Cách đếm Nhịp Thở Phát Hiện Bệnh Viêm Phổi - Kinh Tế Môi Trường

Cách đếm nhịp thở phát hiện bệnh viêm phổi

Theo dõi KTMT trên

Thở nhanh là một phản ứng tất yếu của cơ thể khi thiếu oxy trong viêm phổi. Đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ yếu đi do mất tính mềm mại và sự giãn nở. Vì vậy, cách đếm nhịp thở là một trong những phương pháp ban đầu để phát hiện bệnh nhân bị viêm phổi hay không.

Thở nhanh là một phản ứng tất yếu của cơ thể khi thiếu ôxy trong viêm phổi. Đồng thời khi bị viêm, phổi sẽ yếu đi do mất tính mềm mại và sự giãn nở. Do vậy khi bị viêm phổi, bắt buộc nhịp thở phải tăng lên. Ðây là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Cách đếm nhịp thở phát hiện bệnh viêm phổi - Ảnh 1
Cách đếm nhịp thở phát hiện bệnh viêm phổi ở trẻ nhở - Ảnh minh họa.

Cách đếm nhịp thở phát hiện bệnh viêm phổi - Ảnh 2

Cần đếm nhịp thở trong vòng một phút để phát hiện trẻ có thở nhanh không. Cách đếm như sau: Người lớn ngồi ôm trẻ vào lòng, giữ trẻ ở trạng thái không kích thích, yên tĩnh, để trẻ không quấy khóc. Vén áo trẻ lên cho phần ngực và phần bụng được phơi trần. Nhìn vào bụng hoặc ngực của trẻ để đếm. Mỗi lần hít vào và thở ra một nhịp. Tính thời gian dựa vào kim giây của đồng hồ. Để lấy số chính xác của số lần thở trong 1 phút có thể 2 người cùng phối hợp đếm nhịp thở: Một người đếm và một người theo dõi đồng hồ trong vòng 1 phút. Nếu nghi ngờ có thể đếm lại lần thứ 2.

Theo tiêu chuẩn của WHO, trẻ dưới 5 tuổi thở nhanh như sau:

- Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

- Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi.

- Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1 - 5 tuổi.

Bạn có thể đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút. Muốn cho kết quả chính xác thì đếm 2 - 3 lần.

Khi trẻ bị viêm phổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra cần lưu ý, trường hợp ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến vào bệnh viện: Co lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào). Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái. Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên. Không uống được, co giật hoặc ngủ li bì khó đánh thức.

Dấu hiệu viêm phổi ở người lớn:

Người bị viêm phổi thường sẽ có cảm giác đau tức ngực do phổi bị tổn thương, kéo theo đó là tình trạng khó thở nhẹ hoặc nặng.

Những người bị viêm phổi thì thường ho thành cơn và ho có đờm. Quan sát dịch tiết đờm nếu có màu rỉ sắt, đờm màu xanh, vàng, đôi khi có mủ, mùi hôi thì rất có thể đó là viêm phổi. Bên cạnh đó, người bị viêm phổi thường sốt thành cơn hoặc liên tục cả ngày kèm theo rét run, khó thở, đau ngực, sốt kéo dài 38,5 độ hoặc hơn, kèm ra nhiều mồ hôi.

Ngoài việc sốt cao, nếu thấy người bệnh có hiện tượng da đỏ lên, nóng ran, tím môi, tím đầu chi hoặc suy hô hấp. Gia đình cần đưa ngay người thân của mình đến các cơ sở y tế gần nhất vì người bệnh đã có nguy cơ bị viêm phổi nặng.

Phúc Thanh (T/h)

Từ khóa » Cách đếm Nhịp Thở Trẻ Viêm Phổi