Cách đo Sò Sắt

Mosfet, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor" trong tiếng Anh. Linh kiện này có khả năng đo nhanh với dòng điện và điện áp khá lớn khi được sử dụng trong các bộ dao dộng tạo ra từ trường.

Nội dung chính Show
  • Mosfet là gì?
  • Cấu tạo và phân loại Mosfet
  • Cách xác định chân Mosfet
  • Cách kiểm tra Mosfet còn sống hay chết
  • Kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng kim
  • Kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng số
  • Cách xác định chân b-c-e transistor bằng đồng hồ vạn năng
  • Cách kiểm tra diode với đồng hồ vạn năng
  • Cách đo diode bằng đồng hồ kim
  • Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng điện tử
  • Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số

Mosfet là gì?

Mosfet khá quen thuộc với những ai đang làm trong lĩnh vực điện, điện tử. Đây là Transistor hiệu ứng trường, nó có cấu tạo không khác so với transistor thông thường.

Linh kiện này hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn vì vậy phù hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.

Hiện Mosfet được ứng dụng khá nhiều trong các mạch nguồn máy tính hay nguồn Monitor.

Cách đo sò sắt

Mosfet là Transistor hiệu ứng trường.

Cấu tạo và phân loại Mosfet

Mosfet bao gồm 3 bộ phận chính là:

  • G (Gate): cực cổng.
  • S (Source): cực nguồn
  • D (Drain): cực đón các hạt mang điện

Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D khá lớn. Đối với điện trở cực D và cực S sẽ phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S (UGS).

Hiện nay, có 2 loại mosfet thông dụng:

  • N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
  • P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Gate

Cách đo sò sắt

Cấu tạo của Mosfet bao gồm 3 bộ phận.

Cách xác định chân Mosfet

Thông thường thì chân của Mosfet có quy định chung không như Transitor. Chân của Mosfet được quy định: chân G ở bên trái, chân S ở bên phải còn chân D ở giữa.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiểm tra Mosfet còn sống hay chết

Kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng kim

Để xác định Mosfet còn sống hay chết còn sống hay chết, bạn cần đến đồng hồ vạn năng kim với 2 que đo. Để thiết bị đo ở thang điện trở x1KΩ.

Lưu ý: Trước khi đo Mosfet – FET (FET) dùng dây dẫn hay tô vít nối tắt 3 chân của MosFet – FET lại để khử hết điện tích trên các chân. Sở dĩ như vậy là do, FET là linh kiện rất nhạy cảm, điện tích trên các chân có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Dưới đây là cách xác định Mosfet đơn giản bạn có thể tham khảo và thực hiện:

Trường hợp Mosfet còn hoạt động tốt

Là khi trở kháng giữ G và S và giữa G với D có giá trị điện trở là vô cùng, tức kim không lên ở cae 2 chiều đo và khi G đã thoát điện thì trở kháng giữ D và S là vô cùng.

Bước 1: Trên đồng hồ vạn năng kim, để thang đo x1 KW.

Cách đo sò sắt

Bước 2: Tiến hành nạp cho G 1 điện tích bằng cách để que đen vào G, que đo vào S hoặc D.

Cách đo sò sắt

Bước 3: Thực hiện đo giữa D và S sau khi đã tiến hành nạp điện tích cho G. Lúc này kim sẽ di chuyển đi lên.

Cách đo sò sắt

Bước 4: Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.

Bước 5: Khi đã thoát điện cho G, đo lại D và S như bước 3, kim không lên. Như vậy, có thể xác định trong trường hợp này Mosfet vẫn còn hoạt động tốt.

Cách đo sò sắt

Trường hợp Mosfet cháy hoặc chập

Để tiến hành kiểm tra Mosfet có phải bị cháy hoặc chập hay không, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Di chuyển đồng hồ vạn năng kim đến thang đo x 1KW.
  • Bước 2: Thực hiện đo G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 W là chập
  • Bước 3: Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 W là chập D S

Cách đo sò sắt

Kiểm tra Mosfet bằng đồng hồ vạn năng số

Để thực hiện đo mofet bằng đồng hồ vạn năng số, bạn sẽ chuẩn bị thiết bị đo có chức năng đo diode. Bạn có thể tham khảo một số các loại đồng hồ vạn năng có chức năng này như…

Hiện nay, chủ yếu mosfet bị chết là do các chân bị chập với nhau. Để thực hiện bạn theo một số bước sau:

Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng số về thang đo diode

Bước 2: Trên mosfet sẽ có lần lượt 3 chân là G, D, S do vậy bạn sẽ phải tiến hành đo chân S mắc lên D.

Hãy kết kết nối chân đỏ với chân S và que đen nối với chân D. Gía trị điện áp sẽ hiển thị trên 2 chân diode mắc ngược này. Nếu giá trị khoảng 0,5V có nghĩ nó vẫn còn sống.

Bước 3:Để xác định chính xác hơn, bạn tiếp tục để que đen vào chân S của mosfet và que đo vào chân G. Sau khi kích, di chuyển que đỏ sang chân D nếu mosfet dẫn, mosfet sẽ được điều khiển hoàn toàn. Bạn sẽ thấy hiện tượng mosfet dẫn, nếu muốn ngừng dẫn hãy chuyển xả điện áp trên chân G bằng cách cho que đỏ về chân S và que đen về chân G, lúc này ta sẽ triệt tiêu được hết điện áp trên chân G.

Quay trở lại chân D và S bạn sẽ thấy nó không dẫn nữa, có nghĩa là mofet được kiểm tra hoàn toàn.

Cách đo sò sắt

Cách kiểm tra mosfet bằng đồng hồ vạn năng số.

Trên đây là cách xác định và kiểm tra tình trạng Mosfet bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết này mang đến cho người đọc những thông tin hữu ích!

Đồng hồ vạn năng hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên không phải model nào cũng có khả năng diode và kiểm tra Transistor. Bạn có thể lựa chọn các loại đồng hồ vạn năng như đồng hồ vạn năng Fluke 113, Fluke 15B+… để thực hiện phép đo này, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc.

Cách xác định chân b-c-e transistor bằng đồng hồ vạn năng

Với những ai mới vào nghề, việc xác định chân transistor còn khá lúng túng. Để kiểm tra và nhận biết, bạn cần đến đồng hồ vạn năng và thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1:Di chuyển dồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x1 Ohm.

Bước 2:Đo ngẫu nhiên 3 cặp của transistor rồi đảo chiều lại que đo

Bước 3: Ghi nhớ 2 cặp chân đã đo được một giá trị Ohm nhất định, 2 cặp chân này có giá trị bằng nhau. Lúc này, ta thấy 2 cặp chân đó có 1 chân chung và chân chung đó là chân B của transistor. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là:

Trường hợp 1: Chân chung mà ta xác định được là que đen tức là quen đen của đồng hồ đặt ở chân B của transistor. Que đỏ của kim dồng hồ đo 2 chân còn lại của transistor đặt ở chân B còn que đỏ đặt ở 2 chân còn lại, và 2 cặp chân này có giá trị ohm bằng nhau. Trường hợp này ta xác định được con tranzitor này là loại tranzitor NPN tức là bóng ngược( đèn ngược).

Trường hợp 2: khi chân chung ta xác định được là que đỏ, tương tự như trường hơp trên có nghĩa là khi ta đo chân này với 2 chân còn lại của transistor đều nhận được một giá trị ohm bằng nhau nào đó (giá trị ohm này còn phụ thộc vào loại trazitor bạn đang đo) chú ý là ta giữ nguyên que đo đỏ ở chân B vừa xác định đươc còn que đen đo các chân còn lại. trường hợp này ta xác định được con tranzitor này là loại PNP tức là bóng thuận (đèn thuận).

Cách đo sò sắt

Dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra và xác định chân transistor.

Xác định 2 chân C và E còn lại của tranzitor:

Bước 1: Vặn thang đo về thang 10k

Bước 2: Đo 2 chân cò lại và đảo chiều que đo, lúc này xảy ra 2 trường hợp đó là một chiều kim đồng hồ chỉ trị số ohm nào đó, còn chiều còn lại kim chỉ vô cùng. lần kim chỉ vô cùng bỏ qua, chiều que đo kim đồng hồ chỉ trị số ohm nào đó, lúc này xảy ra 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: nếu ở trên ta xác định được tranzitor ở trên là loại NPN thì que đỏ lúc này là chân C, còn que đen là chân E
  • Trường hợp 2:nếu ở trên ta xác định được tranzitor ở trên là loại PNP thì que đỏ lúc này là chân E, còn que đen lúc này là chân C.

Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra diode với đồng hồ vạn năng

Cách đo diode bằng đồng hồ kim

Với đồng hồ vạn năng kim, khi tiến hành đo bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1:Đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo x1Ω

Bước 2:Tiếp theo, đặt 2 que đo vào 2 đầu của Diode và quan sát.

Cách đo sò sắt

Sử dụng đồng hồ kim kiểm tra diode

  • Nếu đo chiều thuận, que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt, ta thấy kim chỉ thị đi lên, đảo chiều đo kim không lên là tức đi ốp vẫn còn tốt.
  • Trong trường hợp đo cả 2 chiều kim lên, kết quả bằng 0Ω tức Diode bị chập.
  • Nếu đo thuận chiều mà kim không lên tức Diot bị đứt. Ngoài ra, cũng còn một trường hợp nữa có thể xảy ra là khi để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.

Nhiều người băn khoăn rằng, với cách kiểm tra diode nên chọn loại đồng hồ chỉ thị kim nào? Có một số gợi ý tốt nhất cho bạn như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110, đồng hồ vạn năng Hioki 3008 Nhật...

Xem thêm: Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Kiểm tra diode còn hoạt động hay không rất đơn giản, chỉ với một chiếc đồng hồ vạn năng bỏ túi nhỏ gọn là bạn có thể thực hiện điều đó.

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện cung cấp cho diode tại vị trí kiểm tra, đảm bảo xả hết tụ điện để tránh quá tải.
  • Bước 2: Tháo diot và khỏi mạch và vặn đồng hồ vạn năng về thang diode để kiểm tra.
  • Bước 3: Đầu dò màu đen kết nối với chân COM, que màu đỏ kết nối với V/Ω
  • Bước 4: Đọc kết quả hiển thị.

Cách đo sò sắt

Kiểm tra diode bằng 4 bước đơn giản

Nếu kết quả trả về từ 0,5V – 0,8V đối với các đi ốp silic và 0,2V- 0,3V với diode germanium có nghĩa là diot vẫn còn tốt. Nếu ta đảo ngược que đo đồng hồ mà kết quả hiển thị OL > diode còn tốt.

Nếu kết quả đồng hồ vạn năng hiển thị OL theo cả 2 hướng (đo thuận, đo ngược), suy ra diode đã chết và nó cần được thay thế.

Lưu ý: Bên cạnh chọn thang diode để kiểm tra, bạn cũng có thể chọn chế độ kháng trong trường hợp đồng hồ vạn năng không được trang bị chế độ Diode test.

Bạn có thể sử dụng, Kyoritsu 1009 để đo diot, đo mạch bán dẫn. Đặc biệt nó đảm bảo khả năng đo được hầu hết các thông số điện năng như dòng điện lên đến 10A AC và DC, điện áp, đo thông mạch một cách chính xác, nhanh chóng. Hiện nay sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong sửa chữa, kiểm tra điện tại các hộ gia đình, khu công nghiệp, trạm biến áp… Đồng thời, nó cũng giúp kiểm tra thông số điện năng tại các nhà máy, điện lực, viễn thông…

Ngoài khả năng đo, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 được thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng mạnh mẽ, mang đến độ chắc chắn. Bạn có thể bỏ túi hoặc cầm tay, điều đó tạo sự thuận lợi cho quá trình làm việc và di chuyển.

Với màn hình hiển thị 4000 điểm cho kết quả hiển thị rõ ràng, sắc nét và nó sở hữu rất nhiều các chức năng nâng cao mà một người có sở thích có thể cần như giữ màn hình, chế độ tương đối, tự động tắt nguồn, trở kháng cao trên phạm vi mV, cung cấp cảnh bảo âm thanh liên tục, tính năng đo tự dộng bằng ta và tính năng giữ phạm vi…

Có thể bạn quan tâm:

Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Transistor có thể bị hư hỏng như thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, do điện áp nguồn điện tăng…Để kiểm tra, bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để thực hiện:

Nhìn vào hình vẽ cấu tạo ta thấy mỗi transistor như là 2 diode ghép lại, vậy ta áp dụng cách kiểm tra diode vào kiểm transistor, nếu dùng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ta đưa về thang đo diode, nếu dùng đồng hồ kim đưa về thang đo X10K cụ thể như sau:

Cách đo sò sắt

Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E (que đen vào B) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên, tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E (que đỏ vào B) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên, tất cả các trường hợp đo khác kim không lên. Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra diode và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng. Nếu có bất kỳ những băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ đến Maydochuyendung để được tư vấn, giải đáp.

Từ khóa » Cách đo Sò Sắt