng bất chợt nảy ra khi bạn ở bất cứ nơi đâu. Một số thiết bị còn có công cụ văn phòng/xử lý văn bản cho phép bạn viết khi bận rộn.
- Viết nhật ký và đọc nhiều hơn, vì điều này sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng viết lách. Nhớ rằng nếu muốn thay đổi điều gì đó thì bạn cứ thay đổi. Tiểu thuyết của bạn có thể chuyển chủ đề từ cuộc chiến tranh ở Trung Đông sang những xung đột ở trường trung học. Điều này có thể xảy ra, bất kể là bạn vừa mới bắt đầu viết hay đã viết được nửa chừng. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo suy nghĩ kỹ mọi mặt trước khi bắt tay vào viết.
- Viết mỗi ngày một trang, bất kể bạn có cảm hứng hay không.
- Đôi khi một nhân vật được tạo ra một cách hoàn hảo – ngoại trừ cái tên. Bạn hãy tìm sách gợi ý đặt tên cho em bé, trong đó có cung cấp những cái tên và ý nghĩa của chúng để tham khảo khi viết truyện. Trên mạng cũng có nhiều trang web có thể tạo ra tên và/ hoặc giải thích ý nghĩa của những cái tên. Bạn cũng có thể thử dùng phần mềm dịch ngôn ngữ để dịch những từ tiếng Việt (giả dụ như “Chiến binh”) sang tiếng nước ngoài và dùng để đặt tên cho nhân vật nếu nó phù hợp với câu chuyện của bạn. Thậm chí bạn có thể pha trộn và kết hợp các từ của nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Bạn yêu thích truyện của mình, nhưng không phải ai cũng vậy. Bạn hãy nhờ 3-4 người bạn tin cậy đọc truyện của bạn trước khi gửi đến một nhà xuất bản. Nhắc mọi người rằng tác phẩm của bạn đã được đăng ký bản quyền để đề phòng trường hợp bị sao chép.
- Thỉnh thoảng đọc lại bản nháp của mình. Nếu phát hiện ra lỗi trong cốt truyện, bạn đừng cố gắng thay đổi ngay (trừ khi đó là lỗi lớn). Bạn chỉ nên đánh dấu những lỗi đó và sửa lại trong giai đoạn chỉnh sửa.
- Đặt một cuốn từ điển và bộ bách khoa toàn thư bên cạnh để giúp bạn diễn đạt đúng và viết đúng chính tả.
Cảnh báo
- Khi viết tiểu thuyết, bạn không nên quá nhạy cảm vì những nhận xét phản hồi.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểViết nhanh hơn Cách đểViết nên một câu chuyện hay Cách đểViết bài cảm nhận Cách đểViết nhật ký Cách đểViết một lá thư thân mật Cách đểViết một bài thơ Cách đểViết chữ đẹp hơn Cách đểViết Bài luận Cách đểXây dựng cốt truyện Cách đểViết thư xin lỗi Cách đểViết báo cáo sau khi thực tập Cách đểViết tốt một câu chủ đề Cách đểViết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải) Cách đểViết kịch bản phim Quảng cáoTham khảo
- How to Write a Damn Good Novel and How to Write a Damn Good Novel II by James N. Frey
- What If? by Pamela Painter and Anne Bernays
- How to Write Best Selling Fiction by Dean Koontz
- Writing Down the Bones by Natalie Goldberg
- The Power of Myth by Joseph Campbell
- How I Write by Janet Evanovich
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Nhân viên của wikiHow Người viết bài của wikiHow Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 189.492 lần. Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Hà Lan Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Séc Tiếng Indonesia Tiếng Nhật Tiếng Ả Rập Tiếng Hindi Tiếng Thái- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểViết nhanh hơnCách đểViết nên một câu chuyện hayCách đểViết bài cảm nhậnCách đểViết nhật kýTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Giáo dục và Truyền thông
- Soạn thảo
- Viết lách và Soạn thảo
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--300Từ khóa » Cách Viết Truyện Dài Hay
-
Top 10 Kinh Nghiệm Sáng Tác Truyện Dài Hay Cho Người Mới Bắt đầu
-
Một Số Hướng Dẫn Cách Viết Truyện - Các Bước Cơ Bản. - Wattpad
-
Cách để Viết Nên Một Câu Chuyện Hay - WikiHow
-
Top 20 Cách Viết Truyện Dài Hay Mới Nhất 2022 - ThienNhuong.Com
-
Top 4 Cách Trình Bày Truyện Sáng Tác Việt Giúp Tác Phẩm Nổi Bật ...
-
Sáng Tác Truyện Ngắn Hay Truyện Dài Dễ Hơn?
-
Cách Viết Truyện Dài Hay, Góp Ý Khi Viết Truyện - Việt Nam Overnight
-
[WikiHow] Mẹo Viết Tiểu Thuyết Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Viết Truyện Hay
-
Viết Truyện Nên Bắt Đầu Từ Đâu? Cách Để Viết Nhanh Một Cuốn ...
-
Một Số Kinh Nghiệm Viết Truyện Nên đọc - Admin - TruyenYY
-
Top 5 Kinh Nghiệm Sáng Tác Truyện Dài Hay Cho Người Mới Bắt đầu
-
Xin Cách Sáng Tác Truyện Dài - Waka - Diễn đàn Sách điện Tử Việt Nam
-
KINH NGHIỆM VIẾT TRUYỆN DÀI | Amity Autumn