Cách Diệt Bọ Cánh Cứng, Thuốc đặc Trị Bọ Cánh Cứng Hiệu Quả

Bọ cánh cứng là một trong những loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Do đó cách diệt bộ cánh cứng, thuốc đặc trị bọ cánh cứng đang là một trong những câu hỏi phổ biến của người trồng trọt. Vậy diệt bọ cánh cứng như thế nào? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Mục lục nội dung

  • 1 Bọ cánh cứng là gì?
  • 2 Tác hại của bọ cánh cứng
  • 3 Cách diệt bọ cánh cứng
    • 3.1 Diệt bọ cánh cứng thủ công
      • 3.1.1 Bắt bọ cánh cứng bằng tay hoặc dùng vợt
      • 3.1.2 Tạo bẫy diệt bọ cánh cứng
    • 3.2 Diệt bọ cánh cứng bằng thuốc hóa học
      • 3.2.1 Thuốc phun
      • 3.2.2 Thuốc tưới vào gốc
  • 4 Các thuốc đặc trị bọ cánh cứng điển hình
    • 4.1 Fanty 3.6EC
    • 4.2 Reasgant 3.6EC
    • 4.3 Aba Thai 3.6EC
  • 5 Cách phòng chống bọ cánh cứng
    • 5.1 Chọn cây thích hợp
    • 5.2 Trồng cây có chiến lược

Bọ cánh cứng là gì?

Bọ cánh cứng là loài côn trùng lớn nhất cho đến nay. Chúng gồm rất nhiều loài và chiếm tới 40% tổng số loài côn trùng được mô tả cho đến nay. Chúng cũng chiếm khoảng 25% tổng số động vật.

Mỗi loài bộ cánh cứng sẽ có đặc điểm đặc trưng riêng. Tuy nhiên nhìn chung chúng có bộ cánh trước tương đối cứng và thường không dùng để bay. Chúng thường có râu cấu tạo bởi 12 đoạn. Đây là cơ quan nhận biết cảm giác, phát hiện chuyển động, mùi và các chất hóa học.

Bọ cánh cứng gây hại

Bọ cánh cứng là loài biến thái hoàn toàn từ ấu trùng tới con trưởng thành. Cả ấu trùng và con trưởng thành đều có hàm dưới phát triển rất mạnh. Trứng được đẻ ở gốc cây vào đầu mùa hè sau thời kỳ kiếm ăn vào mùa xuân. Trứng và ấu trùng phát triển trong đất và ăn rễ.

Bọ cánh cứng được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống. Bao gồm cả môi trường sống ở nước ngọt và ven biển. Bất cứ nơi nào có thực phát phát triển đều có thể tìm thấy bọ cánh cứng.

Bọ cánh cứng là loài ăn thực vật đặc biệt là lá và rễ. Do đó nó là mối nguy hại cho cây trồng. Các loài bọ cánh cứng phổ biến thường gặp ở Việt Nam phải kể đến bọ cánh cứng nâu, bọ cánh cứng Nhật Bản,…

Tác hại của bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng trưởng thành ăn các tán lá. Chúng tạo ra các lỗ lởm chởm trên lá cây. Chúng đặc biệt thích cây non hay những cây đang ra lộc. Do đó thường thấy các lá non bị bọ cánh cứng ăn đầu tiên.

Chúng có thể ăn hết các lá, cản trở quá trình quang hợp. Từ đó làm cây chậm phát triển. Thậm chí mất một đợt lộc có thể ảnh hưởng tới quá trình ra hoa và ra quả của cây trồng trong vụ tới.

Lá cây bị hỏng

Thông thường, sự ăn lá của bọ cánh cứng thường khó có thể gây chết cây đặc biệt là những cây trưởng thành. Các cây trưởng thành vẫn có thể sinh trưởng dù có bị bọ cánh cứng ăn mất vài lá.

Nên xem: Cách diệt sâu đục thân hại cây mít

Mối nguy thực sự đó là bọ cánh cứng có thể lây lan các bệnh do vi khuẩn. Chẳng hạn như lây lan bệnh héo rũ và bạc lá từ cây này sang cây khác. Do đó việc diệt bộ cánh cứng vẫn là một trong những việc cần thiết làm để bảo vệ cây trồng.

Bọ cánh cứng đang ăn lá

Bọ cánh cứng phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và mùa hè ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Đây là mùa cây cối sinh sôi, ra lộc. Mùa này, nguồn thức ăn sẽ dồi dào cho bọ cánh cứng.

Mùa xuân và mùa hè cũng là mùa sinh sản của bọ cánh cứng. Chúng đẻ trứng tại gốc cây. Trứng nở thành ấu trùng là những con sâu béo hình như chữ C và đầu nâu. Ấu trùng sẽ ăn rễ và gây thiệt hại cho cây trồng.

