Cách đọc Bảng Giá Chứng Khoán Dễ Hiểu Cho Nhà đầu Tư F0 - Anfin
Có thể bạn quan tâm
Biết cách đọc bảng giá chứng khoán là kiến thức căn bản nhất nhà đầu tư cần biết để giao dịch thành công. Cùng Anfin tìm hiểu các chỉ số trên bảng điện tử và những lưu ý quan trọng qua bài viết bên dưới.
Nội Dung Bài Viết
- Tại sao cần biết cách đọc bảng giá chứng khoán?
- Cách đọc bảng giá chứng khoán để hiểu các chỉ số thị trường
- Quy định về màu sắc khi đọc bảng chứng khoán
- Danh sách các cột trên bảng giá
- Lời kết
Tại sao cần biết cách đọc bảng giá chứng khoán?
Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện thông tin liên quan đến giá, giao dịch cổ phiếu và các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai. Tại Việt Nam, có hai bảng giá riêng biệt là HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh) và HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).
Ngoài hai bảng giá chính thức trên, mỗi công ty chứng khoán hoặc quản lý quỹ sẽ có bảng giá riêng, với các thông số được cập nhật giống nhau từ Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Nếu biết cách đọc bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư sẽ nắm được các cổ phiếu nào đang chờ mua/ chờ bán/ khớp lệnh, diễn biến thị trường và ra chiến lược hiệu quả. Biết cách đọc bảng điện tử chứng khoán sẽ giúp NĐT theo dõi được tình hình thị trường và ra quyết định đặt lệnh phù hợp.
Xem thêm: Sóng Elliott là nguyên lý cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Nếu biết cách sử dụng, nhà đầu tư sẽ biết được diễn biến thị trường và tâm lý đám đông.
Cách đọc bảng giá chứng khoán để hiểu các chỉ số thị trường
Cùng Anfin tìm hiểu các chỉ số thị trường trên bảng điện tử chứng khoán:
- VN-Index: chỉ số giá của các cổ phiếu trên sàn HoSE.
- VN30-Index: chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu bluechip đứng đầu thị trường.
- VNX-AllShare: chỉ số giá cổ phiếu được niêm yết trên cả hai sàn HoSE và HNX.
- HNX-Index: chỉ số giá của các cổ phiếu trên sàn HNX.
- UPCOM-Index: chỉ số giá các cổ phiếu trên thị trường UPCOM (các công ty đại chúng chưa niêm yết).
Xem thêm bài viết: VN30 là gì? Ý nghĩa của chỉ số này mang lại trong thị trường chứng khoán là gì? Anfin sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn tại đây.
Quy định về màu sắc khi đọc bảng chứng khoán
- Màu tím: mức giá cao nhất bạn có thể đặt lệnh mua. Đây là mức tăng kịch trần so với giá tham chiếu.
- Màu xanh dương: ngược lại, đây là mức giá thấp nhất bạn có thể đặt lệnh mua hay mức giảm kịch sàn so với giá tham chiếu.
- Màu xanh lá cây: giá tăng khi so sánh với giá tham chiếu
- Màu vàng: giá bằng giá tham chiếu.
- Màu đỏ: giá giảm khi so sánh với giá tham chiếu.
Lưu ý dành cho nhà đầu tư:
Giá trần là mức giá tối đa, còn giá sàn là mức giá tối thiểu được phép giao dịch trong ngày. Đối với sàn HoSE, biên giao dịch cho phép giữa hai mức này này là +-7% so với giá tham chiếu. Còn sàn HNX là +-10%.
Công thức tính giá trần sẽ bằng giá tham chiếu + mức tăng/ giảm so với tỉ lệ cho phép.
Ví dụ: Cổ phiếu ACB ở VN30 có giá tham chiếu là 24.05 thì giá trần sẽ là 24.05 + 24.05 x 7% = 25.733 làm tròn là 25.7 còn giá sàn là 24.05 - 24.05 x 7% = 22.366 làm tròn 22.40.
Danh sách các cột trên bảng giá
Cột CK - Mã chứng khoán
Là mã ký tự riêng của mỗi doanh nghiệp khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Mã này thường là tên viết tắt của công ty đó, được Ủy Ban Nhà Nước cấp, giúp nhà đầu tư nhận diện và nhập thông tin khi đặt lệnh. Trên bảng điện tử, mã các công ty sẽ sắp theo thứ tự Alphabet.
Ví dụ: MWG là mã của Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động, mã chứng khoán FPT cũng là tên của công ty này.
Cột TC - Giá tham chiếu
Đây là giá được dùng làm cơ sở để tính giá sàn và giá trần, được lấy tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất. Đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu sẽ là mức giá bình quân các phiên giao dịch gần nhất.
Cột trần - Giá trần
Đây là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt mua hoặc bán trong ngày giao dịch, còn gọi là giá kịch trần.
Cột Sàn - Giá sàn
Đây là mức giá thấp nhất bạn có thể đặt lệnh mua. Bán trong ngày giao dịch còn gọi là giá kịch sàn.
Lưu ý cho nhà đầu tư:
- Màu xanh lá cây: mức cao hơn giá tham chiếu, khác với giá trần.
- Màu đỏ: mức thấp hơn giá tham chiếu, khác với giá sàn.
