Cách Di Chuyển Tủ Lạnh An Toàn Và đúng Cách - Điện Máy XANH
Có thể bạn quan tâm
Di chuyển tủ lạnh đúng cách sẽ giúp thiết bị giảm rủi ro hư hỏng và tăng tuổi thọ sử dụng. Cùng Điện máy XANH xem ngay cách di chuyển tủ lạnh an toàn và thời gian cắm điện sau di chuyển nhé!
1Di chuyển tủ lạnh bao lâu thì cắm điện?
Trong quá trình vận chuyển, các máy móc linh kiện trong tủ lạnh có thể bị xáo trộn hoặc va đập. Vì vậy, bạn nên để tủ trên mặt phẳng một thời gian trước khi sử dụng để giảm rủi ro, đảm bảo hiệu suất làm lạnh và tránh gây hỏng thiết bị.
Thông thường sau khi di chuyển, bạn cần chờ khoảng 2 - 4 tiếng trước khi cắm điện sử dụng, đây là thời gian đủ để các khí gas và môi chất làm lạnh trong tủ ổn định. Đối với trường hợp tủ lạnh mới, thì bạn cần đợi khoảng 4 - 24 tiếng trước khi cắm điện.
Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất có khuyến nghị thời gian khác trên từng sản phẩm cụ thể, bạn nên tuân theo để đảm bảo tủ lạnh hoạt động tốt nhất.
2 Các bước di chuyển tủ lạnh mới được mua về đúng cách
Đối với tủ lạnh mới mua về, bạn không cần quá lo lắng vì hầu như sẽ nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật tại cửa hàng bạn mua, họ sẽ vận chuyển sản phẩm và lắp đặt tại nhà cho bạn. Dưới đây là một số bước di chuyển tủ lạnh đúng cách đối với sản phẩm vừa mới mua về:
Bước 1: Di chuyển tủ cẩn thận, đặt tủ lạnh trên mặt phẳng
Bước 2: Cứ đặt tủ lạnh yên trên mặt đất, tại vị trí cần lắp đặt tủ, để khoảng 4 - 24 tiếng giúp cho tủ lạnh ổn định khí gas. Không cần cắm dây vào ổ điện lúc này.
Bước 3: Cắm điện cho tủ lạnh
Bước 4: Sau khi nhiệt độ ổn định, bạn cho thực phẩm vào bên trong tủ lạnh.
2 Các bước di chuyển tủ lạnh đang sử dụng đến một vị trí khác đúng cách
Đối với trường hợp bạn muốn di chuyển tủ lạnh đang sử dụng sang một vị trí khác hoặc một nơi khác để thuận tiện cho không gian sinh hoạt của gia đình, thì bạn thực hiện các bước di chuyển tủ lạnh đúng cách như sau:
Bước 1: Lấy ra hết thực phẩm bên trong tủ lạnh
Bạn hãy lấy ra hết các thực phẩm đang được bảo quản bên trong tủ lạnh, để đảm bảo thực phẩm không bị va đập, đổ vỡ hoặc dập nát trong quá trình bạn di chuyển tủ.
Bước 2: Tháo rời các khay kệ ra bên ngoài
Để giảm thiểu trọng lượng và duy trì độ bền của sản phẩm, bạn nên tháo rời những khay kệ bên trong tủ. Phòng trường hợp chúng bị xáo trộn, va đập vào nhau và gây ra rạn nứt.
Bước 3: Rút phích cắm tủ lạnh
Bạn cần rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi nguồn điện để tránh nguy hiểm. Sau đó, bạn nên cuộn lại dây tủ lạnh để tránh gây vướng víu cho bạn trong quá trình di chuyển tủ.
Bước 4: Xả băng và làm khô tủ trước khi di chuyển
Việc xả băng tủ lạnh cần tốn khá nhiều thời gian cho bạn trong việc di chuyển tủ. Vì vậy, bạn cần phải đợi khoảng 6 - 8 tiếng để băng bên trong tủ lạnh tan ra.
Sau đó, bạn dùng khăn khô để thấm toàn bộ nước bên trong tủ, đảm bảo bên trong tủ được khô ráo trước khi di chuyển tủ lạnh. Vì nước có thể len lỏi và rò rỉ vào trong bo mạch tủ lạnh, dễ gây hỏng linh kiện.
Bước 5: Cố định chặt cửa tủ
Sau khi xả băng và vệ sinh nước bên trong tủ, bạn cần đóng chặt cửa tủ lạnh. Bạn có thể dùng dây cao su để buộc chặt cửa với thân tủ lạnh để khi vận chuyển nó không bị bung ra (nhất là đối với trường hợp gioăng cao su tủ lạnh bị quá cũ hoặc bị lỏng).
Lưu ý: Có thể dùng miếng bọc thực phẩm loại lớn, vải dày hoặc bất kỳ vật liệu nào có độ dày để quấn quanh tủ lạnh. Điều này giúp cho bề mặt tủ lạnh không bị trầy xước trong quá trình di chuyển.Bước 6: Di chuyển tủ nhẹ nhàng và an toàn
Bạn có thể dùng thiết bị để di chuyển tủ lạnh, nhưng cần phải giảm thiểu tình trạng va chạm tủ lạnh với những đồ dùng khác, hành lang,… và bức tường trong quá trình di chuyển tủ.
Đặc biệt, khi di chuyển tủ lạnh xuống hoặc lên cầu thang thì cần ít nhất 2 người để đảm bảo 2 đầu tủ lạnh cũng như kiểm soát được tình trạng va chạm của tủ (nếu có) được tốt hơn.
Bước 7: Đặt tủ lạnh vào vị trí mới và tiếp tục sử dụng
Khi di chuyển tủ lạnh vào vị trí cần đặt. Bạn cũng nên để tủ lạnh ổn định khí gas khoảng 2 - 4 tiếng rồi mới cắm điện và bắt đầu sử dụng.
3 Các bước di chuyển tủ lạnh đi đường xa đúng cách
Trường hợp bạn muốn di chuyển tủ lạnh đường xa, thì cách thực hiện cũng tương tự với 2 trường hợp mà Điện máy XANH hướng dẫn phía trên. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt như sau:
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
- Dây cao su, dây nilon
- Băng kính
- Thùng carton
- Xe đẩy
- Màng bọc hoặc xốp chống va đập
Bước 1: Rút dây điện
Bạn rút phích cắm điện để tiến hành ngắt nguồn điện cấp vào tủ lạnh, rồi cuộn dây điện gọn gàng bằng dây nilon hoặc kẽm. Sau đó, bạn mở toang cửa tủ lạnh để tiến hành xả băng với thời gian tốn khoảng 4 - 6 tiếng.
Bước 2: Vệ sinh tủ lạnh
Trong thời gian xả băng, bạn tiến hành lấy hết thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài. Tiếp đó, đợi băng tan ra hết, bạn dùng khăn lau chùi và vệ sinh tủ sạch sẽ.
Bạn cũng di chuyển các khay kệ ra ngoài tủ hoặc sau khi vệ sinh xong thì bạn cố định chúng bằng băng keo kính để khay kệ không bị xáo trộn hoặc rơi ra, va đập vào nhau trong khi di chuyển tủ lạnh. Cuối cùng, bạn đóng chặt cửa hoặc buộc bằng dây cao su cửa với thân tủ.
Bước 3: Bao phủ tủ lạnh
Sau khi đã vệ sinh tủ lạnh xong, bạn đặt tủ lạnh vào bên trong thùng carton đã được lót xốp để giảm thiểu vết trầy xước bên ngoài thân tủ trong quá trình vận chuyển.
Bước 4: Di chuyển, vận chuyển cẩn thận
Bạn cẩn thận di chuyển tủ lạnh bằng xe đẩy để ra xe vận tải, đồng thời cần thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận khi đặt tủ lạnh vào vị trí thích hợp trên xe vận chuyển.
