Cách Đo Điện Áp, Dòng Điện, Công Suất (1 Chiều Và Xoay Chiều)
Có thể bạn quan tâm
Cách Đo Điện Áp, Dòng Điện, Công Suất
1/ Cách Đo Điện Áp, Dòng Điện, Công Suất dòng điện 1 chiều
1.1/ Đo điện áp 1 chiều
Để đo điện áp một chiều ta có thể dùng vôn-mét một chiều hoặc xoay chiều. Song muốn chính xác và có độ nhậy cao, ta nên dùng vôn-mét kiểu từ điện.
Để mở rộng thang đo vôn-mét ta thêm điện trở phụ rp nối tiếp với cơ cấu đo.
Gọi là hệ số mở rộng thang đo; trong đó u là điện áp cần đo, Uv là điện áp đặt vào cơ cấu đo. Theo hình 9.15 thì:
1.2/ Đo dòng điện 1 chiều
Muốn đo dòng đỉện một chiều ta có thể dùng cả ampe-mét xoay chiều và một chiều. Muốn độ chính xác cao và độ nhậy lớn thì nên dùng ampe-mét có cơ cấu kiểu từ điện. Dòng điện cho phép qua cuộn dây phần động của loại này khoảng từ 25 = -100mA. Vì vậy, khi dòng điện cần đo nằm trong giới hạn đó ta có thể cho chạy qua trực tiếp cơ cấu đo.
Để đo các dòng điện lớn người ta phải mở rộng thang đo bằng cách ghép song song điện trở sưn rs với các cơ cấu đo. Điện trở sưn thường làm bằng hợp kim có hệ số nhiệt điện trở bé để trị số điện trở của nó không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Gọi I, IaIs tương ứng là dòng điện ở mạch chính cần đo, dòng điện qua cơ cấu đo, và dòng điện qua điện trở:
là hệ số mở rộng thang đo. Xét mốì quan hệ giữa rs và k.
Vậy, ứng với các trị số rs khác nhau, ta được các ampe-mét có thang đo mở rộng khác nhau.
2/ Cách Đo Điện Áp, Dòng Điện, Công Suất điện xoay chiều
2.1/ Đo điện áp
Để đo điện áp xoay chiều ta có thể dùng vôn-mét kiểu điện từ, điện động hay từ điện có chỉnh lưu. Loại điện từ tuy có độ chính xác thấp nhưng được dùng phổ biến trong công nghiệp vì, chế tạo dễ, giá thành rẻ.
Để mở rộng thang đo của vôn-mét điện từ dưới 600V ta có thể dùng điện trở phụ. Muốn đo điện áp cao hơn nữa ta dùng máy biến điện áp đo lường nó làm nhiệm vụ biến điện áp cao cần đo xuống điện áp thấp đưa vào vôn-mét (hình 9.16).
2.2/ Đo dòng điện xoay chiều
Để đo dòng điện xoay chiều ta dùng các loại ampe-mét xoay chiều có cơ cấu đo kiểu điện từ, điện động hay kiểu từ điện có chỉnh lưu. Trong các loại trên thì ampe-mét cơ cấu đo kiểu điện từ có cấp chính xác thấp nhất, nhưng lại được dùng nhiều nhất vì dễ chế tạo và rẻ.
Để mở rộng thang đo ampe-mét xoay chiều kiểu điện từ và điện động, người ta chia cuộn dây phần tĩnh của cơ cấu đo thành hai hay nhiều đoạn hoàn toàn giống nhau. Nếu cuộn dây được chia làm hai đoạn thì khi nối nối tiếp hai đoạn ấy (hình 9.12a), dòng điện đo bằng dòng điện qua cơ cấu đo; còn khi nốì song song (hình 9.12b) thì dòng điện đo gấp hai lần dòng điện qua cơ cấu đo. Trong cả hai trường hợp, lực từ hóa của cuộn dây giữ không đổi. Ở hình 9.12a thì lực từ hóa cuộn dây
là: Như vậy khi đấu song song hai nửa cuộn
dây, thang đo được mỏ rộng hai lần. Nếu cuộn dây phần tĩnh chia làm bốn đoạn đấu song song với nhau thì thang đo được mở rộng bôn lần.
Để phạm vi mở rộng lớn hơn, người ta dùng máy biến dòng điện. Cuộn dây sơ cấp của máy biến dòng mắc nôì tiếp với dòng điện cần đo I (hình 9.13).
Cuộn dây thứ cấp mắc nối tiếp với ampe-mét có dòng điện I2 bé chạy qua. Chọn máy biến dòng điện có hệ sô” biến dòng
thích hợp, ta có thể giảm dòng điện I2 đến mức phù hợp với thang đo của ampe-mét.
Cách Đo Điện Áp, Dòng Điện, Công Suất
2.3/ Đo công suất mạch 1 pha
Muốn đo công suất phụ tải một pha, ta dùng oát-mét một pha. Cuộn dây điện áp oát-mét mắc song song với phụ tải, còn cuộn dây dòng điện mắc nối tiếp với phụ tải.
Muốn đo công suất phụ tải một chiều ta cũng có thể dùng oát-mét một pha, hoặc dùng vôn-mét và ampe-mét đo đồng thời điện áp và dòng điện qua phụ tải, sau đó tính công suất: p = UI.
Qua bài viết này, PLCTECH hy vọng các bạn đã biết cách đo điện áp, dòng điện, công suất và ứng dụng vào công việc của mình.
>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/
>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/
>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:
· Đào tạo PLC Mitsubishi · Đào tạo PLC Siemens · Đào tạo PLC Omron · Đào tạo PLC LS · Đào tạo PLC Delta | · Đào tạo thiết kế màn hình HMI · Đào tạo cài đặt biến tần · Lập trình điều khiển động cơ Servo · Truyền thông công nghiệp · Đào tạo thiết kế tủ điện |
Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH
Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy
HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức
SĐT/Zalo: 0987 635 127
Website: https://plctech.com.vn/
Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/
Từ khóa » đo điện áp Xoay Chiều Là Gì
-
Cách đo điện áp Một Chiều Và Xoay Chiều Trên đồng Hồ Vạn Năng
-
Cách đo điện áp Xoay Chiều - Mobitool
-
điện áp Xoay Chiều Là Gì - Mobitool
-
Điện Xoay Chiều – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách đo Dòng điện Và điện áp Xoay Chiều - Thả Rông
-
Em Hãy Cho Biết Cách đo Dòng điện Xoay Chiều Và điện áp Xoay Chiều
-
Cách đo điện áp Xoay Chiều Bằng đồng Hồ Vạn Năng - TKTech
-
Hướng Dẫn đo Dòng điện Và điện áp Với đồng Hồ Vạn Năng Kim
-
Hướng Dẫn Cách đo điện áp
-
[ Hướng Dẫn ] Cách Đo Dòng Điện Xoay Chiều AC | Chính Xác Nhất
-
Đồng Hồ Đo Điện Dùng Thế Nào? - Ổn Áp STANDA
-
Dòng điện Xoay Chiều Là Gì ? Khái Niệm, Ký Hiệu, Tác Dụng, Cách Tạo Ra
-
Hướng Dẫn 4 Phép đo Cơ Bản Khi Sử Dụng đồng Hồ Vạn Năng
-
Quy Trình Thử Nghiệm đo điện Trở Cách điện Thiết Bị điện Xoay Chiều