Cách để Xì Hơi Một Cách Kín đáo - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Xì hơi một cách kín đáo PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Amy Chow PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chow. Amy Chow là chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập của Chow Down Nutrition, một công ty tư vấn về dinh dưỡng cho gia đình và trẻ em tại British Columbia (BC), Canada. Với hơn chín năm kinh nghiệm, Amy có sự quan tâm đặc biệt đối với dinh dưỡng thiếu nhi, quản lý dị ứng thực phẩm và điều trị rối loạn ăn uống. Amy có bằng cử nhân về khoa học dinh dưỡng của Đại học McGill. Cô trau dồi được kinh nghiệm lâm sàng thông qua các chương trình điều trị rối loạn ăn uống nội trú và ngoại trú, cũng như tại Bệnh viện Nhi British Columbia trước khi khởi nghiệp. Cô đã xuất hiện trên các chương trình Find BC Dietitians, Dietitians of Canada, Food Allergy Canada, Recovery Care Collective, Parentology, Save on Foods, National Eating Disorder Information Centre (NEDIC) và Joytv. Bài viết này đã được xem 23.080 lần.

Trong bài viết này: Giảm thiểu âm thanh và mùi khó chịu khi xì hơi Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng khí sinh ra Điều chỉnh các thói quen hằng ngày để giảm tích tụ khí Bài viết có liên quan Tham khảo

Khi còn là một đứa trẻ thì việc xì hơi cho kêu thật to có vẻ rất là oách đấy, thế nhưng trong thế giới của người lớn, điều này sẽ chẳng được ai tán dương – và có thể còn khiến bạn bè xa lánh bạn nữa. Dù là vậy, việc nín xì hơi lại cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bị đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng[1] . Xì hơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết mà hằng ngày chúng ta ai cũng có nhu cầu. Bạn không cần xấu hổ về nhu cầu xì hơi của mình, nhưng bạn có thể giảm thiểu âm thanh và mùi khó chịu khi xì hơi và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như các thói quen hằng ngày để hạn chế hoạt động này diễn ra quá thường xuyên.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:

