Cách đo Nhịp Tim Chính Xác Và đơn Giản Nhất

Cách đo nhịp tim chuẩn

Để đo nhịp tim, bạn chỉ cần kiểm tra mạch đập bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ, lệch về phía khí quản của mình. Bạn cũng có thể áp dụng cách đo mạch bằng tay để đếm nhịp tim.

Sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa

Khi đo nhịp tim bằng tay, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, không sử dụng ngón tay cái, vì ngón cái có mạch đập, sẽ là ảnh hưởng tới kết quả.

-  Vị trí đo nhịp tim ở cổ tay: Để tay trái gần cơ thể, ngửa lòng bàn tay lên và nắm nhẹ. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái (ngay dưới nếp gấp cổ tay). Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập dưới da của bạn. Nếu cần thiết, di chuyển ngón tay xung quanh một chút cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. 

-  Đo nhịp tim bằng động mạch cảnh: Để ngón trỏ và ngón giữa áp vào bên cổ ngay dưới xương hàm, chỗ giữa khí quản và các cơ bắp lớn ở cổ. Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. Cách này đôi khi dễ hơn đo nhịp tim ở cổ tay.

Bạn có thể đo nhịp tim của mình ở góc hàm hoặc cổ tay

Bạn có thể đo nhịp tim của mình ở góc hàm hoặc cổ tay

Bấm giờ và ghi lại nhịp tim

Sử dụng một chiếc đồng hồ để tính khoảng thời gian 1 phút và hãy đếm số lần bạn cảm thấy nhịp rung lên trong một phút (60 giây) đó. Đây là phương pháp chính xác nhất.

Bạn cũng có thể đếm các nhịp đập trong 15 giây và nhân lên 4 lần hoặc đếm nhịp đập trong 30 giây và nhân 2 lần sẽ ra nhịp tim trong 1 phút. Tuy nhiên, bạn nên đo trong 1 phút để có kết quả chính xác hơn.

Theo dõi nhịp tim liên tục trong vòng 60 giây cho kết quả chính xác nhất

Theo dõi nhịp tim liên tục trong vòng 60 giây cho kết quả chính xác nhất

 Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? 

Nhịp tim trung bình khi nghỉ đối với người lớn trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường đối với trẻ em dưới 18 tuổi là 70 -120 nhịp/phút. Những người cao tuổi sẽ có nhịp tim thấp hơn đôi chút, khoảng 55-90 nhịp/phút do tế bào cơ tim dần bị thoái hóa, lão hóa. Bất kỳ hoạt động thể chất, chất kích thích hoặc stress sẽ làm tăng nhịp tim.

Nhịp tim trung bình ở trẻ em và người trưởng thành, người già sẽ khác nhau

Nhịp tim trung bình ở trẻ em và người trưởng thành, người già sẽ khác nhau

Kiểm tra nhịp đập mạnh hay yếu

Sức mạnh nhịp đập khó được tính toán một cách chính xác, nhưng các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá được đó là " nhịp yếu", "nhịp không rõ ràng" hay "nhịp bình thường", “nhịp tăng vọt”. Từ đó, họ có thể đánh giá sức khỏe tim mạch của bạn và phát hiện các rối loạn nhịp tim.

Có 4 mức độ đánh giá sức mạnh của một nhịp tim

Kiểm tra nhịp đập có gì bất thường không

Nếu mạch ổn định, các nhịp đập sẽ đều đặn. Nếu bạn phát hiện một nhịp bỏ hoặc tim đập nhanh khác hẳn, kèm theo biểu hiện hồi hộp, trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi...thì hãy chú ý. Bởi đó có thể là dấu hiệu cần lưu ý về sức khỏe tim mạch.

Mạch đập bất thường kèm theo hồi hộp, trống ngực là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim

Mạch đập bất thường kèm theo hồi hộp, trống ngực là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim

Nếu bạn đang có nhịp tim bất thường, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 (miễn cước) để được giải đáp và hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

AnyConv.com__ĐT-219.webp

Cần làm gì nếu bạn không thể tìm thấy nhịp đập?

Nếu bạn không tìm thấy mạch đập tại vị trí cổ tay hoặc dưới hàm thì đừng quá lo lắng, hãy làm theo 5 cách sau đây để đo được nhịp tim chuẩn xác.

1. Hãy thử di chuyển ngón tay ở những vị trí khác nhau và dừng lại ở mỗi vị trí trong 5 giây.

Di chuyển ngón tay ở cổ tay phía đối diện và giữ vào giây để tìm mạch đập

2. Hãy thử thay đổi áp lực của ngón tay lên cổ tay

Ấn nhẹ vào các vị trí cần tìm mạch đập giúp bạn dễ dàng phát hiện vị trí đo nhịp tim hơn

Ấn nhẹ vào các vị trí cần tìm mạch đập giúp bạn dễ dàng phát hiện vị trí đo nhịp tim hơn

3. Hãy thử thả tay về phía sàn nhà: Bạn hãy giơ tay lên gần đầu, sau đó thả tay xuống. Việc thả tay sẽ làm thay đổi lưu lượng máu qua cổ tay và làm dễ dàng để phát hiện nhịp đập hơn.

Buông lỏng cổ tay để tìm mạch đập dễ dàng hơn

Buông lỏng cổ tay để tìm mạch đập dễ dàng hơn

4. Sử dụng một ống nghe hoặc máy đo: Nếu không thể đo được bằng tay, khi đó cần sử dụng ống nghe: Giữ ống nghe đặt lên ngực trần, và lắng nghe, đếm từng nhịp, hãy chú ý bất kỳ nhịp đập, nhịp bỏ nào. Bạn cũng có thể dùng máy đo huyết áp có đo nhịp tim để biết chính xác nhịp tim của mình.

Sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim là lựa chọn được áp dụng nếu bạn không thể đo được bằng tay

Sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim là lựa chọn được áp dụng nếu bạn không thể đo được bằng tay

Xác định nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu 

Sau khi đo được nhịp tim trung bình bằng cách đo nhịp tim 3 lần liên tiếp và lấy giá trị trung bình, bạn hãy tính nhịp tim an toàn và nhịp tim mục tiêu cho mình theo hướng dẫn sau.

Tìm nhịp tim tối đa

Đây là nhịp tim cao nhất bạn có thể đạt được. Bạn có thể xác định bằng công thức: 220 - tuổi của bạn = dự đoán nhịp tim tối đa. Biết được nhịp tim tối đa sẽ giúp bạn có kế hoạch tập luyện an toàn.

Hãy thử hoạt động mạnh trong 30 phút. Kiểm tra nhịp tim ngay lập tức sau khi kết thúc (hoặc trong thời gian tập). So sánh nhịp tim lúc đó với con số dự đoán theo công thức trên. 

Nhịp tim tối đa là nhịp tim cao nhất cơ thể có thể chịu được khi bạn vận động mạnh

Nhịp tim tối đa là nhịp tim cao nhất cơ thể có thể chịu được khi bạn vận động mạnh

Tìm nhịp tim mục tiêu

Nhịp tim mục tiêu sẽ bằng 60-85%nhịp tim tối đa. Đây là giá trị nhịp an toàn khi bạn tập luyện nhằm ngăn chặn những sự cố có liên quan tới nhịp tim trong quá trình tập luyện

Như vậy, chỉ bằng những thao tác đơn giản kể trên bạn có thể biết được các đo nhịp tim chính xác để so sánh với nhịp tim trung bình ở độ tuổi của mình. Đặc biệt là từ đó bạn có thể xác định được nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu để có kế hoạch tập luyện tốt nhất.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

http://www.wikihow.com/Check-Your-Pulse

Từ khóa » đo Nhịp Mạch Là Gì