Cách điều Trị Và Chữa Các Bệnh Cá Cảnh Thường Gặp | Pet Mart

Nuôi cá cảnh rất kì công và cách phòng chống các bệnh cá cảnh tốn rất nhiều công sức. Rất nhiều người chơi cá đã tổn thất không ít tiền bạc sau khi cá trong hồ mắc bệnh và chết. Tuy nhiên nếu nắm được những bí quyết sau đây, việc xử lý sẽ không còn là vấn đề quá lớn. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu cách chữa bệnh cá cảnh nhé.

MỤC LỤC ẩn 1. Bệnh cá cảnh thường gặp: bệnh đốm trắng 2. Bệnh cá cảnh: xù vảy, thối vây 3. Bệnh cá cảnh gây lở loét da 4. Bệnh xuất huyết ở cá cảnh 5. Cá cảnh bị cảm lạnh 5.1. Nguyên nhân 5.2. Phương pháp điều trị cho cá cảnh bệnh cảm lạnh 6. Bệnh viêm ruột ở cá cảnh 7. Bệnh bong bóng cá 8. Cách phòng bệnh cho cá cảnh 8.1. Tăng cường sức đề kháng 8.2. Thay nước cho bể cá 9. Các loại thuốc trị bệnh cá cảnh 10. Thuốc trị bệnh cá cảnh Thomas Labs 11. Thuốc chữa bệnh cá cảnh API 12. Thuốc trị bệnh cá cảnh Kordon 13. Thuốc trị bệnh cá cảnh Hikari 14. Thuốc chữa bệnh cá cảnh Seachem

Bệnh cá cảnh thường gặp: bệnh đốm trắng

Nguyên nhân gây bệnh cá cảnh là do ký sinh trùng quả dưa. Bệnh thường gặp ở cuối xuân và cuối thu. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác.

Cách điều trị bệnh cá cảnh bị đốm trắng là giảm số lượng cá trong bể để tạo không gian cho cá bơi lội. Kéo dài thời gian phơi nước trước khi thay nước bể cá. Từ từ tăng nhiệt độ nước thêm 1°C mỗi giờ cho đến khi đạt đến 28 – 30°C. Xử lý nước bằng muối và thuốc mỗi ngày.

Luôn đảm bảo cá có thể chịu được khi nhiệt độ nước tăng cao. Quan sát phản ứng của cá khi tăng nhiệt độ để có thể dừng lại kịp thời. Một thời gian ký sinh trùng sẽ tự rời khỏi cơ thể cá.

Bệnh cá cảnh: xù vảy, thối vây

Nguyên nhân gây bệnh cá cảnh là do nước nhiễm bẩn hoặc chênh lệch nhiệt độ khi thay nước. Bụng cá bị trương lên, cá bơi lơ đờ, dựa đuôi vào thành hồ hay xuống nền. Hay bị mất phương hướng.

Cách điều trị bệnh cá cảnh khi bị xù vảy là tách bầy nuôi riêng. Pha 10ppm thuốc tím vào nước, cho cá ngâm khoảng 10 phút. Hoặc dùng các loại thuốc chuyên dụng. Sau khi ngâm rửa lại bằng nước sạch.

Ngưng cho cá bị bệnh ăn cho tới khi bụng cá xẹp xuống bình thường. Thay nước thuốc mỗi ngày. Tùy mức độ bệnh, loại thuốc, nồng độ thuốc mà quá trình điều trị có thể mất từ 1 – 4 tuần lễ.

Bệnh cá cảnh gây lở loét da

Nguyên nhân gây bệnh cá cảnh do vi khuẩn Gram âm gây ra. Cá bỏ ăn, hoạt động chậm chạp và bơi nhô đầu lên mặt nước. Da cá sẫm lại, có các vết ăn mòn hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu và thân. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến tận xương.

Cách chữa bệnh cá cảnh là thay toàn bộ nước kết hợp sát trùng bể cá. Chuẩn bị một bể riêng, pha vào nước 7.5g muối, 5 giọt Xanh metylen. Cắm sưởi 30°C, cắm sủi.

Tách cá bệnh ra nuôi riêng, giữ cá sao cho phần bị loét nhô lên khỏi mặt nước. Nhỏ 1 giọt Xanh metylen và một ít Tetracycline lên vết thương.

Bệnh xuất huyết ở cá cảnh

Nguyên nhân gây bệnh cá cảnh là do nhiễm khuẩn que. Cá bệnh thân chuyển màu tối và có thể lồi một mắt hoặc cả hai mắt. Mang chuyển màu nhạt, nhưng có thể có các đốm xuất huyết. Vây và ổ mắt lồi xuất huyết.

Cách chữa bệnh cá cảnh là tách cá ra nuôi riêng. Cho cá ngâm nước muối 3-5% trong 10-15 giây. Làm mỗi ngày đến khi cá hết bệnh. Đồng thời sát trùng toàn bộ bể cá.