Giảm thiểu âm thanh và mùi khó chịu khi xì hơi

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xì hơi thật chậm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c8\/Fart-Quietly-Step-1.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c8\/Fart-Quietly-Step-1.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xì hơi thật chậm. Xì hơi nhanh thường sẽ kèm theo âm thanh lớn, nên thay vì vậy, bạn hãy từ từ xì hơi thật chậm. Để làm được điều này, bạn cần siết chặt cơ bụng và hít vào và thở ra thật sâu để lượng khí trong bụng thoát ra ngoài. Làm như vậy thì sẽ không gây ra âm thanh lớn. Hoặc bạn cũng có thể để hai mông tách nhau xa nhất có thể để xì hơi một cách mượt mà và đôi khi còn chẳng tạo ra chút mùi khó chịu nào nữa.[2]
  2. Step 2 Ho hoặc tạo ra tiếng động lớn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/c9\/Fart-Quietly-Step-2.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/c9\/Fart-Quietly-Step-2.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Ho hoặc tạo ra tiếng động lớn. Bạn có thể gây xao nhãng bằng cách ho hoặc hắt hơi thật lớn khi xì hơi. Những tiếng động này có thể giúp át đi tiếng xì hơi phát ra.
    • Bạn cũng có thể tạo ra âm thanh lớn gây xao nhãng bằng cách giả vờ nói chuyện điện thoại với ai đó hoặc bật nhạc trong phòng trước khi xì hơi để ngụy trang cho âm thanh khó chịu đi kèm.
  3. Step 3 Vừa đi vừa xì hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/55\/Fart-Quietly-Step-3.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Fart-Quietly-Step-3.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Vừa đi vừa xì hơi. Một cách khác bạn có thể lựa chọn là xì hơi khi đang di chuyển để cả âm thanh và mùi hôi không quẩn lại ở vùng không gian xung quanh bạn. Hơn nữa khi ai đó ngửi thấy mùi hoặc nghe thấy tiếng xì hơi thì bạn cũng không có mặt ở đó và đương nhiên bạn cũng không phải ngượng ngùng khi họ phát hiện ra điều này.[3]
    • Hãy cố gắng đi tới một căn phòng hoặc khu vực nào đó trống để bạn có thể xì hơi hết ra khi không có ai xung quanh. Như vậy bạn sẽ không phải cảm thấy xấu hổ vì thải ra lượng khí khó chịu đó.
  4. Step 4 Rời khỏi phòng hoặc khu vực bạn đang hiện diện. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/75\/Fart-Quietly-Step-4.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/75\/Fart-Quietly-Step-4.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Rời khỏi phòng hoặc khu vực bạn đang hiện diện. Trước khi xì hơi, hãy đứng dậy và rời khỏi vị trí nếu bạn đang ở trong đám đông hoặc có quá nhiều người xung quanh. Bạn có thể đi đến phòng khác hoặc khu vực nào đó trống để xì hơi một cách thoải mái.[4]
    • Ví dụ như bạn đang ở trên một chuyến tàu đông đúc, hãy cố gắng nín xì hơi cho đến khi bạn lên một toa tàu trống. Nếu đang ở trong văn phòng đông người, bạn có thể đi đến phòng họp hoặc khu vực công cộng để xì hơi, như vậy sẽ chẳng ai bị làm phiền bởi âm thanh và mùi khó chịu đó cả.
  5. Step 5 Dùng nước xịt phòng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/89\/Fart-Quietly-Step-5.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-5.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/89\/Fart-Quietly-Step-5.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-5.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Dùng nước xịt phòng. Bạn có thể ngụy trang cho mùi xì hơi khó chịu bằng cách dùng nước xịt phòng quanh vị trí của mình hoặc dùng kem bôi tay. Hãy xoa một ít kem bôi tay có mùi thơm lên tay để mùi thơm này át đi mùi khó chịu trong không khí sau khi xì hơi.[5] Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm lượng khí sinh ra

