Cách đo đường Kính Thép Bằng Thước Kẹp

Xem nhanh

  1. Có những loại thép nào?
  2. Cách đo đường kính thép vằn
  3. Cách đo đường kính thép tròn
  4. Một số chú ý khi đo đường kính thép bằng thước kẹp

Kiểm tra đường kính thép xây dựng là một khâu quan trọng giúp người dùng có thể đánh giá chất lượng thép, từ đó có thể chủ động trong tính toán, thi công xây dựng. Dụng cụ được dùng trong công việc này đó chính là thước kẹp cơ khí giá rẻ. Dưới đây là cách đo đường kính thép vằn bằng thước kẹp chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm!

Có những loại thép nào?

Trên thị tường hiện nay có nhiều loại thép được dùng trong nhiều công việc sản xuất và xây dựng như thép xây dựng, thép tấm, thép ống, thép hộp, thép hình,... Mỗi loại thép có nhiều đặc điểm khác nhau để phù hợp cho từng ứng dụng trong công việc. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, kiểm tra mà bạn cần nắm được đặc điểm từng loại như sau:

Thép xây dựng

Đây là dòng thép được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng với hai loại chính là thép thanh tròn và thép cuộn. Mỗi loại thép sẽ có những đặc điểm khác nhau để dùng cho các ứng dụng trong thi công xây dựng.

Thép thanh tròn sẽ bao gồm hai loại chính là thép thanh trơn và thép vằn. Thép trơn có đặc điểm độ dẻo tốt để uốn dễ dàng, độ dãn cao. Đường kính thép thanh trơn từ 14 - 25mm, dài 12m.

Trong khi đó, thép vằn (hay còn gọi thép gân) sẽ có đặt điểm thanh tròn, đặc ruột và có bề mặt đường vằn, đường kính từ 10 - 32mm. Thép vằn được dùng trông làm bê tông cốt thép tạo độ chắc chắn.

Các loại thép phổ biến dùng trong xây dựng và sản xuất

Các loại thép phổ biến dùng trong xây dựng và sản xuất

Dòng thép cuộn có cấu tạo dạng dây, có khả năng cuộn tròn, cấu trúc bề mặt trơn, nhẵn. Thép cuộn có đường kính khoảng Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Thép cũng được dùng trong thi công như cố định các thanh thép ngang dọc, làm khung trần bê tông...

Các loại thép khác

  • Thép tấm: có dạng phẳng hoặc cuộn, bề mặt trơn hoặc có gân, dùng nhiều trong sản xuất ô tô, làm thùng xe hay làm nhà xưởng, đồ nội thất...
  • Thép ống: có kiểu dáng hình trụ và rỗng ở bên trong, bề mặt trơn nhẵn với nhiều dạng như tròn, vuông, chữ nhật, đường kính từ12,7mm, đến 219,1mm, độ dày từ 0.7 - 6.35mm.
  • Thép hộp: hình vuông hoặc chữ nhật và rỗng ruột ở bên trong, độ dày tối đa 5.1mm, dài 6m, dùng tại các công trình xây dựng, nhà máy hay làm đồ dân dụng...

Các loại thép đều được sản xuất với yêu cầu đảm bảo đường kính đạt tiêu chuẩn để có chất lượng tốt đảm bảo độ bền cho sản phẩm hay công trình. Do vậy, việc kiểm tra đường kính thép tròn, thép gân hay thép ống là điều cần thiết khi sử dụng.

Trong quá trình kiểm tra, bạn cần biết được cách đo đường kính thép gân do các đường vân có thể làm sai lệch kết quả. Trong khi đó, cách đo phi sắt ống tròn lại rất đơn giản. Máy đo chuyên dụng sẽ hướng dẫn bạn cả hai cách đo đường kính thép dạng vằn và tròn ngay dưới đây.

Cách đo đường kính thép vằn

Khi bạn tìm hiểu về cách đo đường kính thép gân sẽ có hai cách chính là dùng thước kẹp hoặc sử dụng công thức tính đường kính danh nghĩa. Máy đo chuyên dụng sẽ hướng dẫn bạn theo hai cách.

Cách đo đường kính thép gân bằng thước kẹp

Như đã đề cập ở trên, thép vằn có bề mặt gân gồ ghê không đều nhau nên khi đo cường kính của thép sẽ không giống nhau tại các vị trí gân hay mặt phẳng. Do vậy, trong cách đo đường kính thép vằn đúng nhất sẽ tiến hành đo tại mặt phẳng giữa các gân thép.

Tiếp đó, bạn cũng cần lưu ý sử dụng thước kẹp chất lượng, chính hãng để đảm bảo đo được chính xác nhất. Bạn có thể lựa chọn các dòng thước kẹp Mitutoyo hoặc thước kẹp Insize đều là những thương hiệu uy tín cung cấp các thiết bị đo chính xác, sai số thấp.

