Cách để Xử Lý Vết Phồng Rộp - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 43.383 lần.
Trong bài viết này: Xử lý các vết phồng rộp nhỏ tại nhà Xử lý các vết phồng rộp lớn tại nhà Tìm sự chăm sóc y tế Phòng tránh phồng rộp Xem thêm 1... Thu gọn... Bài viết có liên quan Tham khảoCác vết phồng rộp là các bọc chứa đầy dịch trên da khi bị ma sát. Bạn có thể bị phồng rộp trên bàn chân khi đi giày quá chật hoặc trên bàn tay sau một ngày cuốc đất trong vườn. Khi bị rộp da, bạn cần biết cách chăm sóc tại nhà để vết thương mau lành hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần được điều trị y tế khi các vết phồng rộp có diện tích lớn hoặc nhiễm trùng.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 4:Xử lý các vết phồng rộp nhỏ tại nhà
Tải về bản PDF- 1 Rửa vùng da có vết phồng rộp bằng xà phòng và nước. Khi vết rộp xuất hiện, dù lớn hay nhỏ, quan trọng là bạn phải giữ sạch sẽ. Điều này sẽ giúp vết rộp không bị nhiễm trùng nếu chẳng may bị vỡ.
-
- Nếu vết rộp ở bàn chân, bạn nên đi xăng đan hoặc dép lê khi ở nhà để nó có thời gian lành lại.
- Nếu vết rộp ở bàn tay, bạn cũng không cần đeo găng tay hoặc băng tay nếu không phải làm việc gì có thể khiến nó bị vỡ hoặc nhiễm trùng.
2 Giữ cho vết rộp thoáng khí. Các vết phồng rộp nhỏ và không bị vỡ sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Bạn không cần phải chọc vỡ hoặc băng lại, chỉ cần để cho vết rộp được thoáng khí càng nhiều càng tốt.[1] -
- Băng dán moleskin hình bánh donut có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Sản phẩm này tạo một vòng rào chắn bảo vệ xung quanh mà vẫn giữ cho vết rộp thoáng khí.
3 Bảo vệ vết phồng rộp chưa bị vỡ. Khi ra khỏi nhà hoặc tham gia một hoạt động nào đó, bạn hãy bảo vệ các vết rộp để nó không bị vỡ. Bạn có thể băng lỏng hoặc dùng băng dán moleskin có lỗ ở giữa kiểu hình bánh donut để bảo vệ vết rộp.[2]
Xử lý các vết phồng rộp lớn tại nhà
Tải về bản PDF-
- Nhớ nhẹ tay khi rửa vết phồng rộp. Cố gắng giữ nguyên vết rộp trước khi bạn có thể chọc vỡ đúng cách.
1 Nhẹ nhàng rửa vùng da có vết phồng rộp. Rửa sạch vết rộp và vùng da xung quanh bằng nước xà phòng ấm. Đảm bảo tay cũng phải sạch, vì các vết phồng rộp thường dễ bị nhiễm trùng.[3] -
- Thao tác dẫn lưu dịch đúng vệ sinh có thể giúp vết thương mau lành hơn và giảm đau ở chỗ sưng.
- Nếu vết phồng rộp không tự vỡ, bạn nên đến bác sĩ để được xử lý.
2 Dẫn lưu dịch trong vết phồng rộp ra ngoài nếu nó bị vỡ. Dùng ngón tay ấn vào vết rộp. Bạn sẽ thấy dịch bắt đầu chảy ra qua chỗ hở. Tiếp tục ấn cho đến khi dịch chảy hết, sau đó dùng bông gòn lau sạch. - 3 Không bóc mẩu da bên trên vết phồng rộp. Vết rộp đã chảy hết dịch sẽ để lại một mẩu da. Mẩu da này sẽ báo vệ lớp da bên dưới khỏi bị nhiễm trùng, và bạn không cần phải bóc hoặc cắt bỏ.
