Cách đo Và Kiểm Tra Thyristor SCR Công Suất Bằng đồng Hồ Vạn Năng
Có thể bạn quan tâm
Thyristor SCR là linh kiện bán dẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết bị điện, điện tử, điện lạnh. Để hiểu rõ về linh kiện này cũng như cách kiểm tra chính xác, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra thyristor bằng đồng hồ vạn năng dưới đây của chúng tôi.
Thyristor (SCR) là gì?
Thyristor (SCR) là một khái niệm khá quen thuộc đối với những ai đang học hoặc làm việc trong lĩnh vực điện tử. SCR có tên tiếng anh đầy đủ là “Silicon Controlled Rectifier” hay còn có tên gọi khác là Thyristor. Đây là một linh kiện điện tử bán dẫn ba cực - bốn lớp có vai trò chỉnh lưu dòng điện có điều khiển và được sử dụng nhiều trong các bo mạch điện tử điều khiển.
Một thyristor sẽ có 3 cực hoạt động, lần lượt là Anode (A), Cathode (K) và Gate (G) - cực điều khiển hay còn gọi là cực cổng. Trong đó Thyristor chỉ cho phép dẫn điện từ Anode sang Cathode khi cho một dòng điện kích thích vào chân G.
Các thông số của Thyristor (SCR)
Trước khi đi vào hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra SCR bằng đồng hồ vạn năng, các bạn cần lưu ý một số thông số quan trọng của Thyristor (SCR) để đảm bảo việc sử dụng thiết bị chính xác và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số thông số thường gặp:
-
Dòng điện thuận cực đại: Thông số này biểu thị dòng điện có trị số lớn nhất mà Thyristor có thể chịu được. Nếu dòng điện thuận cực đại quá lớn thì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu điện năng của Thyristor
-
Điện áp ngược cực đại: Được biết đến là giá trị cực đại của điện áp ngược ở mức mà thyristor có thể chịu được, được đặt giữa cực K và A. Điện áp này có mức dao động từ khoảng 100V-1000V. Nếu vượt quá mức điện áp này thì thyristor có thể bị hỏng.
-
Dòng điện kích cực tiểu: Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện kích cho cực G của Thyristor. Dòng điện cực tiểu được kí hiệu IGmin. Nó thể hiện trị số nhỏ nhất ở mức chịu đựng được đủ để điều khiển Thyristor. Giá trị của dòng điện này thường rơi vào khoảng từ 1 mA - vài chục mA. Trị số của giá trị này cùng chiều công suất của Thyristor. Nếu Thyristor có công suất nhỏ thì IGmin sẽ có trị số nhỏ
-
Thời gian mở thyristor: Cho biết thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để chuyển thyristor từ trạng thái sang trạng thái dẫn, thời gian mở khoảng vài micrô giây.
-
Thời gian tắt: Dựa theo cơ chế hoạt động, thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi được kích điện. Khi muốn chỉnh thyristor từ trạng thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì có thể điều chỉnh IG và VAK về 0 và bằng nhau. Để Thyristor tắt hẳn thì thời gian cho VAK = OV phải đủ dài (cần 20-30 micro giây), nếu không VAK sẽ tăng cao khiến thyristor hoạt động và dẫn điện.
XEM THÊM: Hướng dẫn kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng
Cách kiểm tra Thyristor SCR sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Cách đo kiểm tra thyristor công suất khá đơn giản, bạn có thể sử dụng các dụng cụ đo điện đến từ các thương hiệu lớn như thiết bị đo điện Kyoritsu, thiết bị đo Hioki,... Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang x1W.
Bước 2: Đặt que đo màu đen vào chân Anode (A) và que đo màu đỏ vào chân Cathode (K).
Bước 3: Quan sát kim chỉ thị của đồng hồ vạn năng. Ban đầu kim sẽ không lên. Lúc này bạn sử dụng tua-vit chập chân A vào chân G sẽ thấy kim đồng hồ di chuyển lên trên, bỏ tua vít ra vẫn thấy kim đồng hồ lên thì nghĩa là thyristor vẫn còn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu kim đồng hồ không lên thì nghĩa là thyristor đã bị hỏng hoặc rò. Vậy cách kiểm tra scr sống hay chết khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước trên và thực hiện theo.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách đo và kiểm tra mosfet bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, chính xác
Top 3 đồng hồ vạn năng hỗ trợ kiểm tra Thyristor SCR
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110
Giá tham khảo: 1.498.000đ
Kyoritsu 1110 là một trong những đồng hồ vạn năng kim có thể kiểm tra SCR nổi bật hiện nay. Đây là đồng hồ đo vạn năng Kyoritsu được tích hợp nhiều chức năng kiểm tra trong một như đo điện áp, đo dòng điện, đo thông mạch, điện trở, kiểm tra nhiệt độ,... phục vụ người dùng nhiều tác vụ công việc khác nhau. Từ đó nâng cao tối đa hiệu suất làm việc.
