Cách điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- 4 cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả hiện nay
Bác sĩ Lưu Thị Lanh
Chuyên khoa: Nội khoa
Bác sĩ Lưu Thị Lanh chuyên khoa Nội thận - Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện 30-4 hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở phụ thành với các triệu chứng như phù chân, đau nhức mỏi, các tĩnh mạch nổi rõ trên da gây mất thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu 4 cách điều trị suy giãn tĩnh mạch qua bài viết sau đây nhé!
1Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng ứ trệ tuần hoàn tại chi dưới, máu không được lưu thông tốt về tim. Nguyên nhân là do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả.
Lúc này, áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng lên khiến tĩnh mạch giãn ra. Các tĩnh mạch màu xanh tím nổi rõ trên da gây mất thẩm mỹ, chúng cũng thường gây ra cảm giác đau và ngứa.
Suy giãn tĩnh mạch không quá nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. [1]
Suy giãn tĩnh mạch chân khiến các tĩnh mạch nổi màu xanh tím rõ trên da
2Đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch
Bất cứ ai cũng có thể bị suy giãn tĩnh mạch tuy nhiên sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh như:
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa làm tĩnh mạch mất tính đàn hồi hoặc van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả, không tạo ra được áp lực để đẩy máu từ chi dưới về tim.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới do tác động của nội tiết tố nữ và các biến đổi hormone trong quá trình mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Lối sống: Đứng hoặc ngồi lâu trong một tư thế, hay mặc quần áo chật có thể làm giảm lưu thông máu.
- Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng như táo bón, khối u có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Cân nặng: Thừa cân nặng làm tăng áp lực lên mạch máu, khiến máu lưu thông kém hơn. [1]
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ giới
3Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch chân
Điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm các phương pháp như sau:
- Sử dụng thuốc làm tăng độ bền vững của thành tĩnh mạch như daflon, rutin C.
- Vật lý trị liệu với túi hơi tạo lực ép ngắt quãng theo tầng (hoặc vớ tĩnh mạch), hỗ trợ nén tĩnh mạch ngăn tĩnh mạch giãn ra và giúp máu lưu thông.
- Tập vận động cơ cẳng chân, nâng cao chân lên trên thắt lưng giúp tăng lưu thông máu và giảm áp lực trong tĩnh mạch. [1]
Ưu điểm:
- Tăng cường độ vững bền của thành mạch.
- Hỗ trợ lưu thông tuần hoàn.
- Cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Nhược điểm:
- Chỉ tác dụng tốt trong giai đoạn đầu của bệnh.
- Cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu
Chữa suy giãn tĩnh chân bằng phương pháp chích xơ
Phương pháp chích xơ là một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Quá trình chích xơ thường được thực hiện bằng cách sử dụng một kim tiêm nhỏ để tiêm chất gây xơ trực tiếp vào tĩnh mạch suy giãn.
- Chất này sẽ gây ra viêm ở tĩnh mạch và làm cho chúng bị dính lại với nhau. Theo thời gian chúng biến thành mô sẹo và mờ dần. [1]
Ưu điểm:
- Phương pháp không xâm lấn, không cần phẫu thuật.
- Quá trình thực hiện không đau đớn và không cần mất nhiều thời gian hồi phục.
- Điều trị các tĩnh mạch suy giãn nhỏ và trung bình.
- Giảm triệu chứng và giảm kích thước của tĩnh mạch.
- Tỷ lệ thành công cao và ít tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Không hiệu quả cho các tĩnh mạch suy giãn lớn hoặc phức tạp.
- Có thể cần điều trị nhiều đợt để đạt được kết quả tối ưu.
- Gây ra một số tác dụng phụ sau khi chích xơ như sưng, đau và vết thâm tím tạm thời tại vị trí tiêm.
Chích xơ là một phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch thường được thực hiện theo 2 cách sau:
- Thắt tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
- Loại bỏ tĩnh mạch nông bị giãn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện trở lại. [1]
Ưu điểm:
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch trường hợp nặng và phức tạp.
- Điều trị khá triệt để, có tỷ lệ tái phát thấp.
Nhược điểm:
- Nguy cơ rủi ro cao như nhiễm trùng, chảy máu, phản ứng dị ứng với thuốc tê hoặc tổn thương dây thần kinh.
- Thời gian hồi phục sau phẫu thuật dài.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phẫu thuật trong trường hợp nặng và phức tạp
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser
Đây là phương pháp ưu tiên để điều trị các tĩnh mạch bị giãn lớn. Quá trình thực hiện như sau:
- Bác sĩ sẽ luồn dây dẫn năng lượng laser hoặc sóng cao tần vào bên trong các tĩnh mạch suy giãn.
- Khi dây dẫn đã vào đúng vị trí cần điều trị, năng lượng nhiệt được tạo ra ở đầu dây dẫn sẽ làm cho các tĩnh mạch bị co lại và dính vào nhau.
- Dây dẫn sẽ được kéo lùi từ từ để điều trị các phần còn lại của tĩnh mạch. [2]
Ưu điểm:
- Ít gây đau và giảm thiểu biến chứng hơn so với phẫu thuật.
- Ít để lại sẹo.
- Thời gian phục hồi ngắn
Nhược điểm:
- Có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng tấy, đau, đỏ do da nhạy cảm.