Cá cảnh bị cảm lạnh

Nguyên nhân

Bệnh cá cảnh gây ra cảm lạnh đa số đều vì nhiệt độ nước thay đổi đột ngột. Điều này khiến cho cá đột nhiên không thể chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ dẫn đến phát bệnh. Cụ thể sự chênh lệch nhiệt độ xuất hiện khi:

  • Tăng giảm nhiệt độ quá nhanh khi thay nước.
  • Vào mùa đông lạnh hoặc đầu xuân, đáy nước nuôi nông, phần nhiều vì nước trên mặt bể đông lại sau đó khiến cơ thể cá tổn thương do giá lạnh.
  • Nhiệt độ nước thay đổi quá nhiều khi vận chuyển đường dài.
  • Thường xuyên thay nước vào mùa đông, mùa xuân đều có thể dẫn tới nhiệt độ nước nuôi thay đổi đột ngột. Việc này khiến cho đầu mút dây thần kinh của cá chịu kích thích, gây ra rối loạn chức năng.

Khi cá cảnh bị bệnh thường có các triệu chứng như chán ăn, tinh thần uể oải không hưng phấn. Cá mắc bệnh ban đầu chủ yếu biểu hiện các vây teo lại, không có sức khuấy động trong nước.

Khi bệnh tình nghiêm trọng, cá sẽ trôi nổi trên mặt nước hoặc là thích bơi một mình xuống đáy nơi hóc bể để ấn náu, lừ đừ. Nếu có tác động thì sẽ bơi một chút, sau đó tiếp tục dừng lại. Bệnh cá cảnh sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, quăng mồi cũng không ăn. Tuy nhiên, bên ngoài cơ thể cá đều không có triệu chứng rõ rệt.

Phương pháp điều trị cho cá cảnh bệnh cảm lạnh

Nếu phát hiện bệnh cá cảnh với các triệu chứng trên, bạn có thể xử lý như sau:

  • Cách ly để điều trị bệnh cá cảnh, dùng nước cũ trong hồ, bể khi cách ly.
  • Rắc chất diệt khuẩn Biquaternary Ammonium iodine.
  • Dùng một lượng Natri Bicacbonat (Soda) thích hợp hòa thành dung dịch tắm cho cá. Thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể cá, tăng cường sức sống.
  • Cho thêm muối biển theo tỉ lệ, tiến hành khử trùng diệt khuẩn, tăng cường thúc đẩy khả năng trao đổi chất của có thể.
  • Cá cảnh mắc bệnh đừng thường xuyên vớt ra khỏi nước.
  • Đảm bảo chất nước, phải ngừng cho ăn, bơm thêm oxy, tăng nhiệt độ. Tốt nhất mỗi ngày đừng tăng quá 3°C.

Bệnh viêm ruột ở cá cảnh

Nguyên nhân bệnh cá cảnh là do lượng thức ăn quá lớn hoặc không đều. Thức ăn biến chất hoặc hư hỏng. Do thay đổi thức ăn đột ngột. Hàm lượng oxy trong nước không đủ và nước bị ô nhiễm.

Bệnh bong bóng cá

Do môi trường nước thay đổi đột ngột. Cá bị stress hoặc bị cho ăn quá nhiều khiến bong bóng cá suy giảm chức năng hoạt động..

Cách phòng bệnh cho cá cảnh

Tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng của cá cảnh phụ thuộc rất lớn vào việc chăm sóc và cho cá ăn. Cá cảnh cần được cho ăn đúng giờ, đảm bảo cả về chất và lượng. Thức ăn cho cá phải được làm sạch và khử trùng (nếu là mồi sống) để đề phòng ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.

Tăng cường kiểm tra sức khỏe của cá để phát hiện dấu hiệu bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc. Không tự chữa ở nhà nếu không có kinh nghiệm.

Mỗi giống cá khác nhau sẽ có những yêu cầu về môi trường nuôi khác nhau. Nếu nuôi kết hợp nhiều loại cá, người nuôi nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

Thay nước cho bể cá

Khi thay nước phải từ từ cho nước mới vào. Cá mới thả vào hồ nhất định phải có đủ thời gian thích nghi với nhiệt độ. Sau đó thì biên độ nhiệt không quá ±3°C. Chú ý thay đổi thời tiết, đề phòng nhiệt độ nước tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột.

Bất cứ mùa nào khi thay nước đều cần chú ý cân bằng giữa nước mới và nước cũ. Nếu thay nước vào mùa đông nên chọn làm vào buổi trưa. Nếu không cá cảnh bị bệnh là điều khó tránh khỏi.

Đừng nên thay nước mà không có hiểu biết về nước. Thay bao nhiêu nước đều phải làm theo điều kiện trước tiên là không được thay đổi độ chênh lệnh nhiệt độ.

Sau khi mới mua cá cảnh về khi di chuyển không nên vội vàng. Đặc biệt là cá chép Koi, vì cá chép Koi bị bệnh do biến đổi chất nước, thay đổi nhiệt độ thường rất nghiêm trọng và khó chữa.

Ngoài ra còn cá Rồng, cá vàng… Khi có gió lớn không nên tiến hành thay nước. Bể ngoài trời sau khi lập đông thì tăng mực nước, thêm vật che chắn.

