Cách Di Chuyển Bằng MRT Tại Singapore Cho Người đi Lần đầu
Có thể bạn quan tâm
Du lịch đến một đất nước hiện đại, xinh đẹp như Singapore mà không đi tàu điện ngầm (MRT) thì quả thật là một điều thiếu sót rất lớn. Đây là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân đảo quốc sư tử. Nếu đến nơi này lần đầu thì bạn cần phải tìm hiểu cách di chuyển bằng MRT tại Singapore để tránh tình trạng lạc chuyến hay tốn nhiều thời gian để mua vé. Bài viết dưới đây, chuyên mục sẽ hướng dẫn cho bạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất!
Danh mục nội dung
- 1 Kinh nghiệm di chuyển bằng MRT ở Singapore 2024
- 1.1 Bản đồ MRT và giá cả của các chuyến MRT
- 1.2 Một số trạm chính của MRT Singapore
- 1.3 Hình thức thanh toán
- 1.4 Bài viết liên quan
Kinh nghiệm di chuyển bằng MRT ở Singapore 2024
Bản đồ MRT và giá cả của các chuyến MRT
Giá cả của những chuyến MRT cũng rất rẻ chỉ khoảng 1-2 SGD cho một chuyến lẻ. Tuy vậy, nếu di chuyển nhiều, giải pháp kinh tế nhất chính là mua những chiếc thẻ EZ-link (chỉ khoảng 12 SGD, trong đó 7 đô là giá trị thẻ và 5 đô tiền cọc thẻ). Với thẻ này thì giá cho mỗi chuyến MRT chỉ còn khoảng 60 cents đến 1,5 SGD, tùy thuộc vào quãng đường mà bạn định đi. Bạn có thể nạp thêm đến 100 SGD để dùng cho nhiều chuyến MRT và xe bus cho đến khi hết tiền.
Một số trạm chính của MRT Singapore
Sentosa Island
Đi MRT đến đây để đến Universal Singapore, xem nhạc nước Wings of time, hay đơn giản là thăm chú sư tử mình cá Merlion huyền thoại
Đi MRT đến đây để đến Universal Singapore, xem nhạc nước Wings of time, hay đơn giản là thăm thủy cung SEA Life
Trạm MRT: Harbourfront MRT
Là địa điểm tham quan yêu thích của rất nhiều du khách. Đảo Sentosa với hàng loạt những khu vui chơi trứ danh như Universal Studio Singapore (USS), Thủy cung S.E.A Life, những trò chơi mạo hiểm tại Sentosa MegaZip hay màn trình diễn nhạc nước Wing of the time bên bờ Siloso.
Để đến hòn đảo tuyệt vời này, cách đơn giản, nhanh chóng nhất là đến Vivo City để bắt Sentosa Express. Chỉ với vài phút di chuyển bạn sẽ đến Sentosa và lên đường khám phá những điều thú vị nhất tại đây.
Marina Bay
Rộn ràng náo nhiệt với những màn trình diễn âm thanh ánh sáng mỗi đêm và các thắng cảnh bên bờ vịnh Marina huyền ảo.
Các trạm MRT: Raffles Place MRT, Downtown MRT, Bayfront MRT, Esplanade MRT and Promenade MRT.
Marina Bay là một trong những khu vực tập trung các địa điểm tham quan và vui chơi giải trí hàng đầu Singapore. Từ bức tượng sư tử Merlion huyền thoại, đến những siêu cây tại Garden by the bay, hay những công trình biểu tượng như công viên Skypark, bảo tàng ArtScience, vòng đu quay Singapore Flyer,…
Một trong những điều mà du khách yêu thích Marina Bay khi du lịch Singapore chính là màn biểu diễn âm nhạc, ánh sáng rực rỡ bên bờ vịnh. Đặc biệt nhất là từ khắp nơi trong vịnh Marina, bạn đều có thể chiêm ngưỡng màn trình diễn này.