- Trong một số trường hợp, có thể cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả tối ưu.
- Có thể không phù hợp cho một số trường hợp tĩnh mạch suy giãn nặng và phức tạp.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser là phương pháp phổ biến hiện nay
4Biến chứng/tác dụng phụ của điều trị
Các biến chứng/tác dụng phụ thường gặp sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm:
- Sẹo.
- Phỏng da.
- Nhiễm trùng.
- Chấn thương dây thần kinh.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Vết thâm, đỏ hoặc bầm tím.
Bên cạnh đó, một nửa số người phẫu thuật cắt bỏ nội tĩnh mạch sẽ bị giãn tĩnh mạch trở lại trong vòng 5 năm. [1]
Tác dụng phụ sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch là vết thâm, đỏ hoặc bầm tím.
5Suy giãn tĩnh mạch chân có tái phát sau điều trị không?
Nguy cơ tái phát suy giãn tĩnh mạch phụ thuộc chủ yếu vào việc bệnh nhân có chăm sóc sức khỏe đúng cách và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh hay không.
Những người ít vận động và không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (đặc biệt là chất xơ) có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thành công suy giãn tĩnh mạch thường trở nên chủ quan và không duy trì việc đeo vớ tĩnh mạch.
Điều này có thể dẫn đến việc suy giãn tĩnh mạch tái phát sớm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.
Suy giãn tĩnh mạch có thể tái phát khi bệnh nhân sinh hoạt không lành mạnh
6Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch
Chăm sóc vết mổ: Sau khoảng thời gian quy định, có thể tháo vớ, rửa vết mổ bằng nước muối sinh lý và sát khuẩn mỗi ngày một lần.
1 tuần sau phẫu thuật:
- Tránh tập thể dục và mọi hoạt động gắng sức làm tăng nhịp tim và nhịp thở.
- Tránh ngồi trong bồn tắm nước nóng.
- Khi nằm, bệnh nhân nên nâng chân trong khoảng thời gian 15 - 30 phút mỗi lần.
Người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy bệnh nhân gặp các vấn đề sau:
- Nơi mổ bị đau, chảy máu hoặc sưng nóng đỏ.
- Da vùng mổ bị sạm màu hoặc bị viêm loét và đau.
- Triệu chứng không thuyên giảm mặc dù đã uống thuốc giảm đau.
- Sốt cao trên 38°C.
- Cảm thấy đau hoặc sưng phù ở chân.
Sau khi xuất viện:
- Bệnh nhân cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn.
- Thực hiện tái khám đúng hẹn.
Trong và sau khi điều trị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân đều cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
7Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Bạn có thể phòng ngừa được chứng suy giãn tĩnh mạch chân khi thực hiện các chú ý sau:
- Tránh đứng lâu: Thường xuyên vận động để kích thích lưu thông máu.
- Nâng chân cao hơn thắt lưng khi nằm để máu về tim tốt hơn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Loại bỏ số cân dư thừa sẽ làm giảm áp lực bên trong mạch máu của bạn.
- Bỏ thuốc lá: Hoạt chất nicotin trong thuốc là có thể làm tổn thương mạch máu, giảm lưu lượng máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
- Sử dụng vớ y khoa chống suy giãn tĩnh mạch: giúp nén các tĩnh mạch, ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mặc quần áo vừa vặn: Để khuyến khích dòng máu lưu thông, bạn hãy đảm bảo thắt lưng không buộc quá chặt.
- Thực phẩm: tăng cường bổ sung thực phẩm có nguồn gốc từ vitamin C để tăng sức bền thành mạch, hạn chế nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Vớ chống giãn tĩnh mạch có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh
Xem thêm- Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
- Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch bạn không nên bỏ qua
- Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Bổ sung chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và áp dụng những phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch trên có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho suy giãn tĩnh mạch chân cũng cần được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến với mọi người nhé!
Nguồn tham khảo
Varicose Veins
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4722-varicose-veinsNgày tham khảo:
06/06/2024
Varicose veins
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/diagnosis-treatment/drc-20350649Ngày tham khảo:
06/06/2024
Xem thêm
Từ khoá: cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân điều trị giãn tĩnh mạch chân điều trị suy giãn tĩnh mạch suy giãn tĩnh mạchCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ & Bệnh
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch bạn không nên bỏ qua
Bác sĩ Trương Anh Khoa
4 tháng trước -
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Hồng
5 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bác sĩ CKI Lê Thị Mỹ Châu
5 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Suy giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và cách phòng ngừa
Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên
6 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Chân Phải Làm Thế Nào
-
Các Phương Pháp điều Trị Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Mãn Tính
-
9 Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
-
Cách Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | Vinmec
-
Những Phương Pháp Chữa Suy Giãn Tĩnh Mạch Hiệu Quả Bạn Nên Biết
-
Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Và Cách Phòng Ngừa Bệnh Lý | Medlatec
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân Có Cách Nào Ngăn Chặn? - YouTube
-
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN
-
Giãn Tĩnh Mạch Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch: Triệu Chứng Và Biện Pháp điều Trị - Jio Health
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Mạn Tính, Những Hiểu Biết Cơ Bản Dành Cho ...
-
Giãn Tĩnh Mạch Chân: Nguyên Nhân & điều Trị | BvNTP
-
Cách Phòng Ngừa Và điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Tại Nhà