Cách đo Nhịp Tim Bằng Smartphone Android - VietNamNet

Thông thường mỗi khi muốn đo nhịp tim, chúng ta đều nghĩ đến smartwatch (đồng hồ thông minh) hoặc smart wearable (vòng đeo tay thông minh). Mặc dù đây là những thiết bị hữu ích, nhưng không phải ai cũng sở hữu chúng hoặc muốn đeo chúng cả ngày chỉ để theo dõi nhịp tim. May thay, khi bạn kết hợp Google Fit và một trong những ứng dụng đo nhịp tim bên thứ ba phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể đo nhịp tim bằng chính chiếc smartphone Android của mình, không cần sử dụng smartwatch hoặc smart wearable.

{keywords}
 

Trên Play Store (CH Play) hiện có rất nhiều ứng dụng đo nhịp tim, nhưng đa số chúng đều chứa đầy quảng cáo khó chịu hoặc chưa hỗ trợ Google Fit.

Trường hợp bạn vẫn chưa biết, Fit là ứng dụng theo dõi sức khỏe và hoạt động luyện tập thể dục thể thao của Google. Nó theo dõi tất cả các dữ liệu sức khỏe và hoạt động tập luyện của người dùng, ghi nhận và lưu trữ dữ liệu an toàn trên dịch vụ đám mây.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp Heart Rate MonitorGoogle Fit để đo và theo dõi dữ liệu nhịp tim trên smartphone Android.

Bước 1: Tải về và cài đặt ứng dụng Heart Rate Monitor

Trước khi đo và theo dõi nhịp tim, bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng Heart Rate Monitor cho điện thoại Android từ CH Play. Ứng dụng này sẽ bổ sung khả năng đo nhịp tim vào smartphone Android. Sau khi đo, nó sẽ đồng bộ dữ liệu lên tài khoản Google Fit và lưu trữ an toàn trên dịch vụ đám mây của Google. Nhờ vậy, bạn không còn phải lo lắng về việc mất dữ liệu như trước đây.

{keywords}
 

Bước 2: Tải về và cài đặt ứng dụng Google Fit

Kế đến, bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng Google Fit cho smartphone Android. Trường hợp bạn đã cài đặt đặt ứng dụng này trước đó, hãy cập nhật nó lên phiên bản mới nhất.

{keywords}
 

Bước 3: Cấu hình ứng dụng Heart Rate Monitor

Từ màn hình chính của Heart Rate Monitor, bạn bấm lên nút trình đơn ở phía trên góc trái, và chọn Settings. Ở màn hình hiện ra, bạn thêm các thông tin cơ bản về bản thân như năm sinh, cân nặng tại phần Basic information, chọn âm báo tại phần Sound, thời gian đo nhịp tim tại phần Measurement time (Sec). Cuối cùng, bạn đánh dấu chọn vào mục Send heart rate to Google Fit trong phần Google Fit. Đây là tùy chọn quan trọng nhất, nó giúp ứng dụng Heart Rate Monitor gửi dữ liệu ghi nhận được sang tài khoản Google Fit.

{keywords}
 

Bước 4: Đo nhịp tim bằng ứng dụng Heart Rate Monitor

Để đo nhịp tim, bạn cần quay về màn hình chính của ứng dụng Heart Rate Monitor, sau đó bạn đặt ngón tay trỏ của mình lên camera sau của smartphone Android và đợi trong khoảng 15 giây. 15 giây là khoảng thời gian lý tưởng để ứng dụng đo nhịp tim một cách ổn định. Trong quá trình đo, bạn sẽ thấy vòng tròn ở chính giữa màn hình được lấp đầy bằng màu hồng theo chiều kim đồng hồ, đồng thời phần biểu đồ màu hồng ở dưới cùng của màn hình cũng bắt đầu dao động.

Lưu ý: Nếu bạn sở hữu thiết bị có nhiều camera, bạn cần xác định đâu là camera chính của điện thoại. Cách nhanh nhất là bạn hãy thử đặt ngón tay trỏ lên từng camera một, nếu thấy phần mà hồng ở dưới cùng màn hình bắt đầu dao động thì đó chính là camera cảm biến chính.

{keywords}
 

Bước 5: Xem dữ liệu nhịp tim bằng Google Fit

Sau khi ghi nhận dữ liệu đo nhịp tim, Heart Rate Monitor sẽ đồng bộ chúng sang tài khoản Google Fit. Do vậy để xem dữ liệu nhịp tim, bạn hãy mở ứng dụng Fit và tìm đến phần Heart Rate. Tại đây, bạn sẽ thấy thống kê dữ liệu nhịp tim và tất cả các thông tin liên quan. Bạn có thể sắp xếp dữ liệu theo trình tự thời gian nếu muốn.

{keywords}
 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy vào độ tuổi, thể trạng, giới tính,... Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (bmp - beat per minute). Thông thường, người có thể trạng càng khỏe, nhịp tim càng thấp. Đó là lý do tại sao những vận động viên chuyên nghiệp, khi ở chế độ nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng theo từng độ tuổi theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia Vương quốc Anh:

{keywords}
 

Lưu ý quan trọng: Chỉ số nhịp tim đo được từ smartphone Android chỉ nên dùng cho mục đích tham khảo. Trường hợp bạn nhận thấy bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn kỹ hơn.

Giờ đây, bạn đã có một cách đo nhịp tim cực kỳ tiện lợi, không cần trang bị thêm bất kỳ phụ kiện gì khác. Thử nghiệm cho thấy, kết quả đo nhịp tim bằng ứng dụng Heart Rate Monitor tương đối chính xác, không hề thua kém các thiết bị có cảm biến theo dõi nhịp tim thực thụ như smartwatch và smart wearable.

Ca Tiếu (theo Gadget Hacks)

Cách đo nhịp tim bằng Apple Watch

Cách đo nhịp tim bằng Apple Watch

Trên Apple Watch, bạn có thể đo chỉ số biến thiên nhịp tim (HRV), và đây là một trong những tính năng quan trọng nhất của hệ điều hành watchOS.

Từ khóa » Sử Dụng đo Nhịp Tim