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Ngâm đậu trong nước trước khi ăn để tránh bị đầy hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/60\/Fart-Quietly-Step-6.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-6.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/60\/Fart-Quietly-Step-6.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-6.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Ngâm đậu trong nước trước khi ăn để tránh bị đầy hơi. Ai cũng biết là ăn đậu sẽ dễ bị đầy hơi. Bạn có thể làm giảm đặc tính gây đầy hơi của loại thực phẩm này bằng cách ngâm các loại đậu khô với nước trước khi nấu. Ăn đậu khô thay vì đậu đóng hộp cũng có thể giảm tình trạng đầy bụng và giảm lượng khí sinh ra.[6]
    • Bạn nên dùng nước mới khi nấu đậu vì dùng nước ngâm đậu để nấu luôn thì khi ăn sẽ sinh ra nhiều khí hơn.
  2. Step 2 Ăn các loại rau củ quả ít gây đầy hơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ec\/Fart-Quietly-Step-7.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ec\/Fart-Quietly-Step-7.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Ăn các loại rau củ quả ít gây đầy hơi. Rau củ quả đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một chế độ ăn và lối sống lành mạnh, tuy nhiên một vài loại rau quả lại khiến bạn dễ bị đầy hơi hơn. Bạn có thể hạn chế việc xì hơi bằng cách hạn chế ăn những loại rau củ này.[7]
    • Hạn chế ăn các loại quả như táo tàu, đào, chuối, lê, quả mơ và nho khô. Bạn cũng nên tránh uống nước mận vì loại nước này có thể kích thích bộ máy tiêu hóa sản sinh ra nhiều khí hơn.
    • Hạn chế ăn atisô, măng tây, bông cải xanh, cải bắp, bắp cải Brussels, súp lơ, tiêu xanh, hành, củ cải, cần tây, cà rốt và dưa chuột.
  3. Step 3 Giảm sử dụng một số sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/14\/Fart-Quietly-Step-8.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/14\/Fart-Quietly-Step-8.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Giảm sử dụng một số sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai. Rất nhiều sản phẩm làm từ sữa có thể gây đầy bụng và sinh khí. Chính vì vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm như phô mai, sữa và kem.
    • Bạn cũng nên tránh các loại thức ăn đóng gói có chứa đường lắc tô zơ (lactose) như bánh mì, ngũ cốc và sốt salad.
  4. Step 4 Giảm sử dụng đồ uống chứa cacbonat. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9e\/Fart-Quietly-Step-9.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9e\/Fart-Quietly-Step-9.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Giảm sử dụng đồ uống chứa cacbonat. Các loại đồ uống này thường chứa một lượng lớn ga có thể chuyển thành lượng khí tương ứng trong cơ thể bạn. Bạn nên hạn chế uống nước soda, nước có ga, hoặc nước hoa quả có chứa cacbonat, thay vào đó hãy uống nhiều nước lọc để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.[8]
    • Bạn có thể làm giảm lượng ga trong nước uống có chứa cacbonat bằng cách mở nắp và để chai nước ở ngoài trong khoảng một vài giờ cho lượng cacbonat giảm bớt.
  5. Step 5 Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0e\/Fart-Quietly-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0e\/Fart-Quietly-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn. Những đồ uống có cồn như bia và rượu có thể khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu và sinh ra khí. Đặc biệt là khi bạn uống bia, loại thức uống này sẽ giải phóng ra khí CO2, khí này tích tụ lại sẽ khiến bạn gặp nguy cơ xì hơi.[9] [10]
    • Nếu bạn thích uống đồ uống có cồn như bia rượu, hãy uống từ từ từng ngụm. Khi uống với tốc độ chậm, bạn sẽ nuốt vào ít không khí hơn và do vậy lượng khí tích tụ trong cơ thể cũng sẽ ít hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 3:

