Cách đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Dễ Nhớ Dành Cho Học Sinh
Có thể bạn quan tâm
1. Cần hiểu rõ và ghi nhớ cấu trúc bảng tuần hoàn hóa học
Việc hiểu rõ và ghi nhớ cấu trúc của nguyên tố hoá học sẽ khiến bạn hiểu hơn về cách đọc bảng tuần hoàn. Vậy nên hãy thực hành thật tốt, ghi nhớ và ghim chúng vào trong đầu để nhanh chóng đạt được mục tiêu nhé:
1.1. Nhớ vị trí bắt đầu và kết thúc
Khi đọc bảng tuần hoàn hoá học, hãy bắt đầu từ các nguyên tố ở phía trên cùng bên tay trái và kết thúc ở hàng cuối cùng phía tay phải nhé.
Cấu trúc bảng tuần hoàn sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ trái qua phải theo sự tăng dần của số hiệu nguyên tử. Vậy làm sao để bạn biết được đâu là số hiệu nguyên tử? Đó chính là số proton trong nguyên tử đó. Bạn có thể làm thêm một số bài tập về nguyên tử lớp 8 hay học bài thơ nguyên tử khối để có thể làm quen hơn về số hiệu này.
Sẽ có hàng hoặc cột không chứa đủ nguyên tử, tuy nhiên bạn vẫn áp dụng cách đọc lần lượt theo thứ tự nêu trên. Mặt khác, các nguyên tố đất hiếm sẽ được xếp riêng thành 1 bảng nhỏ bên dưới, trong đó chứa các nguyên tố từ 57 đến 71.
>> Xem thêm: Bài tập chất khí
1.2. Phân biệt “nhóm” nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học
Trong một nhóm nguyên tố thì ta sẽ đọc từ trên xuống dưới, số nhóm sẽ được đánh ở trên các cột song cũng có 1 vài trường hợp con số này lại được đánh ở dưới.
Đừng nhầm lẫn bởi có thể cách đánh số trên bảng tuần hoàn có thể rất khác nhau, theo đó họ có thể đánh bằng chữ số La Mã, chữ số Ả Rập hoặc số đếm từ 1 đến 18.
Nguyên tố Hidro có thể được xếp trong nhóm halogen hoặc kim loại kiềm, đôi lúc là cả 2.
>> Xem thêm: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất
1.3. Chu kỳ nguyên tố thể hiện qua mỗi hàng
Được xếp theo hàng thế nên chu kỳ của nguyên tố sẽ được đọc theo thứ tự từ trái qua phải. Chu kỳ được đánh số từ 1 đến 7 ở bên trái của bảng, chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ trước. Yếu tố lớn ở đây chính là mức năng lượng mà nguyên tử sở hữu.
>> Xem thêm: Các dạng bài tập hoá 10
1.4. Hiểu về cách phân nhóm
Về mặt màu sắc, các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn sẽ được thay đổi rất nhiều. Các kim loại sẽ được tô cùng 1 màu, tuy nhiên Hidro thường có cùng màu với phi kim. Các kim loại ánh kim thì thường ở trạng thái rắn với nhiệt độ phòng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và dễ uốn.
Các nguyên tố thuộc phi kim sẽ tô chung 1 màu, đó là các nguyên tố từ C-6 đến Rn-86 bảo gồm H-1(Hidro). Các phi kim sẽ không có ánh kim, không dẫn điện, dẫn nhiệt, càng không có tính dẻo, chúng có thể tồn tại ở trạng thái khí với nhiệt độ phòng, hoặc cũng có khi là rắn, lỏng.
Bán kim loại/á kim thường được tô màu tím hoặc xanh lá cây, đây là sự kết hợp của 2 màu sắc khác. Nếu để ý bạn sẽ thấy 1 đường chéo được trải dài từ nguyên tố B-5 đến At-85 chính là đường ranh giới.
>> Xem thêm: Bài ca hoá trị
1.5. Nguyên tố đôi được sắp xếp thành từng họ
Các nguyên tố đôi thường được xếp thành họ như là kim loại kiềm 1A, kim loại kiềm thổ 2A, Halogen 7A, khí hiếm 8A và Cacbon 4A.
Tên của các nguyên tố sẽ được ghi bằng chữ cái La Mã, chữ số Ả Rập hoặc ký hiệu chuẩn.
>> Xem thêm: Các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ
2. Đọc ký hiệu và tên nguyên tố hoá học
Đọc ký hiệu và tên nguyên tố hoá học như thế nào? Chắc chắn khi biết cách đọc này bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi vì nó không quá khó như bạn từng nghĩ. Hãy đọc theo thứ tự từ ký hiệu hoá học trước sau đó mới đến tên nguyên tố hoá học nhé:
- Đọc ký hiệu nguyên tố hoá học: Nhiều người chưa biết ký hiệu hoá học được bắt nguồn từ đâu? Đó là tên latinh của nguyên tố hoặc cũng có thể là tên thường gội mà được phổ biến một cách rộng rãi.