Khi bạn vận chuyển bằng xe máy, thì nên đặt tủ lạnh ở vị trí đứng, để giảm thiểu sự tác động đến khí gas bên trong máy nén và ống dẫn gas. Hơn nữa, cần kiểm soát được tốc độ chạy xe và chú ý đến các góc cạnh của tủ lạnh vì có thể va chạm với xe khác trong quá trình chạy xe.
4 Một số lưu ý khi di chuyển tủ lạnh
Dưới đây là một số lưu ý khi bạn di chuyển tủ lạnh với bất kỳ trường hợp nào mà Điện máy XANH đã chia sẻ phía trên:
- Chú ý đến tư thế đặt tủ lạnh khi vận chuyển đường xa. Tránh đặt tủ lạnh nằm ngang vì có thể ảnh hưởng đến khí gas và ống dẫn gas.
- Nên trang bị các tấm chắn xung quanh tủ lạnh để bảo vệ các ống mao của tủ lạnh được tốt hơn.
- Di chuyển, vận chuyển tủ lạnh cần ít nhất 2 người để giảm thiểu tình trạng tủ vị va đập vào những vật cản khác.
- Đóng chặt và cố định cửa tủ lạnh, cuộn dây diện gọn gàng trước khi di chuyển tủ.
- Bao phủ quanh tủ lạnh bằng miếng vải hoặc màng thực phẩm, thùng carton để giảm thiểu vết xước trên bề mặt tủ khi di chuyển.
Xem thêm:
- Cách nhận biết tủ lạnh có đang hoạt động bình thường hay không
- Nguyên nhân máy nén tủ lạnh không chạy và cách khắc phục
- Có nên làm nhiều đá cùng lúc trong tủ lạnh?
Với những chia sẻ phía trên hy vọng bạn đã biết được thời gian cắm điện tủ lạnh sau khi di chuyển và cách di chuyển tủ lạnh sao an toàn và đúng cách để thiết bị không bị ảnh hưởng nhé!
Từ khóa » Chuyển Tủ Lạnh Lên Tầng Cao
-
9 Mẹo Hay Vận Chuyển Tủ Lạnh Lớn đúng Cách, An Toàn - Kiến Vàng
-
Chuyển Tủ Lạnh Lên Tầng Cao - Công Ty TNHH Ô Tô Tải 247
-
Kinh Nghiệm Vận Chuyển Tủ Lạnh Lớn Lên Lầu
-
MẸO HAY CHUYỂN NHÀ - 9 Bước Vận Chuyển Tủ Lạnh Cỡ Lớn An Toàn
-
Chuyển Tủ Lạnh Lên Tầng Cao An Toàn Giá Rẻ - 0908.55.2222
-
[MẸO HAY CHO BẠN] Làm Thế Nào để Vận Chuyển Một Tủ Lạnh Lớn ?
-
Hướng Dẫn Vận Chuyển Tủ Lạnh Đúng Cách Và An Toàn
-
Dịch Vụ Cẩu Chuyển Tủ Lạnh Lên Nhà Cao Tầng Giá Rẻ | Vận Tải Ngọc ...
-
Cách Vận Chuyển Tủ Lạnh An Toàn Khi Chuyển Nhà
-
Chuyên Nhận Chuyển Tủ Lạnh Lên Tầng Cao Tại Hà Nội
-
Dịch Vụ Vận Chuyển Tủ Lạnh Giá Rẻ Tại TPHCM [Giá Rẻ + Chuyên ...
-
Cẩu Chuyển Tủ Lạnh Lên Nhà Cao Tầng - Vệ Sinh Công Nghiệp Bảo Yến
-
[Mẹo Hay] Cách Chuyển Tủ Lên Cầu Thang Dễ Dàng Nhất - Top10tphcm
-
Nhận Vận Chuyển Hàng Hóa Lên Tầng Cao Tại Hà Nội