Cách đo Dòng điện 1 Chiều Bằng đồng Hồ Vạn Năng Kim, Số Chính Xác

Có nhiều thiết bị hỗ trợ chức năng đo dòng điện 1 chiều như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, … Trong đó, sử dụng đồng hồ vạn năng được nhiều người ứng dụng bởi kết quả đo nhanh, tính chính xác cao. Dưới đây là cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng mà người dùng có thể tham khảo.

Xem nhanh ẩn
  1. 1. Đặc điểm của dòng điện một chiều
  2. 2. Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng
  3. 3. Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng lưu ý gì?

Đặc điểm của dòng điện một chiều

Dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn, chuyển động các hạt electron mang điện theo một hướng nhất định từ dương sang âm. Chính vì vậy, điện áp của dòng điện này luôn ở cực dương.

Khi so với dòng điện xoay chiều thì điện áp dòng điện của dòng xoay chiều sẽ thay đổi liên tục từ cực dương sang 0 tới cực âm và ngược lại. Tính ứng dụng của dòng điện một chiều thường không nhiều như dòng xoay chiều.

đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Dòng điện một chiều có điện áp không đổi

Cụ thể, dòng điện một chiều hiện được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực điện tử, nguồn điện một chiều được ứng dụng trong sạc laptop, sạc điện thoại, xe đạp điện, trạm biến áp, nhà máy điện… Trong khi đó, dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong điện dân dụng, công nghiệp…

đồng hồ vạn năng đo dòng điện 1 chiều

Pin là nguồn điện 1 chiều được ứng dụng nhiều hiện nay

Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Dùng đồng hồ vạn năng kim đo dòng 1 chiều

Nhiều đồng hồ vạn năng kim tích hợp tính năng đo dòng điện 1 chiều, có thể kể đến như: Sanwa YX-360TRF, Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1110, Hioki 3008, Hioki 3030-10… Chính vì vậy, người dùng cần chú ý để lựa chọn đồng hồ vạn năng kim tích hợp tính năng đo dòng điện nhanh.

đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 que đo đồng hồ vạn năng, tiến hành cắm que đo màu đen vào đầu COM và que đo màu đỏ vào đầu dương (+).
  • Bước 2: Điều chỉnh thang đo đồng hồ vạn năng về dòng điện DC để đo dòng điện một chiều.  Nếu đo dòng mA thì chuyển nút đến giá trị mA, tương tự với dòng A, ở thang DC.A – 250mA.
  • Bước 3: Trước khi đo, ngắt nguồn điện của mạch điện cần đo
  • Bước 4: Nối que màu đỏ của đồng hồ vạn năng với cực dương của nguồn điện. Tiếp tục nối que màu đen về phía cực âm, sao cho đảm bảo đúng chiều dòng điện 1 chiều
  • Bước 5: Mở nguồn điện của mạch điện cần đo để tiến hành đo.
  • Bước 6: Kết quả đo dòng điện 1 chiều được thể hiện ở đồng hồ vạn năng. Nếu kết quả nhỏ hơn 25mA thì bạn cần chuyển nút thang đo sang vị trí DC.A-25mA và đo lại. Khi đó kết quả đo sẽ chuẩn xác.

Một số sản phẩm đồng hồ vạn năng kim nổi bật mà bạn có thể tham khảo như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S, Hioki 3030-10 ,  ,..

Hướng dẫn đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ vạn năng số

Đối với đồng hồ vạn năng số, người thực hiện có thể lựa chọn nhiều thiết bị đo có khả năng đo dòng điện để thực hiện đo dòng 1 chiều.

đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng số

  • Bước 1: Chuyển núm của đồng hồ vạn năng đến vị trí đo dòng điện ở mức A~ tức là giá trị lớn nhất nếu bạn chưa biết dòng điện cần đo giá trị khoảng bao nhiêu.
  • Bước 2: Nhấn nút SELECT và chọn DC để đo dòng một chiều.
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen của đồng hồ vạn năng vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng đo ở mức A.
  • Bước 4: Tiến hành đo và đọc kết quả trên màn hình.
  • Bước 5: Nếu giá trị của phép đo nhỏ ở mức mA, chuyển thang đo về mA và cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để có kết quả chính xác hơn
  • Bước 6: Khi để chuyển về chế độ mA mà giá trị phép đp vẫn nhỏ hơn chuyển tiếp thang đo đồng hồ vạn năng về μA khi đó kết quả sẽ chính xác nhất.

Một số sản phẩm đồng hồ vạn năng số phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo như: đồng hồ vạn năng kyoritsu 1009 , Kyoritsu 1021R , Hioki DT4256 …

Đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng lưu ý gì?

  • Đồng hồ vạn năng đo dòng 1 chiều cần đảm bảo đáp ứng về dải đo.
  • Đảm bảo an toàn trước khi đo, không kết nối chập chờn có thể gây xung điện ảnh hưởng đến thiết bị đo và mạch điện.
  • Chọn thang đo dòng điện, người thực hiện chỉ nên thực hiện chức năng đo dòng điện. Người dùng không nên lựa chọn sai thông số đo có thể khiến nổ cầu chì hoặc hỏng đồng hồ vạn năng.

Nhìn chung, cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, người thực hiện cần đảm bảo hiểu rõ về thiết bị cũng như các lưu ý khi sử dụng. Chúc bạn thực hiện thành công.

XEM THÊM: Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng chính xác, an toàn

Từ khóa » Dụng Cụ đo Dòng điện 1 Chiều