Điều chỉnh các thói quen hằng ngày để giảm tích tụ khí

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhai chậm khi ăn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/06\/Fart-Quietly-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/06\/Fart-Quietly-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhai chậm khi ăn. Khi ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí hơn theo mỗi miếng ăn, lượng khí này tích lại trong cơ thể và bạn sẽ cần phải xả chúng ra ngoài. Bạn nên ăn chậm lại và nhai mỗi miếng ăn ít nhất là hai đến bốn lần trước khi nuốt để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giảm lượng khí tích tụ.[11]
  2. Step 2 Tránh nhai kẹo cao su và ngậm kẹo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/c\/cf\/Fart-Quietly-Step-12.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/c\/cf\/Fart-Quietly-Step-12.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tránh nhai kẹo cao su và ngậm kẹo. Sau bữa ăn, có thể bạn có thói quen nhai một thanh kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng để hơi thở thơm mát hơn, tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến bạn dễ bị đầy hơi do lượng không khí bạn nuốt vào sẽ nhiều hơn, dẫn đến sinh khí trong cơ thể và bạn sẽ cần xì hơi để chúng thoát ra ngoài. [12]
  3. Step 3 Giảm hút thuốc. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/70\/Fart-Quietly-Step-13-Version-2.jpg\/v4-460px-Fart-Quietly-Step-13-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/70\/Fart-Quietly-Step-13-Version-2.jpg\/v4-728px-Fart-Quietly-Step-13-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Giảm hút thuốc. Hút thuốc lá điếu, xì gà và thuốc lá tẩu cũng làm tăng lượng không khí bạn nuốt vào và dẫn đến việc khí tích lại trong cơ thể. Hãy giảm số lượng thuốc lá hoặc xì gà bạn hút mỗi ngày để giảm nhu cầu xì hơi của cơ thể.[13] Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Cạo lông bộ phận sinh dục (Nam)Cách đểCạo lông bộ phận sinh dục (Nam) Đo Vòng eo của BạnCách đểĐo Vòng eo của Bạn Tạo dấu hôn giảCách đểTạo dấu hôn giả Sử dụng mặt nạ tócCách đểSử dụng mặt nạ tóc Hóa trang nam thành nữCách đểHóa trang nam thành nữ Cách đểGắn mi giả Duy trì động lựcCách đểDuy trì động lực Trở nên Hoàn hảoCách đểTrở nên Hoàn hảo Làm hông to raCách đểLàm hông to ra Nuôi râu ria mépCách đểNuôi râu ria mép Chữa ngón tay ố vàng do NicotineCách đểChữa ngón tay ố vàng do Nicotine Khiến đôi chân to hơn (dành cho phụ nữ)Cách đểKhiến đôi chân to hơn (dành cho phụ nữ) Đo kích thước vòng cổ và độ dài tay áoCách đểĐo kích thước vòng cổ và độ dài tay áo Làm trắng da với chanhChanh có làm sáng da không? Rủi ro, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.berkeleywellness.com/self-care/over-counter-products/article/holding-intestinal-gas
  2. http://jezebel.com/5843978/master-the-art-of-subtle-public-farting
  3. http://jezebel.com/5843978/master-the-art-of-subtle-public-farting
  4. http://jezebel.com/5843978/master-the-art-of-subtle-public-farting
  5. http://jezebel.com/5843978/master-the-art-of-subtle-public-farting
  6. http://www.iffgd.org/site/manage-your-health/symptoms-causes/controlling-gas/tips
  7. http://www.iffgd.org/site/manage-your-health/symptoms-causes/controlling-gas/tips
  8. http://www.iffgd.org/site/manage-your-health/symptoms-causes/controlling-gas/tips
  9. http://www.iffgd.org/site/manage-your-health/symptoms-causes/controlling-gas/tips
Hiển thị thêm
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/ART-20044739
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/ART-20044739
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/ART-20044739
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/ART-20044739

Về bài wikiHow này

Amy Chow Cùng viết bởi: Amy Chow Chuyên gia dinh dưỡng Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chow. Amy Chow là chuyên gia dinh dưỡng và người sáng lập của Chow Down Nutrition, một công ty tư vấn về dinh dưỡng cho gia đình và trẻ em tại British Columbia (BC), Canada. Với hơn chín năm kinh nghiệm, Amy có sự quan tâm đặc biệt đối với dinh dưỡng thiếu nhi, quản lý dị ứng thực phẩm và điều trị rối loạn ăn uống. Amy có bằng cử nhân về khoa học dinh dưỡng của Đại học McGill. Cô trau dồi được kinh nghiệm lâm sàng thông qua các chương trình điều trị rối loạn ăn uống nội trú và ngoại trú, cũng như tại Bệnh viện Nhi British Columbia trước khi khởi nghiệp. Cô đã xuất hiện trên các chương trình Find BC Dietitians, Dietitians of Canada, Food Allergy Canada, Recovery Care Collective, Parentology, Save on Foods, National Eating Disorder Information Centre (NEDIC) và Joytv. Bài viết này đã được xem 23.080 lần. Chuyên mục: Chăm sóc Cá nhân và Phong cách Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Nhật Tiếng Hàn
  • In
Trang này đã được đọc 23.080 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Cạo lông bộ phận sinh dục (Nam)Cách đểCạo lông bộ phận sinh dục (Nam)Đo Vòng eo của BạnCách đểĐo Vòng eo của BạnTạo dấu hôn giảCách đểTạo dấu hôn giảSử dụng mặt nạ tócCách đểSử dụng mặt nạ tóc

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Chăm sóc Cá nhân và Phong cách
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--397

Từ khóa » Cách đánh Rắm Không Thối