Cách định Khoản Và Hạch Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Bị âm
Trong công việc kinh doanh, không phải lúc nào mà doanh nghiệp cũng có thể sinh lời. Đặc biệt là một số các công ty khởi nghiệp, mới thành lập thường chấp nhận chịu lỗ các năm đầu tiên để phát triển mạng lưới bán hàng hay quảng bá sản phẩm. Xử lý tình huống thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm chuyển lỗ giữa các năm là công việc kế toán bắt buộc phải làm mỗi quý hay cuối mỗi năm tài chính.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các bạn kế toán vẫn khá lúng túng không biết xử lý thế nào khi năm trước hoạt động lỗ thì năm nay sẽ tiến hành chuyển lỗ như thế nào? Trong bài viết này, ACMan sẽ giúp các bạn kế toán trả lời câu hỏi trên
1/ Các khoản lỗ là gì? Cách xác định thu nhập doanh nghiệp bị âm hay không
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. Vì vậy, muốn biết doanh nghiệp trong kỳ lãi hay lỗ thì phải dựa vào Thu Nhập Tính Thuế. Từ đó xác định cách xử lý với thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm.
a/ Cách xác định thu nhập tính thuế
Theo điều 4 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như sau:
Thu nhập tính thuế = (Thu nhập chịu thuế) – (Thu nhập được miễn thuế) + (Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Trong đó:
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu) – (Chi phí được trừ) + (Các khoản thu nhập khác)
– Từ công thức tính thuế trên chúng ta có được công thức xác định lỗ – lãi trong kỳ như sau:
Xác định lỗ lãi (A) = (Doanh thu) – (Chi phí được trừ) + (Các khoản thu nhập khác) – (Thu nhập được miễn thuế)
Với A là ký hiệu của khoản tiền xác định lãi – lỗ. Nếu:
– Nếu A > 0 thì doanh nghiệp lãi
– Nếu A < 0 thì doanh nghiệp lỗ
Đây là cách xác định thu nhập và xác định xem thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm không ?
b/ Các lưu ý cần biết khi xác định lỗ – lãi trong doanh nghiệp
– Các bạn chỉ được chuyển lỗ khi xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là LÃI. Bởi vì, mục đích của chuyển lỗ để nộp ít thuế đi hoặc không phải nộp, còn khi đã lỗ hay thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm thì chắc chắn chúng ta không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lỗ đó chúng ta sẽ theo dõi để chuyển vào các kỳ sau khi có lãi.
– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.
=>> Xem thêm:
Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định
2/ Kế toán thực hiện kết chuyển lỗ thuế TNDN giữa các năm theo nguyên tắc nào?
Khoản 2, Điều 9 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:
“2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ, thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm”.
– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ và thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ, thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
– Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Như vậy, các nguyên tắc chuyển lỗ khi thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm sẽ thực hiện như sau
– Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.
– Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục, nhưng không được lớn hơn số lãi.
– Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
3/ Định khoản kết chuyển lãi lỗ đầu năm
– Nếu TK 421.2 – năm trước có số dư bên Nợ: Năm trước doanh nghiệp Lỗ
- Nợ TK 421.1: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
- Có TK 421.2: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
– Nếu TK 421.2 – năm trước có số dư bên Có: Năm trước doanh nghiệp Lãi
- Nợ TK 421.2: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
- Có TK 421.1: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Ví dụ 1: Công ty A năm 2018 lỗ 500 triệu, năm 2019 lãi 450 triệu đồng thì:
– Được chuyển tối đa 450 triệu đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2019.
– Số lỗ còn lại 50 triệu, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2018 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm.
Cách hạch toán đầu năm:
- Nợ 4211: 500 triệu
- Có 4212: 500 triệu
Cuối năm:
- Nợ 911: 450 triệu
- Có 4212: 450 triệu
Ví dụ 2: Năm 2018 Công ty B có phát sinh lỗ là 500 triệu đồng, năm 2019 Công ty B có phát sinh thu nhập là 700 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2018 là 500 triệu đồng, Công ty B phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2019.
Cách hạch toán đầu năm:
- Nợ 4211: 500 triệu
- Có 4212: 500 triệu
Cuối năm chuyển toàn bộ lỗ
- Nợ 911: 500 triệu
- Có 4212: 500 triệu
Ví dụ 3: Năm 2017 Công ty C có phát sinh lỗ là 150 triệu đồng
Năm 2018 Công ty C có phát sinh lỗ thêm là 100 triệu đồng
Như vậy, tổng cộng lỗ đến năm 2018 là 250 triệu đồng
Năm 2019 Công ty C lãi 300 triệu đồng. Như vậy, toàn bộ số lỗ lũy kế từ năm 2017, 2018 sẽ chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2019.
=>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán, cổ phần
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khái niệm cũng như cách định khoản, hạch toán khoản thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp bị âm. Để việc quản lý số liệu kế toán đơn giản và hiệu quả, quý khách hàng có thể sử dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi cho doanh nghiệp của quý khách.
Nếu quý khách muốn biết chi tiết về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn xin vui lòng liên hệ:
Group Hỗ trợ: https://www.facebook.com/groups/Acman.vn/
Fanpage: Công ty Cổ phần ACMan
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn
Từ khóa » Bù Lỗ Lợi Nhuận
-
Hướng Dẫn Cách Tính Lãi - Lỗ Và Chuyển Lỗ Của Doanh Nghiệp 2020
-
QUY ĐỊNH CHUYỂN LỖ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN - Uy Danh
-
Doanh Nghiệp được Báo Lỗ Trong Bao Nhiêu Năm? - Kế Toán Thiên Ưng
-
Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về Lợi Nhuận Sau Thuế Thu Nhập ...
-
Cách Xác định Lãi/lỗ Và Kết Chuyển Lỗ Khi Tính Thuế TNDN
-
Có được Bù Lỗ Từ Hoạt động Kinh Doanh Cho Hoạt động Chuyển ...
-
Cách Hạch Toán Lợi Nhuận Sau Thuế Chưa Phân Phối Tài Khoản 421 ...
-
Quy định Về Chuyển Lỗ Thuế TNDN Trên Phụ Lục 03-2a
-
Kết Chuyển Lãi Lỗ Là Gì? Lưu ý Không Thể BỎ QUA Về Chuyển Lỗ
-
Cách Hạch Toán Kết Chuyển Lãi Lỗ đầu Năm
-
Cách Xác định Lãi Lỗ Và Cách Chuyển Lỗ Thuế TNDN Giữa Các Quý/năm
-
Công Văn 51364/CT-TTHT 2019 Bù Trừ Lỗ Giữa Các Hoạt động Sản ...
-
Cách Kết Chuyển Lỗ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ở Việt Nam
-
Cách Hạch Toán Lãi Lỗ, Lập Bút Toán Kết Chuyển Lãi Lỗ đầu Năm