Cách điều Chỉnh độ PH Cho Hồ Cá Koi

Tóm tắt nội dung [Hiển Thị]

  1. Độ pH quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi
  • Độ pH hồ Koi là gì? Ngưỡng pH phù hợp nuôi cá koi là bao nhiêu?
    1. Ngưỡng pH của cá Koi
  • Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của cá koi
  • Cách điều chỉnh độ pH trong hồ Koi dễ dàng
    1. - Tăng độ pH trong hồ koi
    2. - Giảm độ pH cho hồ Koi
  • Nếu ai đã nuôi Koi rồi sẽ thấy nồng độ pH hồ Koi là yếu tốt rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi. Nếu vượt ngưỡng độ Ph cho phép sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá Koi. Nếu thời gian kéo dài rất có thể dẫn đến chết cá nếu không xử lý kịp thời. Vậy cách kiểm tra và điều chỉnh độ Ph cho hồ cá koi ngoài trời như thế nào? Hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây:

    Cách điều chỉnh độ Ph trong hồ cá koi

    Độ pH quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi

    Độ pH hồ Koi là gì? Ngưỡng pH phù hợp nuôi cá koi là bao nhiêu?

    - Độ pH là độ ion H+ trong nước, chỉ số đánh giá mức độ axit hoặc kiềm của nước trong ao/hồ/bể. Nồng độ pH dao động từ 0-14.

    + Độ ion H+ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật. Và cá koi cũng vậy. Độ ion H+ vượt ngưỡng phát triển của cá sẽ làm koi gặp những vấn đề về sức khỏe. Nếu vượt quá nhiều chúng có thể chết.

    Độ ph cho hồ cá koi

    - Cá Koi, loài cá sống được trong môi trường kiềm. Với ngưỡng pH từ 5,5-9 độ. Cá Koi phát triển tốt nhất từ 7 -7,8 độ. Người chơi koi chú ý điều chỉnh độ pH ổn định, tránh sự thay đổi đột ngột mà ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

    Ngưỡng pH của cá Koi

    + Ion H+ <5,5. Môi trường nước đang có tính axit cao, ảnh hưởng đến lượng chất nhờn trên da cá. Làm koi hô hấp khó khăn. Hơn nữa các hợp chất H2S được sản sinh nhiều trong môi trường axit này dễ dây ngộ độc cho cá Koi. Làm màu koi dễ bị phai

    + Ion H+ 5,5 – 6,5. Môi trường vẫn còn axit nhưng bắt đầu chuyển sang kiềm. Cá koi vẫn sống sinh quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ chậm.

    + Ion H+ 6,5 – 8,0. Môi trường cân bằng giữa axit và Kiềm. Môi trường ổn cho cá Koi sinh trường và phát triển.

    + Ion H+ >8,5. Môi trường nước có nhiều kiềm. Khi nước có tính kiềm mạnh khiến Koi buộc phải hoạt động trao đổi chất nhiều hơn. Nhất là việc gây ra tình trạng tăng ammonia trong nước nhiều. Dẫn đến Koi kém phát triển và quá nhiều sẽ làm cá koi bị chết.

    Điều chỉnh độ ph trong hồ cá koi

    Vượt ngưỡng độ pH cho phép cá koi rất dễ bị sốc và dẫn đến chết hàng loạt

    Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của cá koi

    + Hợp chất NH3 rất độc hại đối với cá Koi. Chất này được hình thành thông qua sự trao đổi chất cũng như quá trình bài tiết của cá koi và lượng thức ăn thừa, rong rêu chết trong hồ,.. cũng góp phần tạo nên hợp chất gây hại cho Koi – Ammonia này.

    + Khi Ion H+ cao hơn với ion H+ trong máu cá Koi sẽ khiến cho quá trình khuếch tán ammonia qua mang cá Koi bị giảm xuống, các chất độc hại không được đào thải ra mà dễ dàng tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng nhiễm độc ammonia. Nhiễm nặng cá bị rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, không mục đích, cá đớp liên tục trên nước do thiếu oxi.

    + Độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho Koi dễ mất màu. Độ pH thấp dễ làm mất màu đen (sumi), độ pH quá cao thì dễ phai màu đỏ (Beni). Trường hợp độ pH thay đổi quá nhiều, quá đột ngột nghiêm trọng rất có thể làm koi bị sốc và chết hàng loạt.

    Cách điều chỉnh độ pH trong hồ Koi dễ dàng

    Sau khi test nước trong hồ Koi mà chênh lệch với điều kiện pH lý tưởng của cá Koi thì hãy tiến hành điều chỉnh ngay độ pH trong hồ. Với một số cách sử lý sau:

    - Tăng độ pH trong hồ koi

    + Sử dụng vôi tôi cho vào nước theo tỷ lệ 10 – 20g/m3

    + Dùng xương san hô cho vào khoang lọc để điều chỉnh. 2- 3 túi lọc nhỏ.

    Các loại xương san hô rất giàu canxi cacbonat. Vì vậy nên bổ sung túi san hô nhỏ vào hệ lọc để điều chỉnh độ pH. sau 1 -2 giờ độ pH mới có sự thay đổi. Hãy test lại nếu độ pH quá cao thì bỏ bớt túi san hô.

    + Sử dụng đá dolomit vào bộ lọc

    Dolomit là một loại khoáng chất tự nhiên giàu canxi và magiê và qua sự trầm tích của thời gian nó có khả năng chuyển hóa thành đá hoặc sỏi.

    Tăng độ pH hồ Koi

    Ngoài vôi ra bạn có thể sử dụng san hô hoặc đá dolomit cho việc tăng độ pH trong nước

    Dolomit rất ổn trong việc cân bằng độ PH và kiềm nhưng lại khá khó trong việc vệ sinh hồ cá koi. Nếu sử dụng đá Dolomit trong bể lọc. Khi vệ sinh hồ nên sử dụng chất tẩy rửa sỏi dẫn qua ống xi – phông để loại bỏ chất bẩn bám trên đá.

    - Giảm độ pH cho hồ Koi

    + Tăng lượng khí Co2 vào thành hồ

    + Tiến hành thay nước từ 20 – 30% trong hồ cho đến khi đạt độ pH lý tưởng

    + Sử dụng rêu hoặc bùn. Bạn có thể mua tại các cửa hàng thiết bị nhà vườn, nhớ là nên rửa sạch mới thả vào hệ lọc. Phương pháp giảm độ pH này rất an toàn. Vì rêu lọc sẽ làm giảm độ pH từ từ không làm Koi bị sốc.

    + Sử dụng hệ lọc RO: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng độ pH cao đó là nước nhiễm các kim loại nặng. Với hệ lọc RO sẽ làm loại bỏ những kim loại nặng trong nước. Từ đó làm giảm được độ PH xuống đáng kể.

    Chú ý là trong hệ lọc Ro có cả đèn UV thì hãy kiểm tra công suất của đèn. Tránh việc các tia UV diệt hết vi khuẩn có lợi cho Koi.

    Trên đây là một số chia sẻ về cách điều chỉnh độ pH cho hồ cá Koi ngoài trời. Tuy nhiên tùy từng điều kiện hồ mà bạn nên lựa chọn những cách điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây thật sự hữu ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng đàn koi.

    Nếu bạn còn lo lắng không biết nên điều chỉnh độ pH như nào với hồ koi của bạn. hãy liên hệ tới GLID Landscape để được tư vấn chi tiết nhất.

    Xem thêm:

    - Hồ Koi mới cần chuẩn bị những gì trước khi thả cá?

    - Cách xử lý nhanh rêu tảo đục nước hồ Koi

    - Điều kiện đánh giá chất lượng nước lý tưởng cho hồ Koi là gì?

    - Vệ sinh hồ thường xuyên có quan trọng không?

    Từ khóa » độ Ph Của Bể Cá Koi