Civic District
Quận hành chính yên tĩnh với những khu bảo tàng, đài tưởng niệm
Các trạm MRT: City Hall MRT and Esplanade MRT
Civic District là một trong những địa danh lịch sử của Singapore, với hàng loạt các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, Fort Canning Park, tòa nhà Chijmes cùng khách sạn Raffles nổi tiếng.
Bên cạnh những địa điểm tham quan văn hóa, Civic District còn là “đại bản doanh” của những hoạt động vui chơi giải trí. Với rất nhiều nhà hàng sang trọng với chất lượng ẩm thực tuyệt vời, những trung tâm thương mại sầm uất cùng những tụ điểm vui chơi đêm cực kỳ tấp nập.
Clarke Quay
Đầy ắp những quán bar và khu vui chơi về đêm cực kỳ náo nhiệt
Các trạm MRT: Clarke Quay MRT
Clarke Quay nhanh chóng trở thành địa điểm giải trí nhất định phải đến tại Singapore. Nhất là khi thành phố đã lên đèn và mọi du khách bắt đầu thưởng thức những màn trình diễn ánh sáng. Khu Clarke Quay bao gồm hệ thống các quán bar, pub, nhà hàng, câu lạc bộ,… với đủ thể loại, phù hợp với mọi lứa tuổi và sở thích. Hoặc nếu bạn không thích những hoạt động ồn ào? Clarke Quay cũng sở hữu các trung tâm thương mại, cửa hàng, cửa hiệu thời trang cực chất dành riêng cho các tín đồ mua sắm.
Orchard Road
“Thánh địa” của những tín đồ mua sắm cuồng nhiệt nhất!
Các trạm MRT: Orchard MRT, Somerset MRT, Dhoby Ghaut MRT
Di chuyển bằng MRT tại Singapore bạn còn có thể đến Orchard Road. Thiên đường của những cô nàng yêu mua sắm, thích lựa chọn và đam mê thời trang. Hệ thống cửa hàng, cửa hiệu đến từ đủ các thương hiệu quốc tế cùng với những sản phẩm thiết kế độc đáo.
Song song với những trung tâm mua sắm là những hoạt động giải trí gia đình ngay tại các trung tâm này. Cùng với đó là các nhà hàng và quán cafe với đa dạng phong cách đảm bảo mang đến cho bạn những bữa ăn ngon lành trước khi tiếp tục vui chơi, mua sắm.
Chinatown
Đồ ăn, quần áo hay đồ giảm giá? Bạn chỉ việc đến Chinatown và…quẹo lựa!
Một số trạm MRT có thể đi đến Chinatown là: Chinatown MRT, Teylok Ayer MRT, Outram Park MRT, Tanjong Pagar MRT và Raffles Place MRT
Là một trong những địa điểm náo nhiệt và đông đúc nhất Singapore, khu Chinatown kết nối với cả tuyến MRT Đông Bắc và tuyến trung tâm. Khu phố người Hoa nổi tiếng với Phật Nha Tự, trung tâm thờ Phật nổi bật với màu xanh, đỏ và vàng. Điều thú vị là chỉ cần đi thêm một đoạn nữa bạn sẽ đến đền thờ thần Hindu Sri Mariamman Temple.
Khu phố đầy ắp sắc màu này là nơi tuyệt vời để bạn thưởng thức ẩm thực. Từ những món ăn đường phố cho đến Maxwell Food Center. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hàng cũng đã bắt đầu xuất hiện trên bản đồ ẩm thực của những người sành ăn. Đặc biệt là tại các khu vực Ann Siang Hill và Club Street, bạn còn có thể tìm thấy những bar và câu lạc bộ đặc sắc.
Little India
Đầy ắp sắc màu và những món đồ mang đậm phong cách Ấn Độ
Các trạm MRT: Little India MRT, Farrer Park MRT
Mang phong cách của đất nước Ấn Độ xa xôi với những công trình mang hoạt tiết và màu sắc Ấn giáo nổi bật. Đến với khu vực này bạn tha hồ tham quan các công trình tôn giáo, tâm linh và văn hóa của Ấn Độ. Và một điều không thể thiếu được tại khu Tiểu Ấn này là đủ các loại món ăn, đặc biệt là các loại cari cay với những gia vị đặc trưng – hồi, quế thơm lừng.
