Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Chảy Máu Chân Răng Nhiều đơn Giản

1. Chảy máu chân răng - những thông tin cơ bản nhất

Chảy máu chân răng hay chảy máu lợi là triệu chứng thường thấy của nhiều bệnh lý răng miệng như: viêm quanh răng, viêm lợi, u lợi, viêm nha chu,… Trong đó, phổ biến nhất là chảy máu chân răng do viêm lợi. Đây là hậu quả của tình trạng tích tụ mảng bám canxi và thức ăn thừa tích tụ ở dọc viền lợi, nơi khe hở giữa nướu và răng. Những mảng bám này tạo nơi cư trú hoàn hảo cho vi khuẩn, chúng tích tụ gây hại và khiến lợi bị viêm.

chảy máu chân răng nhiều khi đánh răng

Nhiều người bị chảy máu chân răng khi đánh răng

Những lợi bị viêm này dễ bị kích ứng hơn, khi tác động lực nhẹ như ăn thức ăn cứng, nhai nuốt, đánh răng hoặc vô tình chạm tay vào cũng gây chảy máu. Do tình trạng này khá phổ biến và chảy máu chân răng cũng ít gây đau đớn nên nhiều người bệnh cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Dù chưa gây nguy hiểm ngay nhưng chảy máu chân răng đang cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề.

Nướu răng bị viêm có thể nhận diện bằng màu đỏ đậm, mềm, nhạy cảm, dễ bị chảy máu, miệng cũng có mùi hôi, nhất là vùng gần nướu viêm do mủ cũng như mảng bám tích tụ. Còn nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, săn chắc, bám chắc vào răng, nếu chảy máu thì thường do bệnh lý khác.

Nướu khu vực chảy máu chân răng thường bị viêm

Nướu khu vực chảy máu chân răng thường bị viêm

Chảy máu chân răng khi mang thai được nhiều người quan tâm, ngoài nguyên nhân trực tiếp là do bệnh lý răng miệng và vệ sinh răng miệng chưa tốt thì một số thay đổi trong thai kỳ khiến tình trạng chảy máu nặng hơn. Điều trị thai phụ bị vấn đề sức khỏe răng miệng này chủ yếu bằng chăm sóc và vệ sinh, hạn chế dùng thuốc vì có thể gây hại cho thai nhi.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng, cần điều trị từ nguyên nhân này mới có thể loại bỏ triệu chứng, đảm bảo răng miệng khỏe mạnh lâu dài.

2. Làm gì để điều trị chảy máu chân răng nhiều?

Nếu chảy máu chân răng nhiều khi đánh răng, kiểm tra thấy lợi bị viêm, sưng và dễ chảy máu từ vị trí này thì cần điều trị và khắc phục bằng các biện pháp đơn giản như vệ sinh răng miệng, lấy cao răng,...

Đồng thời, bạn nên đi kiểm tra toàn diện sức khỏe xem nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, bởi rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý về gan cũng như rối loạn đông máu.

2.1. Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Đánh răng là việc bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng, làm sạch vi khuẩn và thức ăn thừa có thể gây sâu răng. Ngoài ra sau các bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám thừa của thức ăn, dùng nước súc miệng hoặc dung dịch chuyên dụng để làm sạch răng.

Các trường hợp khó làm sạch như răng mọc lệch, niềng răng, sâu răng,… cần có biện pháp làm sạch chuyên dụng hơn như: bàn chải điện với tác dụng sóng âm, tăm nước,…

Lấy cao răng thường cần thực hiện trước khi điều trị bệnh về răng

Lấy cao răng thường cần thực hiện trước khi điều trị bệnh về răng

2.2. Lấy cao răng

Cao răng cứng tích tụ quanh chân răng là nguyên nhân chính khiến lợi bị viêm đỏ, dễ chảy máu. Đồng thời lợi cũng bị đẩy xa khỏi răng, lâu dần có thể gây tụt lợi, mất răng, sâu răng,… Vì thế nếu chảy máu chân răng ở răng có hiện tượng này thì lấy cao răng là bước đầu tiên.

Sau khi lấy cao răng, điều trị bằng thuốc giảm viêm, giảm sưng, hỗ trợ phục hồi nướu răng sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng, lâu dài hơn. Ngoài ra cũng cần lưu ý nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để ngừa cao răng gây sưng lợi, chảy máu chân răng.

2.3. Điều trị chảy máu chân răng

Khi đi khám nha sĩ, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh, nguyên nhân và chỉ định thuốc điều trị thích hợp giúp hạn chế và dần loại bỏ chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn cần điều trị các bệnh lý toàn thân nếu có như bệnh về gan hoặc rối loạn đông máu.

Lưu ý khi không tự ý sử dụng thuốc điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ bởi có thể không đạt hiệu quả điều trị mà còn gây tác dụng phụ cho dạ dày và sức khỏe. Chỉ các trường hợp chảy máu chân răng do viêm nhiễm vi khuẩn mới dùng kháng sinh điều trị, hơn nữa cần lựa chọn loại kháng sinh phù hợp tránh gây nhờn thuốc.

Cẩn trọng trước khi dùng thuốc kháng sinh điều trị chảy máu chân răng

Cẩn trọng trước khi dùng thuốc kháng sinh điều trị chảy máu chân răng

2.4. Từ bỏ thói quen xấu

Một vài thói quen xấu sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng nhiều, viêm lợi trở nên nặng hơn như: Dùng tăm xỉa răng, đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải với lông chải cứng, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, ăn nhiều thức ăn cay, nóng hoặc cứng gây tổn thương lợi, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài,…

Nếu bạn đang có những thói quen không tốt này, hãy cải thiện ngay hôm nay, chắc chắn sức khỏe răng miệng của bạn sẽ tốt hơn, phòng ngừa các vấn đề như chảy máu chân răng.

2.5. Bổ sung dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung Vitamin C và Vitamin K cũng được chuyên gia khuyến cáo với người bị chảy máu chân răng hoặc người không mắc bệnh để cải thiện nhanh, phục hồi tổn thương lợi. Cùng với đó, Vitamin K cũng giúp hạn chế chảy máu chân răng.

Hoa quả, trái cây tươi như cam, chanh, ổi, củ cải, chuối,… là nguồn thực phẩm giàu những dinh dưỡng này. Đừng bỏ qua chúng trong bữa ăn hàng ngày.

3. Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?

Phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung thì biện pháp quan trọng nhất là vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách duy trì hàng ngày. Dưới đây là các cách để vệ sinh răng miệng:

  • Đánh răng với thuốc đánh răng và bàn chải mềm phù hợp, thay bàn chải thường xuyên khoảng 3 - 6 tháng/lần tùy loại, khi lông bàn chải bị ép xuống, cụt đi và xòe ra 2 bên.

  • Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dùng hoặc nước muối 3 lần/ngày để răng lợi khỏe mạnh, sạch khuẩn.

  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong các khe hở của răng sau khi ăn. Không nên dùng tăm hoặc các vật cứng khác có thể gây thưa răng, tổn thương lợi.

  • Làm sạch răng bằng trái cây giàu chất xơ như mía, ổi,…

  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng miệng tốt là cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng tốt là cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, áp dụng biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà nhưng không đạt kết quả tốt thì bạn nên sớm đi thăm khám bác sĩ. Việc điều trị cần thực hiện sớm và tích cực mới giúp sức khỏe răng miệng được duy trì.

Từ khóa » Súc Miệng Chảy Máu Chân Răng