-
- Một số người bị dị ứng với thuốc mỡ kháng sinh. Nếu bị dị ứng, bạn có thể dùng sáp dầu (kem Vaseline) thay cho thuốc mỡ kháng sinh.
4 Thoa thuốc mỡ lên vết phồng rộp sau khi đã dẫn lưu dịch. Dùng bông gòn thoa polymyxin B hoặc thuốc mỡ kháng sinh bacitracin lên vết thương. Bước này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp băng không bị dính vào da.[4] -
- Thay băng mỗi ngày một lần, hoặc mỗi khi bị ướt hoặc bẩn.
- Nếu là vết phồng rộp ở bàn chân, bạn nên đi tất và chọn đôi giày đem lại cảm giác dễ chịu. Đừng gây thêm kích ứng bằng cách đi đi lại lại trong đôi giày mà ban đầu đã khiến bạn bị rộp da.
- Nếu vết phồng rộp ở bàn tay, bạn cần đeo găng tay khi làm việc nhà hàng ngày như rửa bát hoặc nấu nướng. Đừng lặp lại công việc đã gây ra các vết phồng rộp ở tay.
5 Băng các vết phồng rộp đã vỡ. Bạn cần bảo vệ vết rộp để nó không bị nhiễm trùng. Dùng băng hoặc gạc để che phủ nhẹ lên vết thương. Đảm bảo băng dính không chạm vào vết rộp.[5]
Tìm sự chăm sóc y tế
Tải về bản PDF- 1 Cân nhắc đến bác sĩ để xử lý các vết phồng rộp lớn. Các vết phồng rộp lớn, đau và ở các vị trí mà bạn khó với tới có thể cần được bác sĩ xử lý. Bác sĩ có dụng cụ vô trùng để dẫn lưu dịch. Điều này đảm bảo vệ sinh và sát trùng vết thương trước khi bạn rời phòng khám.
-
- Đỏ, ngứa, sưng xung quanh vết rộp.
- Mủ vàng xuất hiện bên dưới mẩu da trên vết rộp đã xẹp.
- Vùng da xung quanh vết rộp có cảm giác ấm khi sờ vào.
- Các vệt đỏ toả ra từ vết thương.
2 Đến gặp bác sĩ nếu vết phồng rộp bị nhiễm trùng. Vết rộp bị nhiễm trùng có nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và được hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể rửa vết thương và băng lại, sau đó kê toa thuốc kháng sinh cho bạn. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:[6] -
- Sốt cao
- Ớn lạnh
- Nôn
- Tiêu chảy
3 Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, vết phồng rộp bị nhiễm trùng có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn khi nhiễm trùng lan ra toàn cơ thể. Bạn cần được cấp cứu khi có các triệu chứng sau:
Phòng tránh phồng rộp
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, khi bạn sử dụng xẻng trong thời gian dài, tay cầm xẻng sẽ bị cọ xát nhiều lần tại cùng một vị trí. Tuy nhiên, đôi găng tay mà bạn đeo khi sử dụng xẻng sẽ tạo thành lớp đệm cho bàn tay và ngăn ngừa phồng rộp.
1 Đeo găng tay khi làm việc bằng tay. Các vết phồng rộp hình thành chủ yếu do các động tác lặp đi lặp lại gây ma sát. Nếu đeo găng tay trước khi làm việc, bạn sẽ giảm được ma sát và có thể ngăn ngừa các vết phồng rộp xuất hiện.[7] - 2 Đi giày dép phù hợp. Đôi giày mới hoặc giày không vừa vặn có thể làm rộp da, đặc biệt là ở ngón chân và gót chân. Để tránh bị phồng rộp bàn chân, bạn cần đảm bảo chọn đôi giày vừa vặn. Làm giãn giày mới bằng cách đi giày thường xuyên nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Cách này sẽ giúp giày mới giãn ra mà bàn chân không bị cọ xát quá lâu đủ để làm rộp da.[8]
-
- Ví dụ, bạn có thể dán băng vào một điểm trên bàn tay bị chà xát khi làm một dự án thủ công hoặc khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
- Nếu bàn chân hay bị phồng rộp, bạn nên đi 2 đôi tất để tạo thêm lớp đệm êm cho bàn chân.