Chi tiết về khả năng đo lường và kiểm tra điện của Kyoritsu 1110, các bạn có thể xem qua các thông số cơ bản dưới đây:
-
DC V: 0.3V/3/12/30/120/300/600V (20kΩ/V)
-
AC V: 12V30/120/300/600V (9kΩ/V)
-
DC A: 60µA/30/300mA Ω: 3/30/300kΩ
-
Nhiệt độ: -20ºC~+150ºC
-
Kiểm tra liên tục: 100Ω
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
Giá tham khảo: 922.000đ
Đồng hồ kyoritsu 1109s tiếp tục là một trong những công cụ đo kiểm tra thyristor được dân kỹ thuật, thợ điện, kỹ sư điện,... sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Thiết bị này là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 công cụ ampe kế, vôn kế và ôm kế, cho khả năng đo dòng điện, đo điện áp, điện trở,... linh hoạt với độ chính xác cao.
Đặc biệt, Kyoritsu 1109S còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng khi sử dụng khỏi các sự cố về điện nhờ được trang bị một cầu chì tại điểm tiếp nối các giắc cắm đầu dò, thiết bị đầu cuối của máy, cho phép ngăn chặn các nguy cơ dòng xoay chiều tăng áp đột ngột.
Một số thông số kỹ thuật cơ bản dưới đây của thiết bị này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng làm việc của nó:
-
DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V
-
AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)
-
DC A: 50µA/2.5/25/250mA
-
Điện trở (Ω): 2/20kΩ/2/20MΩ
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1018H
Giá tham khảo: 576.000đ
Kyoritsu 1018H là thiết bị đo và kiểm tra điện đa năng với khả năng kiêm tra điện áp AC/DC, đo điện trở, tụ điện, kiểm ra thông mạch, diode,... linh động, cho phép kiểm tra điện, thiết bị điện tử, kiểm tra thiết bị máy móc, linh kiện,... với độ chính xác cực cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Thiết bị có thiết kế vô cùng nhỏ gọn nên rất thuận tiện cho người dùng khi mang theo bên người và làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.
Để hiểu thêm về các chức năng đo và kiểm tra điện của thiết bị này, các bạn có thể theo dõi thông số dưới đây:
-
DC V: 400mV/4/40/400/600V
-
AC V: 4/40/400/600V
-
Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
-
Kiểm tra điốt: 4V/0,4mA
-
Hz: 10/100Hz/1/10/100/10kHz
-
C: 40nF/400nF/4 µF/40 µF/200 µF
Trên đây là hướng dẫn cách đo kiểm tra scr, cách kiểm tra thyristor công suất lớn đơn giản và chi tiết nhất bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Hy vọng với những chia sẻ về cách đo kiểm tra thyristor công suất này, các bạn sẽ có thể thực hiện được dễ dàng ngay tại nhà để đảm bảo khả năng làm việc tốt nhất cho thiết bị điện.
Từ khóa » Cách Kiểm Tra Bt151
-
Kiểm Tra Thysistor (SCR) Bằng đồng Hồ Vạn Năng Chỉ Thị Kim Và ...
-
Tìm Hiểu Về BT151 - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Cách đo Kiểm Tra SCR - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Cách Kiểm Tra SCR Sống Hay Chết!!! - Linh Kiện Thành Công
-
Top 5 Cách đo Bt151 Mới Nhất Năm 2022 - EZCach
-
Cách Kiểm Tra SCR Sống Hay Chết!!!
-
TTD1 Thyristor BT151 - 500R - Robocon.Vn
-
Bt151 Lấy ở đâu
-
Cách đo Và Kiểm Tra Thyristor SCR Sống Hay Chết Bằng đồng Hồ Vạn ...
-
TRIAC Còn Sống Hay Chết? Kiểm Tra Nhanh Mà Hiệu Quả 100%
-
TTD14 THYRISTOR BT151 - 800R - Robocon.Vn
-
Triac BT151 TO-220 500V 12A - TuHu
-
BT151 - Linh Kiện Cũ Việt Nam