Bugis and Kampong Glam
Khu Ả Rập huyền bí nơi có chợ trời Bugis – thiên đường cho những ai yêu mua sắm
Các trạm MRT: Bugis MRT
Nếu bạn đã đến khu Tiểu Ấn, khu phố người Hoa, Bugis and Kampong Glam – khu Arab huyền bí của Singapore cũng sẽ thu hút bạn. Nơi đây mang đến cho bạn những lựa chọn shopping đặc sắc cùng những nhà hàng, quán ăn với phong cách Trung Đông đặc trưng.
Hình thức thanh toán
Để đi tàu điện ngầm bạn sẽ có 2 cách đi sử dụng 2 hình thức thanh toán khác nhau:
Dùng thẻ EZ-link (nên dùng), giá trị sử dụng 5 năm, hết tiền lại nạp, dùng cho cả Xe Bus + MRT
Mua thẻ Standard Ticket (sử dụng trong 1 tháng, chỉ dùng cho MRT)
Thẻ EZ-Link
Với các bạn di chuyển nhiều thì lời khuyên tốt nhất là mua thẻ EZ-Link, vừa dùng được cho xe Bus và MRT, sử dụng dễ dàng, nhanh gọn, quẹt thẻ cái là xong, không phải xếp hàng mua vé lẻ từng chặng, hoặc phải chuẩn bị xu, tiền lẻ để thanh toán. Chi phí đi lại trong 3 ngày khi dùng EZ-link cỡ khoảng 30$ Sing (thực tế mình còn thừa).
Thực tế thì khi mua thẻ Ez-link bạn sẽ nhận được tấm bản đồ chi tiết về MRT. Đa phần các bạn di chuyển ở khu trung tâm với các line Xanh lá cây, xanh da trời, vàng, và đỏ. Việc mua thẻ EZ-link rất đơn giản. Bạn chỉ cần tới các quầy vé tại bến tàu điện ngầm, yêu cầu nhân viên bán vé hỗ trợ. Người Sing khá thân thiện nên không khăn trong việc mua vé. Giá thẻ 12$ Sing trong lần đầu mua, bao gồm 5$ phí và 7$ trong thẻ. Thẻ có giá trị tới 5 năm, do vậy các bạn có thể sử dụng nhiều lần, có thể cho người khác mượn… Nếu các bạn có thẻ tạm không dùng tới thì có thể cho thuê lại, vì nhiều bạn phải trả phí mua thẻ 5$, thay vì đó bạn có thể cho thuê lại.
Người có thẻ cho mượn – kết nối với người cần mượn thẻ EZ-link? Các bạn Comment phía dưới xem có ai có thì cho nhau mượn nhé, hoặc bạn nào thừa ko xài nữa có thể chuyển về qua cho Andy hỗ trợ cho các bạn mượn sau này. Email của Andy : toidi.tuvan@gmail.com
Thẻ EZ-Link dùng được cho cả MRT tàu điện ngầm & đi xe Bus – Hướng dẫn Đi lại ở Singapore
Cách nạp tiền thẻ EZ-link (topup EZ-link)
Đơn giản vô cùng, chỉ cần xem clip sau đây. Nếu vẫn chưa rõ, bạn reply bên dưới mình giải đáp. Lưu ý khi bạn quẹt thẻ mà thẻ báo không đủ tiền thì bạn cần phải nạp tiền rồi đó, cũng có trường hợp hệ thống quẹt báo lỗi, bạn cứ bình tĩnh thử lại, 2 , 3 lần không đc thì nạp tiền, hoặc hỏi nhân viên hỗ trợ.
Có 2 cách thanh toán khi Topup tại máy là : thanh toán bằng thẻ Visa hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Video dưới đây hướng dẫn bạn Topup bằng tiền mặt nhé.
- bước 1: chuẩn bị tiền 5$ hoặc 10$ Sing
- bước 2: đặt thẻ lên vị trí cảm ứng, bạn nhìn màn hình thấy hiện số tiền còn lại.