- Ở các hiệu thuốc có bán các miếng đệm được thiết kế để lót êm các vùng da trên bàn chân thường bị cọ xát với giày. Các miếng đệm này gọi là miếng dán "moleskin," thường được dán vào da để giữ cố định.
3 Bảo vệ các vùng da sẽ bị cọ xát liên tục. Nếu biết trước là đôi giày sẽ gây ra các vết phồng rộp trên bàn chân hoặc nếu sắp tham gia một hoạt động có thể làm rộp da tay, bạn nên chủ động bảo vệ cơ thể mình. Chêm các miếng đệm vào các vùng da sẽ bị cọ xát để ngăn ngừa các vết phồng rộp hình thành.[9] -
- Ví dụ, những người hay đi xe đạp đường dài thường bị cọ xát da, dẫn đến hình thành các vết phồng rộp. Các sản phẩm bôi trơn được thoa vào giữa các vùng da bị cọ xát có thể giúp giảm khó chịu và hạn chế rộp da.
4 Giảm ma sát giữa các bề mặt da. Sử dụng lotion, phấn rôm hoặc sáp dầu để giảm ma sát giữa hai bề mặt da. Ví dụ, nếu hai đùi của bạn liên tục cọ xát với nhau, bạn nên thoa kem Vaseline vào vùng da bị chà xát để không tạo ra ma sát và nhiệt vốn có thể làm rộp da.[10]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân Cách đểLấy dằm dưới móng Cách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da Cách đểQuấn băng ngón tay cái Cách đểNhanh chóng Hết Buồn Nôn Cách đểXử lý khi bị Cá đuối Chích Cách đểSống sót qua thảm họa tận thế Cách đểSử dụng túi chườm nước nóng Cách đểLoại bỏ dằm đâm sâu trong da Cách đểXử lý khi cắn phải lưỡi Cách đểChữa lành đầu gối bị trầy xước Cách đểKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế Cách đểChăm sóc vết dao đâm Cách đểBăng ngón chân út bị gãy Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
- ↑ https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/injured-skin/blisters
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Luba Lee, FNP-BC, MS Hội đồng kiểm duyệt y tế Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 43.383 lần. Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Italy Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Hàn Tiếng Thái- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânCách đểLấy dằm dưới móngCách đểLấy Gai xương rồng Ra khỏi DaCách đểQuấn băng ngón tay cáiTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Sơ cứu và Cấp cứu
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--413Từ khóa » Da Phồng Rộp ở Tay
-
Bệnh Rộp Da: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Cách Xử Lý Rộp Da (phồng Rộp) để Giảm đau Rát, Ngăn Nhiễm Trùng ...
-
Cách Xử Lý đúng Khi Bị Phồng Nước Trên Da - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Sơ Cứu Da Bị Phồng Rộp - Y Học Cộng Đồng
-
Rộp Da (phồng Rộp)
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cảnh Báo Viêm Da Tiếp Xúc - Vinmec
-
(Phồng Da) Rộp Da Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị
-
Cách Chữa Phồng Rộp Trên Da Tại Nhà Hiệu Quả | VOV.VN
-
Phồng Rộp Da ở Người Chạy Bộ - Làm Thế Nào để Ngăn Ngừa Và điều ...
-
Da Bị Phồng Rộp Và Ngứa Là Bệnh Gì? Làm Sao Khỏi? - DRBACSI
-
Nổi Mụn Nước ở Tay Có Thể Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? - Medlatec
-
Viêm Da Bàn Tay Và Bàn Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Da Bị Phồng Rộp Mụn Nước: Nguyên Nhân Và Cách Chữa - VCEP
-
5 Cách Giúp Vết Bỏng Rộp Mau Lành - Báo Thanh Niên