Cách điều Trị, Chăm Sóc Chó Bị Bệnh Viêm Tử Cung. Phòng Ngừa ...
Có thể bạn quan tâm
- Điều trị bệnh viêm tử cung cho chó
- Thụt rửa tử cung, âm đạo
- Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn
- Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nấm
- Sử dụng thuốc thú y cho chó chống nhiễm khuẩn
- Thuốc chữa triệu chứng viêm tử cung ở chó
- Chăm sóc chó trong giai đoạn điều trị
- Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ vệ sinh
- Phòng bệnh viêm tử cung cho chó như thế nào?
1. Điều trị bệnh viêm tử cung cho chó
Khi phát hiện cún của bạn có những triệu chứng mắc bệnh, bạn cần lập tức đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị không chỉ cần bác sĩ, mà còn cần sự phối hợp từ bạn và cả thú cưng của bạn. Theo nguyên tắc, để điều trị có hiệu quả, dứt điểm thì cần điều trị nguyên nhân kết hợp với các triệu chứng, đồng thời cũng cần kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc.
Thụt rửa tử cung, âm đạo: Mỗi ngày, bạn cần thụt rửa tử cung cho cún của mình 1 lần bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, duy trì liên tục trong khoảng 3-5 ngày.
Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn
Để chống nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng những loại thuốc kháng sinh sau đây:
- Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày (Quá trình sử dụng kháng sinh điều trị liên tục trong khoảng từ 5-7 ngày)
- Tiêm mũi Diethylstilbestrol 0,1 mg/kg trọng lượng cơ thể để cổ tử cung có thể mở ra, giúp quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng. Sau đó ngày thứ hai, tiêm thuốc co tử cung, để các chất gây viêm tử cung bị đào thải ra ngoài.
- Dùng thuốc kháng sinh Penicillin 50000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể. Streptomycin 40000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể, 2 lần/ngày.
- Truyền glucose, sodium bicarbonate, vitamin C…
Nếu các cách chữa trị trên không có hiệu quả, cún của bạn cần thăm khám và cắt bỏ tử cung.
2. Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nấm
Đây cũng là một bước điều trị khá phức tạp. Nó đòi hỏi bác sĩ thú y cần phải có trình độ và chuyên môn thú y cao xử lý.
Sử dụng thuốc thú y cho chó chống nhiễm khuẩn
- Thuốc Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày.
- Thuốc Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Thuốc Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày.
- Thuốc Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung.
- Thuốc Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung 1 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt.
Thuốc chữa triệu chứng viêm tử cung ở chó
- Cầm máu bằng vitamin K.
- Hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo tiêm vitamin A, D, E.
- Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1 – 2ml/con/ngày.
- Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex.
- Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày.
3. Chăm sóc chó trong giai đoạn điều trị
Trong quá trình điều trị, cún của bạn phải tiếp nhận rất nhiều thuốc, do đó, bạn cần có cách chăm sóc phù hợp giúp chúng nâng cao sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng
Để cơ thể cún mạnh khỏe, đồng thời tiếp thu tốt quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng cần có 6 loại chất dinh dưỡng, chủ yếu là: carbohydrate (tinh bột), protein, nước, chất béo, khoáng và vitamin. Mỗi loại có 1 chức năng khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét vào từng giống và từng giai đoạn phát triển của chúng mà lựa chọn khẩu phần dinh dưỡng phù hợp.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc, thịt là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần mỗi ngày của cún cưng, tuy nhiên, bạn cũng cần tránh cho chúng ăn những thực phẩm như:
- Đồ ăn bị ôi, thiu
- Đồ hải sản cay, nóng
- Thức ăn chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn…
- Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem…
Chế độ vệ sinh
Ngoài chế độ dinh dưỡng, chế độ vệ sinh cho cún cũng là một điều rất cần thiết và quan trọng, giúp cho quá trình điều trị diễn ra hiệu quả. Do đó, bạn cần:
- Luôn giữ cho nơi ở của chúng thoáng mát, sạch sẽ, nhất là đệm nằm của cún, tránh tạo cho cún sự bí bách khó chịu.
- Giữ cho cơ thể của cún luôn sạch sẽ.
- Tránh để cún giao phối trong quá trình điều trị viêm tử cung.
4. Phòng bệnh viêm tử cung cho chó như thế nào?
Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” , vì thế tốt nhất bạn nên phòng bệnh cho thú cưng của mình ngay từ lúc nuôi, đặc biệt là những chú chó cái. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần thực hiện những việc sau đây:
- Thường xuyên dọn dẹp nơi ở của cún, giữ cho chuồng luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Kiểm soát tần suất giao phối của chó. Không được để nó giao phối với nhiều chó đực.
- Bổ sung thức ăn giàu protein cho cún trước và sau thời kỳ tiêm chủng
- Thực phẩm phải đảm bảo sạch, an toàn, đầy đủ dinh dưỡng.
- Một ngày thay nước uống một lần.
- Tuyệt đối không để chúng ăn thực phẩm bị hư, quá hạn lâu ngày.
- Chú ý vệ sinh phần âm đạo và hậu môn khi tắm rửa cho cún.
- Dắt cún đi tiêm phòng các bệnh thường gặp định kì.
- Khám sức khỏe định kì tại các cơ sở thú y.
- Tránh lạm dụng thuốc tránh trai cho cún.
Mong rằng những kiến thức ở bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc điều trị và chăm sóc cún của mình thật tốt, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Tham khảo các sản phẩm khác dành cho thú cưng tại đây nhé !
Từ khóa » Thụt Rửa Tử Cung Chó
-
Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Bệnh Viêm Tử Cung ở Chó | Pet Mart
-
Bệnh Viêm Tử Cung Trên Chó
-
Viêm Âm Đạo Ở Chó | Điều Trị Hiệu Quả Nhất Tại Pethealth
-
Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Bệnh Viêm Tử Cung ở Chó
-
Chó Bị Viêm Tử Cung Có Nguy Hiểm Không – Những Điều Cần Lưu Ý
-
Chó Bị Viêm Tử Cung, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
-
Bệnh Viêm Tử Cung Trên Chó - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Bệnh Viêm Tử Cung ở Chó
-
Bệnh Viêm Tử Cung Trên Chó
-
Bệnh Sa âm đạo Trên Chó Là Gì? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Cách điều Trị Chó Bị Viêm Tử Cung - Asiana
-
Bệnh Viêm Tử Cung âm đạo Chó
-
BỆNH VIÊM TỬ CUNG - ÂM ĐẠO - Hanvet