Đo đường kính ngoài của thép bằng thước kẹp

Đo đường kính ngoài của thép bằng thước kẹp

Các bước đo đường kính thép gân như sau:

  • Bước 1: bạn kiểm tra độ chính xác của thước, kẹp mỏ đưa vạch chia trên du xích trùng với vạch 0 trên thước chính. Bạn thực hiện như sau:
  • Bước 2: Mở mỏ kẹp đo ngoài của thước cặp, kích thước rộng hơn so với đường kính của mẫu thép. Đặt thước vuông góc với mẫu, dùng vít khóa du xích.
  • Bước 3: Đưa thước ra khỏi mẫu, tính toán và đọc kết quả đo.

Cách đo phi sắt theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651 - 1985

Tiếp theo trong cách đo đường kính thép vằn dựa vào TCVN 1651 - 1985, bạn có thể xác định đường kính của thép vằn thông qua các đại lượng như F, Q. Dưới đây là giải thích chi tiết:

  • Đường kính D: đường kính danh nghĩa của thép vằn tương đương với thép tròn tron có bề cặt cắt ngang bằng nhau.
  • F: Diện tích mặt cắt ngang của thép vằn, đơn vị cm2. F = Q / 7.85 x L
  • Q: là khối lượng thép văn, đơn vị g.
  • L: chiều dài của thép, đơn vị cm.
  • 7,85: là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3

Sau khi xác định được các đại lượng trên, bạn áp dựng cách đo đường kính thép gân theo hai cách dưới đây:

  • Cách 1: Bạn đối chiếu đường kính danh nghĩa D với bảng TCVN 1651-1985 khi đã xác định được F và Q.
  • Cách 2: Bạn tính đường kính thép vằn theo công thức: D= √4F/3,14.

Như vậy, bạn có thể tham khảo cả 3 cách đo đường kính thép vằn bằng thước kẹp hay dựa vào các TCVN 1651 - 1985 để xác định được đường kính của thép. Trong đó, cách đo đường kính bằng thước kẹp có ưu điểm nhanh, dễ thực hiện phù hợp để dùng trong cả sản xuất thép, kiểm tra chất lượng hay thi công xây dựng.

Cách đo đường kính thép tròn

Đối với bạn muốn kiểm tra đường kính của thép tròn sẽ rất đơn giản. Bạn cũng có thể thực hiện theo các đo bằng thước kẹp hoặc áp dụng công thức TCVN 1561 - 1985. Ở đậy, Maydochuyendung.com sẽ hướng dẫn bạn theo cách đo đường kính thép tròn bằng thước kẹp.

Cách đo phi ống sắt tròn với đường kính ngoài sẽ thực hiện tương tự như đo đường kính thép vằn với thước kẹp. Bạn chỉ cần mở vít giữ, mở hàm kẹp ngoài và đưa đến bề mặt ống thép. Bạn điều chính hàm kẹp chặt bề mặt bên ngoài ống, khóa vít và đọc kết quả.

Đối với cách đo đường kính thép tròn với bề mặt bên trong. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau.

  • Bước 1: Mở mỏ đo trong, đưa vào vị bên trong của mẫu vật cần xác định đường kính trong. Đặt thước vuông góc với tâm của mẫu vật, mở mỏ khít với kích thước đường kính trong của mẫu.
  • Bước 2: Tiến hành khóa vít, đưa mẫu vật ra khỏi thước, tiến hành đọc và tính toán kết quả.

3 chức năng đo của thước kẹp

3 chức năng đo của thước kẹp

Bạn cần lưu ý nên chọn những thiết bị đo có độ chính xác cao để đảm bảo đo đúng, sai số thấp nhất. bạn có thể chọn các sản phẩm Mitutoyo 530-114, Mitutoyo 500-197-30, Mitutoyo 530-119 là những loại được các kỹ sư cơ khí tin dùng hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nguyên lý hoạt động của thước kẹp
  • Lỗi cần tránh khi sử dụng thước kẹp Mitutoyo

Một số chú ý khi đo đường kính thép bằng thước kẹp

Bên cạnh những cách đo đường kính thép gân, bạn cũng cần nắm được những lưu ý trong khi kiểm tra để đảm bảo đo nhanh và chính xác. Điều này sẽ giúp bạn có được số liệu chính xác phục vụ tốt cho công việc kiểm tra chất lượng hay thi công xây dựng.

  • Luôn nắm rõ các yêu cầu về TCVN về thép, bê tông cốt thép khi đo đường kính dùng trong xây dựng.
  • Cần kiểm tra độ chính xác của thước trước khi đo để đảm bảo kết quả có độ tin cậy cao.
  • Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tham khảo và sử dụng thước kẹp điện tử giá rẻ hoặc thước cặp đồng hồ bởi việc đọc chỉ số đo sẽ dễ dàng, nhanh chóng.
  • Để đảm bảo độ chính xác cho phép đo, nên tiến hành đo từ 2 – 3 lần và lấy kết quả phù hợp nhất.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn chi tiết cách đo đường kính thép vằn, thép trong trơn thước kẹp để bạn có thể chủ động kiểm tra kích thước của thép trong xây dựng một cách chủ động nhất. Để được tư vấn về các dạng thước kẹp, thước kỹ thuật, vui lòng liên hệ ngay với maydochuyendung.com ngay hôm nay.

Từ khóa » đường Kính Thép Gân