Cách điều Trị Vết Côn Trùng đốt ở Trẻ Em Giúp Vết Thương Mau Lành

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị côn trùng đốt

Trong lúc chơi đùa, trẻ thường hiếu động nên dễ trở thành đối tượng bị ong, muỗi,… đốt chích. Những loại côn trùng này có thể chia thành hai nhóm: có độc hoặc không độc. Tùy vào từng loại côn trùng mà ngay sau khi bị đốt cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên phát hiện sớm những dấu hiệu dưới đây để có biện pháp điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em kịp thời:

Trẻ bị đốt do côn trùng có độc:

Ong vò vẽ, kiến ba khoang, rết,… đều là những côn trùng có độc. Chúng sẽ dùng vòi để đưa chất độc vào trong cơ thể. Do đó, sau khi bị đốt trẻ thường đau nhức và quấy khóc dữ dội.

Nếu nội độc tố tiết ra từ côn trùng thông qua vết đốt có thể khiến trẻ có các triệu chứng như: sốt, nổi mề đay toàn thân, sốc phản vệ,… Lúc này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay sau khi đã sơ cứu vết thương. Bởi vì, tính mạng của trẻ có thể gặp nguy hiểm khi để tình trạng này kéo dài.

Trẻ đau nhức và quấy khóc dữ dội sau khi bị côn trùng có độc đốt

Trẻ đau nhức và quấy khóc dữ dội sau khi bị côn trùng có độc đốt

Trẻ bị đốt do côn trùng không có độc:

Phần lớn trẻ bị đốt do những loài côn trùng không có độc như: muỗi, kiến, chuồn chuồn,… Lúc đầu, trẻ sẽ cảm thấy đau nhẹ tại chỗ bị đốt. Ngay sau đó, các nốt mẩn đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên da khiến trẻ ngứa như châm chích.

Đối với những trẻ có cơ địa mẫn cảm thì vùng da bị côn trùng đốt có thể nổi mụn nước và sưng tấy lên. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt kéo dài khi bị bọ, ve đốt. Các triệu chứng khi trẻ bị đốt do côn trùng không độc sẽ giảm dần và tự khỏi sau một thời gian.

Các nốt mẩn đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên da khiến trẻ bị ngứa như châm chích

Các nốt mẩn đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên da khiến trẻ bị ngứa như châm chích

2. Điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em đúng cách

Nếu bố mẹ không sơ cứu và chăm sóc đúng cách thì vết thương có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ và tạo thành các mảng sẹo lớn trên làn da của trẻ. Tùy vào từng loại côn trùng đốt mà bố mẹ nên có cách xử trí cho phù hợp. Dưới đây là cách điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em mà bố mẹ có thể áp dụng:

Lấy nọc độc của côn trùng:

Đối với những loài côn trùng có độc, sau khi đốt chúng sẽ để lại vòi chích và túi nọc trên da của trẻ. Để hạn chế tình trạng nọc độc lan rộng khắp cơ thể, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi vùng có côn trùng. Sau đó đặt trẻ nằm yên một chỗ và gắp lấy vòi chích bằng nhíp đã được khử trùng. Bố mẹ tuyệt đối không nặn ép vết đốt bằng tay. Bởi vì, điều này có thể làm vỡ túi độc khiến chất độc lan nhanh và thấm sâu vào cơ thể trẻ.

Làm sạch vùng da bị đốt:

Bố mẹ nên sử dụng các dung dịch sát trùng hoặc xà phòng và nước ấm để rửa sạch vùng da bị côn trùng đốt. Biện pháp này có tác dụng làm giảm nồng độ chất tiết của côn trùng để lại trên da trẻ.

Đồng thời, bố mẹ có thể thoa lên da các loại gel chứa thành phần dịu nhẹ nhằm giảm bớt cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh đó, việc rửa sạch và cắt ngắn móng tay cho trẻ sẽ hạn chế tình trạng gãi ngứa gây trầy xước, tổn thương vết đốt.

Điều trị một số triệu chứng khác:

Dịch tiết của côn trùng khiến trẻ không thể chịu nổi cảm giác ngứa ngáy. Trẻ sẽ cào gãi cho đến khi vết đốt bị trầy xước và trở nên sưng tấy. Để giảm bớt tình trạng sưng đau, bố mẹ nên sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh đắp lên vết thương. Dựa vào hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống các loại thuốc kháng Histamin, nhằm giảm sưng nhanh chóng.

Cách điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em, bố mẹ nên sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh đắp lên vết thương

Để giảm bớt tình trạng sưng đau, bố mẹ nên sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh đắp lên vết thương

Khi vết đốt bị viêm nhiễm và mưng mủ, bố mẹ không tự ý bôi thuốc. Lúc này hãy đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định sử dụng thuốc. Vết thương cần phải được băng bó bằng một miếng gạc sạch để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không để trẻ chọc vỡ nốt mụn mủ vì điều này có thể làm vết thương lâu lành hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý, chống chỉ định dùng thuốc trị sẹo, làm mờ sẹo ở trẻ em.

3. Phòng ngừa trẻ bị côn trùng đốt

Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt trong lúc chơi đùa, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Khi đưa trẻ ra ngoài chơi, bố mẹ nên cho trẻ mặc áo quần dài tay và sáng màu nhằm tránh thu hút côn trùng đốt.

  • Bố mẹ không nên để trẻ chơi ở những nơi có nhiều côn trùng làm tổ như: bụi rậm, cây mục, chỗ ẩm thấp,…

  • Đổ hết nước đọng trong các chum, vại xung quanh nhà. Vì đây có thể là nơi ở của muỗi, lăng quăng,… Đồng thời, đối với những bình chứa không dùng đến thì sau khi đổ hết nước đọng, bố mẹ cũng nên che đậy kín miệng bình.

  • Bôi thuốc chống muỗi và bỏ màn cho trẻ trước khi ngủ.

  • Nếu nhà có nuôi thú cưng thì bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt ve, bọ chét.

  • Dọn dẹp nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ để muỗi không có điều kiện phát triển và gây bệnh.

Bố mẹ có thể sử dụng thuốc chống côn trùng để phòng ngừa tình trạng trẻ bị muỗi, ong,… chích đốt

Bố mẹ có thể sử dụng thuốc chống côn trùng để phòng ngừa tình trạng trẻ bị muỗi, ong,… chích đốt

Trẻ nhỏ có thể bị côn trùng đốt bất cứ lúc nào. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu nhận biết mà chúng tôi vừa chia sẻ để có thể điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em một cách kịp thời và hiệu quả. Đồng thời, bố mẹ cũng nên có các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ con yêu của mình trước côn trùng gây hại.

Từ khóa » Cách Chữa Muỗi đốt Cho Trẻ Sơ Sinh