Cách diệt bọ cánh cứng

Có nhiều cách để diệt bọ cánh cứng. Niên Giám Nông Nghiệp hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn các cách điển hình nhất thường được sử dụng là diệt bọ cánh cứng thủ công như bắt bằng tay, dùng vợt hay làm bẫy, diệt bọ cánh cứng bằng thuốc hóa học.

Diệt bọ cánh cứng thủ công

Bọ cánh cứng nhìn chung không gây hại gì đến con người. Chúng không cắn hay có chất độc gì. Bạn có thể dễ dàng cầm và bắt bọ cánh cứng. Do đó phương pháp thủ công như bắt hoặc dùng bẫy cũng được áp dụng thường xuyên.

Những phương pháp này có ưu điểm là không độc hại tới môi trường, dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên chỉ áp dụng được trong phạm vi nhỏ và số lượng không nhiều. Với số lượng lớn và phạm vi rộng phương pháp thủ công thường trở nên không hiệu quả.

Bắt bọ cánh cứng bằng tay hoặc dùng vợt

Bọ cánh cứng thường ăn lộc non vào buổi tối. Dó đó bạn nên đi thăm vườn và bắt chúng vào buổi tối. Nếu bắt bằng tay bạn có thể cầm theo một xô than hoặc xô nước xà phòng để khi bắt chúng thả luôn vào xô than để chúng chết luôn.

Tuy nhiên với những cây cao thì việc bắt bằng tay có thể gặp trở ngại. Chưa kể việc tác động vào một con có thể khiến những con khác bay đi nơi khác khiến việc bắt khó khắn hơn. Trong trường hợp đó bạn có thể dùng vợt.

Vợt nên có cán đủ dài để chạm tới những cành ngọn. Lưới vợt nên có mắt nhỏ hơn bọ cánh cứng và nên là loại lưới mềm. Có thể tiến hành rung cây và những con bọ cánh cứng sẽ rơi vào vợt của bạn.

Lưu ý khi đi bắt bọ cánh cứng vào buổi tối và đêm bạn nên chuẩn bị đèn pin để soi. Có thể mang ủng hoặc quần áo bảo hộ lao động. Cách dùng vợt sẽ nhanh chóng hơn dùng tay bắt thông thường.

Tạo bẫy diệt bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng nhìn chung có tập tính hướng sáng và giả chết. Do đó bạn có thể tạo những cái bẫy bằng cách đặt đèn ở giữa vũng nước. Bọ cánh cứng sẽ bị thu hút bởi ánh sáng mà tập trung đến. Khi tác động chúng có thể giả chết và rơi vào vũng nước.

Nên xem: Cây roi không ra hoa đậu quả thì phải làm sao?

Tuy nhiên những cái bẫy thường không đạt hiệu quả cao. Chúng có thể đến nơi gần ánh sáng để ăn lá cây chứ không bị rơi vào vũng nước. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng nước gừng hoặc nước ớt, tỏi,.. phun lên lá cây.

Phương pháp này cũng có thể giúp xua đuổi được bọ cánh cứng. Nước gừng, ớt, tỏi,.. thường có mùi và có độ cay khiến bọ cánh cứng không ăn lá nữa hoặc xua đuổi chúng khỏi khu vực trồng cây.

Diệt bọ cánh cứng bằng thuốc hóa học

Thuốc phun

Hiện nay có nhiều thuốc hóa học có thể diệt trừ loài bọ cánh cứng. Đây là loại côn trùng gây hại thường gặp nên không khó để tìm mua các loại thuốc này với tên là thuốc diệt bọ cánh cứng tại các cửa hàng bán thuốc trừ sâu.

Thông thường các loại thuốc thành sẽ có các hoạt chất chính như abamectin, pyrethrins hoặc chlorantraniliprole hoặc thiamethoxam. Tuy nhiên phương pháp phun thuốc hóa học thường gây nhiều độc hại.

Thông thường phương pháp phun chỉ áp dụng khi số lượng bọ cánh cứng nhiều và trên diện rộng. Ngoài ra có thể kết hợp vừa phun thuốc vừa dùng bẫy hoặc vợt bắt để tránh tình trạng phải phun thuốc nhiều gây độc hại và tốn chi phí.

Thuốc diệt trừ bọ cánh cứng thông thường có thể tác dụng nên cả các loại sinh vật có hại cho cây trồng. Do đó việc phun thuốc hóa học để diệt trừ bọ cánh cứng thường xuyên không được khuyến khích bởi các chuyên gia nông nghiệp.