Trong nhiều trường hợp, ký hiệu hoá học bắt nguồn từ tên tiếng Anh như Heli được ký hiệu là “He”. Tất nhiên đây không phải là quy tắc được thống nhất trong hoá học, do vậy nên người học cần phải ghi nhớ theo cách truyền thống mà không thể dùng khả năng tư duy ở đây.
Bạn chỉ cần nhớ một điều rằng, tên nguyên tố hoá học sẽ nằm ngay dưới ký hiệu hoá học và nó sẽ được thay đổi tuỳ theo thứ ngôn ngữ mà bảng tuần hoàn đó thể hiện.
>> Xem thêm: Bài tập hoá đại cương
3. Đọc số hiệu nguyên tử
Đọc số hiệu nguyên tử như thế nào? Người học thuộc bảng tuần hoàn cần phải tuân thủ cách đọc theo số hiệu nguyên tử, trong mỗi ô chứa nguyên tố, bạn có thể nhìn vào bên trên với vị trí chính giữa hoặc đôi khi là ở bên trái, đó chính là số hiệu của nguyên tử.. Thứ tự của nguyên tử bạn đã rõ, vẫn là tăng dần từ trái qua phải, như vậy biết được số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn hoá học chính là cách nhanh nhất để bạn tìm kiếm thông tin về nguyên tố đó.
Số hiệu nguyên tử là số proton trong hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố, việc thêm hoặc bớt proton sẽ tạo ra 1 nguyên tố khác.
Khi bạn tìm ra được số proton trong nguyên tử thì đó cũng chính là lúc bạn tìm ra số electron trong nguyên tử đó. Lý do là vì số proton và electron bằng nhau.
Một số lưu ý đặc biệt bạn cần nhớ đó là:
- Nếu như nguyên tử bị mất hoặc nhận thêm electron thì nó sẽ trở thành 1 ion tích điện.
- Nếu có dấu cộng bên cạnh ký hiệu hoá học của nguyên tố thì đó là điện tích dương, ngược lại nếu là dấu trừ thì đó sẽ là điện tích âm.
- Nếu nguyên tố hoá học không có dấu “+” hoặc dấu “-” bên cạnh, bài toán hoá học không liên quan đến ion thì bạn có thể coi proton = electron.
>> Xem thêm: Các phương trình hoá học lớp 9 cần nhớ
4. Đọc trọng lượng nguyên tử
Trọng lượng nguyên tử chính là con số nằm bên dưới tên nguyên tố. Mặc dù trọng lượng nguyên tử có sự tăng dần từ góc trái qua góc phải thì việc tăng dần không phải lúc nào cũng đúng.
Vị trí của trọng lượng nguyên tử trong bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học đều được thể hiện dưới dạng thập phân. Trong đó, trọng lượng nguyên tử chính là tổng trọng lượng của các hạt trong hạt nhân nguyên tử.
Bạn có thể sử dụng trọng lượng nguyên tử để tìm số Nơtron trong nguyên tử. Vì là số thập phân cho nên kết quả sẽ là rất lẻ, khi sử dụng hãy làm tròn đến số nguyên gần nhất để được nguyên tử khối. Tiếp theo lấy số nguyên tử khối trừ đi số proton để ra số nơtron.
Ví dụ: Trọng lượng của nguyên tử sắt là 55.847, lúc này làm tròn sẽ bằng 56. Nguyên tử này có 26 proton, vậy ta lấy 56 - 26 = 30, như vậy nơtron của nguyên tử sắt chính bằng 30.
Ngoài ra, khi biến đổi số nơtron trong nguyên tử sẽ tạo ra các đồng đẳng, tức là các biến thể của nguyên tử có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
>> Xem thêm: Bài tập cân bằng phương trình hoá học
Như vậy. việc đọc bảng tuần hoàn hoá học cũng không quá khó đúng không? Chỉ cần người học có kiên trì, ham học và quyết tâm thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua. Đặc biệt đối với các em học sinh THCS, tất cả kiến thức về bảng tuần hoàn hoá học nói riêng và môn Hoá học nói chung đều sẽ là nền tảng quan trọng để giúp các em tiếp thu những kiến thức sau này. Bởi vậy hãy dành thời gian và công sức để chinh phục nó càng sớm càng tốt nhé.
Những cách đọc bảng tuần hoàn hoá học vừa rồi có hữu ích tới bạn. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết mỗi độc giả sẽ có những hiểu biết và đọc bảng tuần hoàn hoá học một cách chính xác nhất.
Từ khóa » Cách đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học: Cách Học Và Mẹo Ghi ...
-
Cách Đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Và Mẹo Ghi Nhớ Chi Tiết Nhất
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8 9 10
-
Hướng Dẫn Cách đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8,9,10 Dễ Nhớ
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8, 9, 10 Mới Nhất
-
Cách Đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8
-
Bảng Tuần Hoàn Hóa Học: Cách Đọc Và Mẹo Ghi Nhớ Chi Tiết Nhất
-
Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8, 9, 10 Mới Nhất - HTL IT
-
Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8, 9, 10 - HTL IT
-
Hướng Dẫn HỌC THUỘC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ ...
-
Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8 Trang 42
-
Cách để Đọc Bảng Tuần Hoàn Hóa Học - WikiHow
-
Bảng Tuần Hoàn Và Hóa Trị Các Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất