Cách điều Trị Bệnh đốm đỏ ở Cá Koi - Chế Phẩm Sinh Học EMINA

Bệnh đốm đỏ là loại bệnh thường gặp ở những cá Koi nuôi trong lồng và nuôi trong ao.

Cá Koi Nhật thường sẽ mắc bệnh này ở giai đoạn từ cá giống lớn trở lên, còn cá giống nhỏ ít thấy bị mắc bệnh hơn. Ngoài ra các loại cá Koi Kohaku, cá Koi Tancho, cá Koi Sanke, cá Koi Shiroi…cũng bị mắc loại bệnh đốm đỏ này.

Triệu chứng bệnh đốm đỏ ở cá Koi

  • Cá Koi trong lồng nuôi hoặc ao nuôi khi bị mắc bệnh đốm đỏ thường ăn ít hoặc có thể bỏ ăn, bơi một cách lờ đờ trên tầng mặt, màu sắc của da cá chuyển sang tối sẫm.

Cá Koi bị bệnh đốm đỏ

Cá Koi bị bệnh đốm đỏ

  • Trên thân cá chép Koi bị bệnh sẽ xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng.
  • Đối với những con cá Koi bị mắc bệnh nặng, các gốc vây bị xuất huyết, các tia vây bị rách nát, rồi cụt dần.
  • Những điểm xuất huyết sẽ bị viêm tấy, loét, bên trong có nhiều mủ, máu và phần xung quanh những vết đốm đỏ có nấm ký sinh.
  • Mang cá trở nên tái nhợt hoặc xuất huyết, mắt bị lồi ra và có xuất huyết.

Tác hại của bệnh đốm đỏ ở cá Koi

  • Bệnh đốm đỏ ở cá Koi nếu kéo dài từ 1 đến 2 tuần, có thể cá sẽ bị chết. Khi chúng giải phẫu những con cá Koi bị bệnh, ta sẽ thấy toàn bộ các cơ quan nội tạng của cá đều có xuất huyết.
  • Khi chúng ta nhấc đầu của cá koi lên sẽ có máu nhạt lờ lờ chảy ra từ phần hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Bệnh đốm đỏ ở cá Koi do một loại vi khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonass Hydrophylla hoặc cũng có thể do Pseudomnas gây ra.

Thời điểm lan truyền của bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Ở miền Bắc của Việt Nam cá Koi thường sẽ bị mắc bệnh vào hai mùa chính là mùa xuân, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch và mùa thu, từ tháng 8 đếm tháng 9 dương lịch.

Cách phòng ngừa bệnh đốm đỏ ở cá Koi

  • Sử dụng những phương pháp phòng bệnh chung đối với tất cả các loại thủy sản.
  • Chúng ta sẽ dùng muối ăn để tắm cho cá Koi ở nồng độ của muối là từ 2 – 3% trong thời gian ngắn khoảng từ 15 – 30 phút.

Tắm cho cá Koi trong muối ăn

Tắm cho cá Koi trong muối ăn

  • Ngoài ra ta cũng có thể dùng thuốc Chlorin hoà tan chung với nước sau đó phun đều xuống ao nuôi với liều lượng 1gam/m3 nước.
  • Chúng ta cần phun thuốc liên tục trong 2 ngày.

Cách điều trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi

  • Khi phát hiện cá Koi bị mắc bệnh, chúng ta cần phải tách những con bị bệnh ra ao nuôi riêng để điều trị một cách tích cực.
  • Cần thay nước mới thường xuyên cho ao, hòa vôi bột vào nước rồi té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để tăng độ pH trong môi trường nước.
  • Chúng ta có thể áp dụng phương pháp đánh muối với Tetraxilin với liều lượng: 1 khối nước = 1 vỉ Tetraxilin + 1kg muối, đánh muối liên tục trong 3 ngày.  Cứ 12h ta sẽ phải thay nước 2-3 lần.

Dùng chế phẩm sinh học EMINA cho cá koi

  • Áp dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cá koi sẽ giúp phân hủy nhanh những loại chất hữu cơ dư thừa ở trong nước và ở phần nền đáy ao nuôi, góp phần làm  gia tăng hàm lượng oxy hòa tan và ổn định độ pH.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA trong thủy sản giúp chúng giảm sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, bổ sung các loại vi sinh vật có lợi vào trong nước của ao nuôi và ức chế sự phát triển của những loại vi-rút gây bệnh.

Một số bệnh trên cá Koi mà bạn quan tâm:

Cách phòng trị bệnh nấm thuỷ mi ở cá Koi

Cách chữa bệnh nấm trắng ở cá Koi

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Từ khóa » Cá Bị Nấm đỏ