Các loại thuốc trị bệnh cá cảnh

Thuốc trị bệnh cá cảnh hiện nay trên thị trường Việt Nam không quá nhiều. Chúng được bán ở các cửa hàng cá cảnh hoặc cơ sở thú y. Tuy nhiên, nhu cầu chơi cá cảnh ngày một tăng cao. Việc nuôi cá sẽ không tránh khỏi tình trạng bệnh tật, ốm đau.

Nguyên nhân bệnh cá cảnh có thể do nguồn nước, thức ăn giống cá… Vậy phải làm thế nào để chữa trị các bệnh ở cá cảnh? Dưới đây sẽ là một số loại thuốc chữa bệnh cá cảnh nước ngọt, nước lợ và nước mặn được chia sẻ từ những người nuôi cá cảnh lâu năm.

Thuốc trị bệnh cá cảnh Thomas Labs

Đây là loại thuốc chữa bệnh cá cảnh. Bao gồm cả cá nước mặn và nước ngọt. Đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn ở cá do các vi khuẩn có hại gây ra. Thuốc trị bệnh cho cá cảnh Thomas Labs có thể đặc trị: ngộ độc, xù vảy, lở loét da, xuất huyết… Nó có thể chống lại tất các vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Thuốc trị bệnh cá cảnh kháng khuẩn cho cá cảnh Thomas Labs rất dễ sử dụng với 1 viên duy nhất. Mỗi ngày hòa tan vào nước trong bể cá một lần. Sử dụng tối thiểu trong 5 ngày và tối đa là 10 ngày. Lưu ý, bạn có thể thay đổi 20% lượng nước và sử dụng bộ lọc trong bể cá.

Thuốc chữa bệnh cá cảnh API

Đây là một trong những loại thuốc chữa bệnh cá cảnh được khuyến khích sử dụng với sự an toàn tuyệt đối. Bao gồm cả cá cảnh, cây thủy sinh và nước trong bể. Thuốc chữa bệnh cá cảnh API giúp điều trị nhiễm trùng và ngăn chặn sự lây lan.

Một số bệnh cá cảnh phổ biến như: nấm miệng, nấm mang, chất nhờn, nhiễm trùng, xuất huyết máu… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa lành vết thương và các tổn thương ở mô. Với việc sử dụng các loại thuốc cho cá cảnh API, bạn sẽ thấy hiệu quả trong vòng 48 giờ.

Thuốc trị bệnh cá cảnh Kordon

Kordon giúp cho những chú cả cảnh luôn khỏe mạnh. Chuyên đặc trị tất cả các loại nấm trên cá và ngăn chặn sự phát triển của chúng trên trứng cá, bệnh đốm trắng, ký sinh trùng… Phù hợp với tất cả các loại cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Một số trường hợp cá bị ngộ độc Xianua và Nitrit cũng có thể sử dụng loại thuốc này.

Thuốc trị bệnh cá cảnh Kordon được sản xuất tại mỹ. Với 100% thành phần hữu cơ không độc hại. An toàn cho các loại cá, trứng, cá con, cây thủy sinh, san hô, hải quỳ… Là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các bể cá thủy sinh của bạn.

Thuốc trị bệnh cá cảnh Hikari

Một số loại cá cảnh thường xuyên bị tấn công bởi ký sinh trùng gây bệnh. Bạn có thể sử dụng thuốc trị bệnh cho cá cảnh Hikari Prazipro như một phương pháp hữu hiệu nhất. Tiêu diệt các loại ký sinh trùng của cá cảnh như: giun sán, sán dây, giun dẹp…

Sản phẩm thuốc trị bệnh cá cảnh được khuyến khích sử dụng cho tất cả các môi trường thủy sinh. Bao gồm ao, bể cá nước ngọt và nước mặn. Thuốc Hikari không có tác dụng phụ. Không độc hại với động vật và thực vật có trong hồ cá.

Thuốc chữa bệnh cá cảnh Seachem

Thuốc chữa bệnh cá cảnh Seachem không chứa Formaldehyde hoặc Methanol. Sử dụng thuốc Seachem giúp bảo vệ lớp nhờn trên mình cá, giảm stress và giải các độc tính Amoniac. Đồng thời các chất trong thuốc liên kết trực tiếp với Protein thúc đẩy làm lành các vết thương, hạn chế sự nhiễm trùng. Tiêu diệt các ký sinh trùng một cách hiệu quả, xử lý nấm, vi khuẩn và virus.

Thuốc chữa bệnh cá cảnh an toàn cho môi trường thủy sinh. Đặc biệt là không làm thay đổi nồng độ pH của nước ở trong bể cá. Tương thích với các loại thuốc xử lý khác được sử dụng đồng thời. Sử dụng thuốc cho cả cá nước ngọt và nước mặn

Hy vọng với những chia sẻ về các loại thuốc trị bệnh cho cá cảnh sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn phòng và chữa bệnh cho cá cảnh thành công.

4.2/5 - (8 bình chọn)

Từ khóa » Cá Rồng Lở Miệng