Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm sinh hoá máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, được các bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh. Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán bệnh lý sớm để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời
1. Xét nghiệm sinh hoá máu là gì?
Xét nghiệm sinh hoá máu thường được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán và theo dõi kết quả trong thời gian bệnh nhân điều trị bệnh.
Khi thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành định lượng nồng độ một số chất trong máu, sau đó đánh giá chức năng của một số bộ phận đặc trưng của cơ thể cho chỉ số sinh hoá. Điều này sẽ giúp đánh giá các chức năng trong cơ thể bệnh nhân.
Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hoá máu
1. Ure máu
Ure là sản phẩm thoái hoá chính của các protein trong cơ thể và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý về thận cũng như đánh giá mức cung cấp protein trong chế độ ăn. Giá trị bình thường 2,5 - 7,5 mmol/l.
Ure máu tăng trong
- Các bệnh lý thận như viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, suy tim sung huyết, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bỏng, xuất huyết tiêu hoá,..
Ure trong máu giảm khi
- Chế độ ăn ít protein
- Truyền nhiều dịch
- Phụ nữ mang thai,
- Hội chứng thận hư
- Suy giảm chức năng gan dẫn đến giảm tổng hợp Ure
2. Creatinin huyết thanh
Creatinin là sản phẩm có nguồn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp hoặc nội sinh do gan tổng hợp. Xét nghiệm Creatinin với mục đích định lượng Creatinin có trong máu hoặc nước tiểu của bệnh nhân. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán và đánh giá chức năng của thận. Đối với nữ, chỉ số này ở mức bình thường là từ 44 - 80umail/L và đối với nam, chỉ số này từ 62 - 106 umol/L
Creatinin tăng khi
- Bệnh lý suy thận
- suy tim mất bù
- Gout, cường giáp
- Tăng huyết áp, đái tháo đường
Creatinin giảm trong trường hợp
- Phụ nữ có thai
- Teo cơ, liệt
- Sử dụng thuốc chống động kinh
3. ALT & AST
Xét nghiệm ALT & AST là một trong những xét nghiệm với mục đích đánh giá chức năng của gan. AST (GOT), ALT (GPT), GGT là 3 chỉ số men gan, 3 chỉ số này ở mức bình thường trong khoảng 20 - 40 UI/L
3 chỉ số này sẽ tăng khi
- Bệnh nhân bị tổn thương tế bào gan như viêm gan virus, bệnh lý gan do rượu
- Ung thư, nhồi máu cơ tim
- Suy tim
Giảm khi
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
- Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ
4. Bilirubin
Chỉ số bilirubin thường được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật. Bilirubin là một loại sắc tố vàng da cam, là sản phẩm của quá trình thoái giáng hồng cầu.
Xét nghiệm Bilirubin được áp dụng để định lượng bilirubin trong máu, giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến gan, mật như xơ gan, viêm gan, sỏi mật.
5. Albumin (ALB)
Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chất này được sản xuất trong gan. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực keo trong huyết tương. Thông thường, chỉ số Albumin sẽ rơi vào khoảng 35 -50 g/l. Tuy nhiên nồng độ này sẽ giảm khi chức năng gan suy giảm, tổn thương cầu thận, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, shock,..
6. Glucose
Xét nghiệm Glucose máu hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết giúp đánh giá lượng đường trong máu ở bệnh nhân, hỗ trợ kiểm soát, chẩn đoán và theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Khi ở mức bình thường, glucose sẽ ở khoảng 3.9 - 6.4 mmol/l.
Glucose sẽ tăng cao khi
- Bệnh nhân bị bệnh gan, tiểu đường do tuỵ, giảm kali máu
- Cường giáp, cường tuyến yên, điều trị corticoid
Glucose sẽ giảm khi
- Bệnh nhân bị hạ đường huyết do chế độ ăn uống,
- Sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết
- Suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, do nghiện rượu
7. Acid Uric
Khi bạn thực hiện xét nghiệm Acid Uric là để chẩn đoán một số bệnh như bệnh gout, bệnh thận, khớp. Chỉ số Acid uric bình thường
- Nam giới: 180 - 420 mmol/l
- Nữ giới: 150 - 360 mmol/l
Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc các bệnh như gout, đa hồng cầu, suy thận, tăng bạch cầu đơn nhân sẽ khiến Acid uric tăng, giảm khi bệnh nhân có thai, mắc bệnh wilson, hội chứng Fanconi
8. Triglycerid
Chỉ số này được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động
Giá trị bình thường của chỉ số này khoảng 0,46 - 1,88 mmol/l
Triglycerid tăng khi
- Rối loạn lipid máu
- Xơ vữa động mạch
- Béo phì
- Xơ gan
- Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường
Trglycerid giảm khi
- Kém hấp thu
- suy kiệt
- Cường giáp
- Sau khi hoạt động thể thao mạnh
Trên đây là các thông tin về xét nghiệm sinh hoá máu, đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn, máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Phương Đông là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm sinh hoá máu cho các đơn vị từ nhỏ đến lớn. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết máy TẠI ĐÂY
Từ khóa » Cách đọc Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu | Vinmec
-
Cách đóc Kết Quả Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Lý Giải Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Quan Trọng | TCI Hospital
-
Cách đọc Kết Quả Sinh Hóa Máu - Bệnh Viện Đa Khoa Nhật Tân
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
️ Ý Nghĩa Của 26 Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Hay Gặp
-
Hướng Dẫn Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Hóa Sinh Chi Tiết
-
Các Chỉ Số Cơ Bản Khi Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu: ý Nghĩa Và Cách Thực Hiện - Docosan
-
Hướng Dẫn Cách đọc Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu - Nhà Thuốc 365
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm - Diag
-
Xét Nghiệm Công Thức Và Sinh Hóa Máu