Bạn nên mua và pha đúng theo liều lượng đã ghi trên nhãn. Một lưu ý khi phun thuốc diệt bọ cánh cứng là phun vào buổi chiều hoặc buổi tối. Tránh phun vào những ngày trời mưa nước mưa sẽ rửa trôi mất thuốc.

Thuốc tưới vào gốc

Ngoài các loại thuốc phun còn có các loại thuốc dùng để tưới vào gốc nhằm tiêu diệt trứng và ấu trùng bọ cánh cứng. Các loại thuốc tưới vào gốc chủ yếu chứa hoạt chất là imidacoprid.

Hợp chất này tương đối độc hại và tác dụng chậm sau vài tuần nhưng kéo dài. Bạn chỉ cần tưới một lần trong năm là đủ để bảo vệ cây trong cả một năm. Các loại thuốc tưới vào rễ nên tưới vào thời kì sinh trưởng của cây và tránh thời kì cây ra hoa.

Các thuốc đặc trị bọ cánh cứng điển hình

Các thuốc diệt trừ bọ cánh cứng điển hình được sử dụng phổ biến phải kể đến như Fanty 3.6EC , Reasgant 3.6EC, Aba Thai,..

Fanty 3.6EC

Fanty 3.6EC là một loại thuốc có thành phần chính là Abamectin. Đây là một lọai thuốc tương đối mới, xuất hiện từ khoảng năm 2018. Ngoài tác dụng hiệu quả trên bọ cánh cứng thuốc này còn có khả năng tiêu diệt các loại bọ trĩ, sâu đục, sâu tơ, sâu xanh,..

Nên xem: Cách trồng Củ Dền dễ như trở bàn tay

Fanty cũng là một thuốc tương đối độc, các cảnh bảo có thể gây hại khi hít phải. Do đó khi sử dụng bạn nên chú ý. Liều lượng tùy thuộc vào số lượng bọ cánh cứng. Thông thường sẽ dao động khoảng 150-200ml/ ha

Thuốc diệt bọ cánh cứng Fanty 3.6EC

 

Reasgant 3.6EC

Đây là một loại thuốc phổ biến sử dụng tương đối nhiều trong nông nghiệp để diệt trừ các loại sâu hại nói chung bao gồm bọ cánh cứng. Thuốc Reasgant thông thường có dạng lỏng đóng chai. Giá khoảng 85k cho một chai 450 ml.

Đây cũng là một loại thuốc hóa học do đó khi phun bạn nên sử dụng đồ bảo hộ. Phun ướt đầu khắp lá cây, đặc biệt là lá non. Nồng độ phun thường sẽ khoảng 0.15-0.25L thuốc/ha. Nồng độ pha sẽ dao động từ 3-5ml/10 lít nước.

Aba Thai 3.6EC

Aba Thái cũng là dòng thuốc trừ sâu rất phổ biến. Giá cả sẽ dao động tùy thuộc vào nhà cung cấp và sản xuất. Nguyên tắc phun Aba Thái cũng tương tự như hai loại thuocs trên. Phun vào giai đoạn lá non đang phát triển.

Aba Thai 3.6 EC chứa hàm lượng dược chất chính là abamectin nồng 36g/l. Do đó liều lượng phun trung bình khoảng 0.4L/ha. Đồng thời dùng phun ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

Aba Thai 3.6EC

 

Cách phòng chống bọ cánh cứng

Ngoài các biện pháp diệt trừ bọ cánh cứng điển hình có thể áp dụng khi bọ cánh cúng xuất hiện thì bên cạnh đó vẫn có những biện pháp phòng trừ. Một số biện pháp điển hình bạn có thể tham khảo dưới đây.

Chọn cây thích hợp

Bạn nên cân nhắc loài cây bạn muốn trồng. Đó có là một loài cây thu hút nhiều bọ cánh cứng hay không. Táo, bưởi, vải, hoa hồng,.. là những loài điển hình mà bọ cánh cứng rất ưa thích.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những giống cây tốt. Cây giống nên được mua ở những cơ sở uy tín. Cây trồng nên có sức chống chịu tốt, khả năng kháng bệnh cao. Tránh chọn những cây giống yếu kém, cây không có khả năng thích nghi.

Trồng cây có chiến lược

Một số loài bọ cánh cứng rất sợ tỏi và một số cây thân thảo họ tỏi. Do đó bạn có thể xem xét khu vực trồng cây mong muốn có thể trồng thêm tỏi quanh đó. Mùi của tỏi có thể ngăn chặn sự xuất hiện của một số loài bọ cánh cứng.

Bọ cánh cứng là một loài gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những biện pháp diệt trừ bọ cánh cứng một cách hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Hại Hoa Hồng