Xem thêm: Giá trần và giá sàn là gì? Trong một phiên giao dịch chứng khoán, giá trần và giá sàn là một mức giá nhất định mà nhà đầu tư sử dụng để đặt lệnh.
Cột Tổng KL
Cột này thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu để nhà đầu tư nắm được tính thanh khoản trong ngày giao dịch.
Cột “Bên mua”
Cột này hiển thị ba mức giá đặt mua cùng khối lượng tương ứng sắp xếp từ phải sáng trái theo thứ tự giảm dần, cụ thể như sau:
- Giá 1 và KL 1: là mức giá đặt mua cao nhất cùng khối lượng tương ứng. Đây là mức ưu tiên đặt lệnh trước tiên.
- Giá 2 và KL2: là mức giá đặt mua cao thứ hai cùng khối lượng tương ứng, có thứ tự ưu tiên sau mức giá 1.
- Giá 3 và KL3: là mức giá đặt mua cao tiếp theo cùng khối lượng tương ứng. Thứ tự ưu tiên giảm dần.
Cột “Bên bán”
Tương tự như trên, cột này hiển thị ba mức giá chào bán cùng khối lượng tương ứng sắp xếp từ phải sang trái theo thứ tự giảm dần, cụ thể như sau:
- Giá 1 và KL 1: là mức giá chào bán cao nhất cùng khối lượng tương ứng. Đây là mức ưu tiên đặt lệnh trước tiên.
- Giá 2 và KL2: là mức giá chào bán cao thứ hai cùng khối lượng tương ứng, có thứ tự ưu tiên sau mức giá 1.
- Giá 3 và KL3: là mức giá chào bán cao tiếp theo cùng khối lượng tương ứng. Thứ tự ưu tiên giảm dần.
Lưu ý cho nhà đầu tư:
- Trên bảng điện tử chỉ hiển thị 3 mức giá mua/ giá bán tốt nhất. Thị trường sẽ còn nhiều mức giá khác nhau không được hiển thị.
- Các lệnh ATO (lệnh đặt mua/ bán cổ phiếu tại mức giá mở cửa) hoặc lệnh ATC (lệnh đặt mua/ bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa) thì sẽ được hiển thị ở vị trí số 1 về giá và khối lượng ở mỗi cột bên mua và bên bán.
Tiền bán chứng khoán khi nào về? Đây là câu hỏi thường gặp khi nhà đầu tư giao dịch bán cổ phiếu đang sở hữu. Tìm hiểu tại bài viết này nhé!
Cột “Khớp lệnh”
Bao gồm các cột nhỏ là “Giá 1”, “KL 1” và “+-” với ý nghĩa như sau:
- Giá: mức giá được khớp lệnh trong phiên giao dịch hoặc cuối ngày.
- KL (khối lượng): là tổng khối lượng cổ phiếu được khớp tương ứng.
- +/-: là mức tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu.
Cột khớp lệnh sẽ nằm giữa bên mua và bên bán để nhà đầu tư tiện theo dõi.
Cột “Giá”
Bao gồm các cột nhỏ là “Cao”, “TB” và “Thấp” với ý nghĩa như sau:
- Cao: Mức giá cao nhất được khớp lệnh từ lúc mở cửa giao dịch đến thời điểm hiện tại.
- Thấp: Mức giá thấp nhất được khớp lệnh từ lúc mở cửa giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Cột “Dư”
Bao gồm các cột nhỏ là “Mua” và “Bán”, hiển thị hai thông tin:
- Trong thời gian giao dịch: số lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
- Kết thúc ngày giao dịch: Khối lượng cổ phiếu không thực hiện khớp lệnh.
Cột “ĐTNN”
Cũng bao gồm các cột nhỏ là “Mua” và “Bán”, thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trong ngày.
Lời kết
Quan bài viết trên, Anfin đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin giá trị để biết cách đọc bảng giá chứng khoán thị trường Việt Nam. Đây là những bước nền tảng giúp bạn giao dịch hiệu quả và bền vững. Cùng theo dõi nhiều chia sẻ từ Anfin để trở thành nhà đầu tư thực thụ.
Xem thêm: Tìm hiểu về HNX30 là gì. Hiểu được HNX30 giúp nhà đầu tư đánh giá diễn biến thị trường chứng khoán và so sánh chỉ số này với các chỉ số quan trọng khác như HNX Index và VN30.
Nguồn tham khảo: investopedia.com
Từ khóa » Bảng Chứng Khoán điện Tử Hà Nội
-
SBSC - HNX Bảng Giá Trực Tuyến - HOSE
-
CTCP Chứng Khoán SSI - Bảng Giá
-
HNX
-
Bảng Giá Trực Tuyến TVSI
-
CafeF Liveboard
-
VNDIRECT: Bảng Giá Lightning – Sàn Cổ Phiếu – Biểu đồ Chứng ...
-
Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (Khác: HNX) - VietstockFinance
-
Bảng Giá Chứng Khoán Trực Tuyến Sàn Giao Dịch HOSE - HNX
-
Bảng Giá BSC
-
MBS-Bảng Giá Trực Tuyến
-
Bảng Giá Chứng Khoán HNX
-
Hướng Dẫn Xem Bảng Giá Chứng Khoán - VCSC
-
Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán MB (MBS)
-
SHS - Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội