Cách điều Trị đục Thủy Tinh Thể Nào Hiệu Quả Nhất Hiện Nay?
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý có nguy cơ cao nhất dẫn đến tình trạng mù lòa. Khi mắc phải bệnh lý này sẽ gây ra những gối loạn thị giác cho người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn. Khi người bệnh không được thăm khám và áp dụng những cách điều trị đục thủy tinh thể thì mù lòa là hệ lụy có khả năng rất cao sẽ xảy ra.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể là gì?
- 2. Những triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể
- 3. Những cách điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất hiện nay
- 3.1 Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?
- 3.2 Phẫu thuật đục thủy tinh thể có hiệu quả trong vòng bao lâu?
- 3.3 Làm sao giữ mắt khỏe sau khi phẫu thuật?
1. Tìm hiểu về bệnh lý đục thủy tinh thể là gì?
Đầu tiên, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể chúng ta sẽ tìm hiểu xem thực chất thủy tinh thể là gì và tại sao chúng lại có thể gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến như vậy.
Thủy tinh thể là một bộ phận được cấu tạo chủ yếu từ nước và protein, vô cùng trong suốt. Khi mắt của chúng ta tiếp xúc với ánh sáng thì đầu tiên ánh sáng sẽ đi qua giác mạc, sau đó đi xuyên qua thủy tinh thể và cuối cùng hội tụ trên võng mạc. Lúc này, khả năng nhìn rõ hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ trong suốt của thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể là khi thủy tinh thể bị đục, khi đó ảnh sáng đi xuyên qua sẽ bị cản trở là khiến cho giảm lượng ánh sáng đi đến võng mạc. Mức độ đục của thủy tinh thể sẽ dần tăng dần theo thời gian và khiến cho mắt của người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như nhìn mờ, màu của các sự vật xung quanh có vẻ nhạt hơn,…
2. Những triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể
Việc quyết định cách điều trị đục thủy tinh thể nào sẽ cần phụ thuộc rất lớn và tình trạng, dấu hiệu cũng như giai đoạn phát triển bệnh của mỗi người. Có rất nhiều cách điều trị đục thủy tinh thể khác nhau không chỉ đơn thuần là phẫu thuật. Bởi vậy, mỗi người luôn cần phải lưu ý đến các triệu chứng của bệnh cũng như thăm khám càng sớm càng tốt, để có thể bảo vệ mắt luôn được khỏe mạnh.
Những triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể thường gặp nhất đó là:
– Vào giai đoạn đầu của bệnh, khi mức độ đục chỉ mới khởi phát, mắt của người bệnh sẽ có triệu chứng nhìn mờ, cảm giác như có màn che trước mặt và màu của mọi thứ như mờ hẳn đi, lúc lái xe vào ban đêm rất khó khăn để nhìn rõ đường phía trước.
– Khi bắt đầu vào giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn thì người bệnh sẽ nhìn thấy được màu của thủy tinh thể dần thay đổi, khi quan sát xung quanh thấy có chấm đen trước mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng, xuất hiện triệu chứng song thị,…
Thời gian phát triển của bệnh lý này đến giai đoạn nguy hiểm thường diễn ra rất lâu, những triệu chứng xuất hiện một cách chậm rãi nên khiến cho người bệnh thường rơi vào trạng thái chủ quan và không muốn thăm khám ngay lập tức. Tuy nhiên, những hệ lụy của bệnh vẫn luôn ở đó và sẽ có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, thăm khám sớm và điều trị dứt điểm là điều mà bạn cần phải hết sức lưu ý.
3. Những cách điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, có 2 phương pháp chính điều trị đục thủy tinh thể đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, với mỗi phương pháp sẽ tương ứng với từng tình trạng của người bệnh:
– Vào giai đoạn đầu khi tầm nhìn của mắt chưa bị ảnh hưởng quá nhiều thì thông thường, bác sĩ nhãn khoa sẽ điều trị bằng cách cho người bệnh đeo kính, dùng kính lúp hoặc là chiếu sáng tốt khi làm việc.
– Nếu như, sau một thời gian điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, mắt của người bệnh vẫn ngày càng tiến triển xấu thì bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng phẫu thuật và đặt một thấu kính mới để thay thế thủy tinh thể. Nếu như, người bệnh bị thủy tinh thể đồng thời ở cả 2 mắt thì sẽ không tiến hành phẫu thuật ngay cùng một lúc và sẽ tách thời gian thực hiện cho 2 mắt khác nhau, thông thường sẽ cách nhau khoảng 2-4 tuần.
3.1 Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, phẫu thuật đục thủy tinh thể được xem là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất và đã điều trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật an toàn nhất cũng như cho ra kết quả tốt nhất.
Sẽ có 2 cách lấy thủy tinh thể khi phẫu thuật khác nhau trong quá trình phẫu thuật, việc lựa chọn cách lấy nào sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ cho từng đối tượng bệnh nhân.
– Với phương pháp phaco: Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc, sau đó sẽ tiến hành đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này sẽ phát ra sóng siêu âm và làm cho thủy tinh thể mềm rồi phân thành từng mảnh nhỏ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành hút chúng ra.
– Với phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường rạch dài hơn ở một bên của giác mạc, sau đó sẽ tiến hành lấy phần nhân chứng thủy tinh thể ra cuối. Cuối cùng sẽ hút đi những phần còn sót lại.
Sau khi đã lấy thủy tinh thể ra bên ngoài thành công, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện đặt một kính nội nhãn vào thay vị trí của thủy tinh thể. Đây là một dạng thấu kính nhân tạo trong suốt sẽ trở thành một phần trong cấu trúc của mắt suốt thời gian sau này của người bệnh và không mắc phải tình trạng vẩn đục như lúc đầu.
3.2 Phẫu thuật đục thủy tinh thể có hiệu quả trong vòng bao lâu?
Như chúng ta đã biết mục đích của việc phẫu thuật chính là sử dụng thủy tinh thể nhân tạo để thay thế cho phần thủy tinh thể nguyên bản bị đục. Vật liệu chính làm nên thủy tinh thể nhân tạo thường là plastic, silicon hay acrylic. Đây đều là những vật liệu có độ bền rất cao, tuổi thọ vĩnh viễn. Chính vì thế, khi thay thể thủy tinh thể nhân tạo, mắt của người bệnh sẽ có thể được cải thiện lâu dài và vĩnh viễn cùng nếu như không có những vấn đề nghiêm trọng khác.
Một vấn đề mà nhiều người bệnh gặp phải sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể và bị ảnh hưởng đến tầm nhìn chính là tình trạng đục bao sau. Trước hết, chúng ta cần biết răng cấu tạo của phần thủy tinh thể sẽ gồm bao trước, nhân và bao sau. Khi phẫu thuật sẽ chỉ loại bỏ được phần bao trước và nhân, còn phần cao sau sẽ vẫn còn giữ lại. Theo thời gian, phần bao sau bị lão hóa như những bộ phận khác trong cơ thể và đã đến tình trạng bị đục, tuy nhiên tình trạng đục ở mỗi người là khác nhau cho nên người bệnh cận thăm khám để có phác đồ điều trị chính xác.
3.3 Làm sao giữ mắt khỏe sau khi phẫu thuật?
Mặc dù, thủy tinh thể nhân tạo sẽ không mắc phải tình trạng đục như thủy tinh thể ban đầu, nhưng đôi mắt của người bệnh luôn cần được bảo vệ để không làm ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý:
– Không nên để mắt làm việc quá sức, nhất là việc để mắt tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính trong nhiều giờ liên tục.
– Vệ sinh mắt hằng ngày, đúng cách, người bệnh nên sử dụng bằng khăn mềm để không làm tổn thương cho mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt khi phải liên tục làm việc và trước khi đi ngủ.
– Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho mắt mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng lão hóa.
– Khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, nên sử dụng kính để che chắn và bảo vệ khỏi vi khuẩn tấn công.
– Hạn chế tối đa thói quen đưa tay lên dụi mắt, vì sẽ làm ảnh hưởng đến giác mạc cũng như trực tiếp đưa bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt.
– Thường xuyên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt với những người vừa phẫu thuật thì cần thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng, bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn bệnh đục thủy tinh thể là gì cũng như những cách điều trị đục thủy tinh thể đang được áp dụng hiện nay. Có thể thấy rằng, mặc dù đây là bệnh lý có nguy cơ rất cao gây ra tình trạng mù lòa nhưng nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì đôi mắt của bạn vẫn hoàn toàn có thể được bảo vệ. Vậy nên, nếu như có thêm bất kỳ câu hỏi nào hoặc có nhu cầu thăm khám tại chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp.
Từ khóa » Cách Chữa Mắt Bị đục Thủy Tinh Thể
-
Đục Thủy Tinh Thể: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Thông Tin Này Dành Cho Các Bệnh Nhân Bị đục Thủy Tinh Thể - Bộ Y Tế
-
Bệnh đục Thủy Tinh Thể Và Những điều Cần Biết
-
Đục Thủy Tinh Thể: Nên Mổ Sớm, đừng Chần Chừ | Vinmec
-
Bệnh đục Thủy Tinh Thể Mắt Là Gì? Khi Nào Cần Phải Mổ? | TCI Hospital
-
Đục Thủy Tinh Thể Có Nguy Hiểm Không, Có Chữa được Không?
-
Đục Thủy Tinh Thể Có Nguy Hiểm? Có Cần Thiết Phải Mổ Không?
-
Đục Thủy Tinh Thể - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đối Phó Với đục Thủy Tinh Thể Bẩm Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Điều Trị đục Thủy Tinh Thể Tại Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Nhật Bản
-
Đục Thủy Tinh Thể: Nhận Biết, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Đục Thủy Tinh Thể | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
Đục Thủy Tinh Thể: Loại, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Bệnh đục Thủy Tinh Thể Và Biện Pháp Phòng Ngừa