- bước 3: nhìn vào màn hình cảm ứng, chọn lại hình thức thanh toán.
- bước 4: đưa tiền vào máy, đợi 1 chút cho tiền thật chuyển vào thẻ (nghe ảo nhờ)
- bước 5: kiểm tra trên màn hình xem đã có tiền vào chưa
- bước 6: nhận bill – lấy thẻ – done
Sử dụng thẻ Ez-link thì khá đơn giản. Chỉ cần quẹt thẻ lúc vào ga, và quẹt thẻ lúc đi ra khỏi ga, tiền sẽ được tự động trừ. Nhiều bạn thắc mắc làm sao tính được số tiền bị trừ của từng chặng, đơn giản là lên web tra, nhiều website có bảng giá tính khi hướng dẫn đi MRT, cách này khá phức tạp vì phải vào web. Còn 1 cách nữa là sử dụng Application moblie, mình sẽ hướng dẫn phía dưới.
Thẻ standard Ticket (cách thanh toán thứ 2 khi đi tàu điện ngầm)
Cái này dùng trong trường hợp bạn đi ít (ít sử dụng MRT trong chuyến du lịch), thẻ chỉ dùng được cho MRT và LRT, thẻ dạng giấy. Thẻ Standard Ticket có chính sách đi 6 lần thì được giảm 10cent. Khi mua vé thì cũng bị trừ 10cent deposit, tuy nhiên tiền này sẽ được trả lại vào lần đi thứ 3. Thẻ giấy này có hạn sử dụng trong 1 tháng.
Cách mua vé & sử dụng thẻ Standard ticket:
Mua vé lẻ, theo từng chặng – Sử dụng Standard ticket. Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các loại tiền xu, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn toàn tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ.
Để có cái nhìn trực quan bạn xem Video sau về cách mua vé Standard Ticket
Sau khi có thẻ bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier (khe quẹt thẻ ở cửa) thì cửa sẽ mở để bạn đi qua. Vào ga thì Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.
Bạn nhớ giữ vé để quẹt thẻ khi đi ra. (Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được) Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình.
Sau khi đã có phương tiện di chuyển thì còn chần chừ gì mà không lưu ngay: TOP địa điểm tham quan miễn phí ở Singapore nổi tiếng nhất, Nên ở đâu khi đi du lịch Singapore? Khách sạn đẹp, giá tốt, Du lịch Singapore nên ăn món gì, ăn ở đâu ngon, bổ rẻ?
Hi vọng rằng bài viết hướng dẫn cách di chuyển bằng MRT tại Singapore trên đây sẽ giúp cho bạn không còn bỡ ngỡ, lo lắng khi du lịch tại đảo quốc sư tử. Thay vào đó, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và thăm thú được nhiều địa danh nổi tiếng hơn nữa.
Bài viết liên quan
Từ khóa » Bản đồ Mrt ở Singapore
-
Bản đồ MRT Singapore | Tra Thông Tin Tàu điện Ngầm Singapore
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng Bản đồ MRT Singapore
-
Bản đồ Tàu điện Ngầm MRT Singapore đầy đủ Nhất Sau Khi Tuyến ...
-
Bản Đồ, Giá Vé, Cách Di Chuyển MRT Singapore - BesTour
-
Singapore MRT Map - Land Transport Guru
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách đi Tàu điện Ngầm (MRT) ở Singapore
-
Metro Trình Dẫn đường Tại Singapore - Metroguides
-
Hướng Dẫn Cách đi Tàu điện Ngầm Singapore & Bản đồ - Phuotvivu
-
Cách Di Chuyển Bằng Tàu điện Ngầm ở Singapore Chi Tiết Nhất
-
Bản đồ Du Lịch Singapore: Các địa điểm Tham Quan, Trạm MRT
-
Bản Đồ Tàu Điện Singapore - Chả Lụa Hai Lúa
-
Kinh Nghiệm đi Tàu điện Ngầm MRT ở Singapore