Cách điệu Con Vật (sưu Tầm - Phần 2) - MyThuatMS

Cách điệu con vật (sưu tầm - phần 2)

Cách điệu con vật

Cách điệu bằng nét, do yêu cầu trang trí mà ta có thể cách điệu bằng nét, mảng, khối,màu,hoặc phối hợp chúng với nhau. Ở đây nói về trang trí, cách điệu hóa bằng nét. Nếu có một yêu cầu trang trí hàng rào bằng sắt uống rõ ràng ta sử dụng trang trí bằng nét là chủ yếu. Vẽ nét trên gốm khắc trên sản phẩm thủy tinh, cắt giấy, chạm bạc …. Sử dụng nét trong trang trí cách điệu rất nhiều. Riêng về cách điệu hóa bằng nét ngoài việc chọn đối tượng cho phù hợp điều đáng lưu ý nhất là tiết tấu, nhịp điệu của đường nét, mối quan hệ giữa thẳng và cong, mềm và cứng, thưa và mau, thô và mảnh sao cho thuận mắt, hợp lý và có thẩm mỹ. Nếu cần biểu cảm cho cái đẹp mạnh mẽ thì nên sử dụng nhiều sự phối hợp đối lập, đường nét dứt khoát rõ ràng, hoặc sử dụng nhiều đường thẳng mạnh, nét gấp nhiều hơn là đường cong nét lượn mềm mại.

Khi cách điệu bằng nét người ta thường khai thác cái đẹp của đường viền tạo hình của vật, những nét trang trí vốn có của nó. Ví dụ : cá thì ố vẩy, mang, vây, đuôi với những chiều bút, nét tạo hình khác nhau, chim thì có các lớp lông, tạo hình lông ở đầu, ở mình, ở cánh, ở đuôi với những chiều bút, nét tạo hình khác nhau. Trên cơ sở đó, cường điệu hóa một số yếu tố tạo hình, lược bớt một số chi tiết không cần thiết và phối hợp tạo nên sự hài hòa chung hoàn chỉnh. Cách điệu bằng mảng, những trường hợp mảng đạm nhạt trên đối tượng, hình bán diện của đối tượng hoặc do yêu cầu của mảng mang lại hiệu quả thẩm mỹ thú vị hơn thì người ta cách điệu hóa để đưa vào bố cục trang trí bẳng mảng. Ví dụ : hình người, vật, hoa lá, núi, sông trên đèn kéo quân, những con rối bằng bìa, da dùng trong múa rối hình (bằng bóng) của nghệ thuật múa rối Inđônêxia, chạm trên bia đá, gạch thông gió, hình biểu trưng trên các loại bao bì quảng cáo, biển sắt trổ thủng làm biểu trưng của cửa hàng như ta thấy ở các quán cổ xưa ở châu âu. Đương nhiên muốn tạo thành những mô típ đẹp thì các họa sĩ phải khai thác cái đẹp ở khía cạnh này của sự vật. Nếu cái đẹp được tạo nên bởi các mảng dẹt phẳng thì đường viền tạo hình của mảng là hết sức quan trọng, thứ đến là các tỉ lệ giữa các mảng với nhau. Tính chất cứng, mềm được phối hợp trong bố cục đều là phương tiện tạo nên cái đẹp. Khi một mảng đặc quá lớn người ta phải biết cách tạo nên những lỗ thủng thẩm mỹ để làm cho nó nhẹ đi, sinh động lên. Điều hết sức chú ý là đừng quên cái đẹp của phần âm. Trên một mảng giấy trắng thì phần được vẽ đen hoặc màu ta coi như phần dương, phần trắng của giấy nền, phần trổ thủng ta coi như phần âm. Cái đẹp tức là nhịp điệu và sự hài hòa ở cả phần đen và phần trắng, phần đặc và phần thủng. Thậm trí đã có những bức tranh trổ giấy đan xen đen và trắng nếu nhìn vào phần đen thì đó là những đàn cá còn nhìn vào phần trắng thì đó là những đàn chim rất đẹp, hợp lý.

cach dieu con vat 32

cach dieu con vat 31

cach dieu con vat 33

cach dieu con vat 36

cach dieu con vat 34

cach dieu con vat 35

cach dieu con vat 38

cach dieu con vat 41

cach dieu con vat 37

cach dieu con vat 39

cach dieu con vat 40

cach dieu con vat 42

cach dieu con vat 43

cach dieu con vat 57

cach dieu con vat 44

cach dieu con vat 45

cach dieu con vat 46

cach dieu con vat 47

cach dieu con vat 49

cach dieu con vat 48

cach dieu con vat 50

cach dieu con vat 51

cach dieu con vat 56

cach dieu con vat 52

cach dieu con vat 53

cach dieu con vat 54

cach dieu con vat 55

cach dieu con vat 59

cach dieu con vat 60

>>> Cách điệu con vật (sưu tầm - phần 3)

Từ khóa » Hình Vẽ Cách điệu Con Vật