Cách đọc Sách Tiếng Anh Cho Người Mới - The Blue Expat Podcast

Sinh ra từ ngõSinh ra từ ngõ

Po là người Việt đang sinh sống tại châu Âu, hiện đang làm giáo viên Pilates và podcaster. Po là một multipotentialite (người theo đuổi nhiều đam mê), sống tối giản và tự do về địa lý. Ở đây, Po chia sẻ về hành trình tìm tới những chân trời mới, việc sống ở nước ngoài, công việc, du lịch, học ngoại ngữ và sắp xếp cuộc sống. Từ tháng 1/2023, Podcast sẽ được đăng mỗi 2 tuần. Kênh có tổng hợp các số minisode từ The Blue Expat podcast.

KẾT NỐI VỚI LINK PO Website: https://theblueexpat.com/ Các hướng dẫn làm podcast: https://lampodcast.com/ The Blue Expat podcast: https://spoti.fi/3isLmkT

Cách đọc sách ngoại văn cho người mới bắt đầubyNhững câu chuyện độc thoại của Link Po

Bạn muốn đọc sách tiếng Anh sao cho không nản, không buồn ngủ và hiệu quả? Tập podcast chia sẻ những cách để đọc sách tiếng Anh nói riêng và sách ngoại văn nói chung, một cách hiệu quả cho người mới.

Đọc bài viết tại: Cách đọc sách ngoại văn cho người mới bắt đầu

Liên hệ và tìm hiểu những nội dung từ Link Po: https://theblueexpat.com

Hướng dẫn thực hiện một kênh podcast: https://lampodcast.com

Tập podcast từng được đăng trên The Blue Expat 01/09/2019

Cách đọc sách ngoại văn cho người mới bắt đầuShow Podcast Information

Bước chuẩn bị

Hãy hình thành thói quen đọc sách trước khi tìm đến sách tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo Booktuber Vuilên để tham khảo cách thiết lập thói quen đọc sách sau 66 ngày nhé!

Với những ai đã có thói quen đọc sách rồi và giờ muốn bắt đầu với sách tiếng Anh, hãy bắt đầu với những tài liệu đọc ngắn và dễ đọc, thuộc những chủ đề gần gũi mà bạn yêu thích. Tài liệu ngắn là các bài viết trên các tạp chí và blog, không cứ phải bắt đầu với sách. Những tài liệu đọc này giúp cho bạn làm quen với việc đọc bằng tiếng Anh và tài liệu càng ngắn thì thời gian bạn đọc càng nhanh, giúp cho bạn thêm tự tin và động lực mỗi khi hoàn thành được một bài đọc.

Sau khi có thói quen và hứng thú với việc đọc sách nhờ việc đọc các bài viết ngắn, bạn có thể ‘nâng tầm’ tài liệu đọc là những cuốn sách.

Chọn sách như thế nào?

3 từ khoá trong việc chọn sách mình chia sẻ trong tập podcast này là: Trình độ – Chủ đề – Độ dài/kích thước

Trình độ

Hãy chọn sách phù hợp với trình độ để bạn không bị nản hay buồn ngủ. Có nhiều lời khuyên là hãy tìm Ladder English với những cuốn sách thuộc trình độ khác nhau để bắt đầu.

Nếu giở cuốn sách ra mà câu nào bạn cũng thấy có từ mới và khó hiểu thì có thể chuyển sang một cuốn khác.

Chủ đề

Chọn sách thuộc chủ đề mà bạn quan tâm bởi nếu ngay cả trong tiếng mẹ đẻ bạn cũng không thích đọc hay trao đổi, tranh luận về chủ đề đó thì làm sao bạn lấy được hứng thú với nó khi đọc bằng một ngôn ngữ mà bạn còn đang cố gắng để hiểu?

Với chủ đề hay loại sách mà bạn thích (kể cả tiểu thuyết tình cảm lãng mạn) thì khi gặp nội dung hoặc từ mà bạn thấy lạ, bạn sẽ có sự tò mò và thích thú tìm kiếm chúng so với những chủ đề mà bạn ngay từ đầu đã không hứng thú rồi.

Nếu đã thuộc chủ đề bạn yêu thích, có thể bạn đã có một chút hiểu biết để gọi là ‘nền tảng’ với chúng để khả năng bạn hiểu được cuốn sách đang nói gì sẽ cao hơn so với nội dung bạn chưa quen.

Độ dài – kích thước

Chọn một cuốn sách nhỏ, bỏ túi được thì càng tốt không chỉ tiện mang theo đọc lúc rảnh mà trên hết bạn có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường sự tiến triển của mình. Điều này rất quant trọng khi bắt đầu làm điều gì mới, vì khi đó bạn có thêm động lực và tự tin vào bản thân để đọc hết cuốn sách.

Một lời khuyên khá phố biến dành cho người mới bắt đầu với sách ngoại ngữ là hãy tìm những cuốn sách thiếu nhi vì chúng nhỏ, dễ đọc, câu chuyện quen thuộc, ngữ pháp đơn giản và chính xác cộng thêm không có nhiều từ mới.

Khi học tiếng Đức, mình tìm đến các cuốn sách công thức nấu ăn vì chúng cũng ngắn, dễ hiểu và có các vốn từ mình cần trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể sáng tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh mà tìm sách nhé!

Với cuốn truyện dài bằng tiếng Anh đầu tiên mà mình hoàn thành, mình đã đọc nó bằng tiếng Việt và thích quá nên mới tìm sách tiếng Anh để đọc bản nguyên xem ra sao. Mình nghĩ rằng nhiều người cũng làm việc này và mình thấy hiệu quả dù có nhiều giáo viên tiếng Anh khuyên là không nên vì như thế chúng ta không phải cố gắng hiểu cuốn sách nữa.

Cách đọc sách ngoại ngữ hiệu quả cho người mới

Đọc liền mạch, không vừa đọc vừa tra từ mới

Nếu vừa đọc sách vừa chăm chăm tìm và ghi chép từ mới thì sẽ làm ngắt mạch đọc của bạn. Tại sao mạch đọc lại quan trọng và KHÔNG NÊN TRA TỪ MỚI thường xuyên khi đọc sach?

Vì khi giữ mạch đọc đó, bạn sẽ làm quen và thoải mái với việc không hiểu hết 100% những gì bạn đã đọc.

Đằng nào thì bạn cũng sẽ không thể thuộc nằm lòng và nhớ hết tất cả các từ mới sau một lần đọc sách đâu, dù cả với sách tiếng Việt cũng vậy mà!

Chưa kể làm việc này sẽ tránh cho bạn cảm giác mỗi lần mở sách ra đọc tiếp là không nhớ nội dung trước đó ra sao, lại phải mở vài trang cũ ra đọc lại.

Đặc biệt là khi vừa đọc sách vừa mở sách từ điển hay điện thoại hoặc máy tính để tra từ mới bạn cũng rất dễ bị phân tâm hay rơi vào tình trạng Multitasking không hiệu quả như mình đã từng chia sẻ trên podcast.

Tóm tắt các phần/chương sách mỗi khi hoàn thành

Bạn sẽ thấy bất ngờ rằng dù không hiểu hết các từ nhưng vẫn có thể hiểu được nội dung sách. Hãy dùng từ ‘đọc hiểu’ thay vì ‘học thuộc’ khi bắt đầu với sách ngoại văn nhé!

Cách xử lý từ mới

Hãy tận dụng triệt để bút nhớ hay sticky notes để mỗi khi thấy từ mới là bạn highlight từ đó lại và tiếp tục đọc.

Thay vì dùng một cuốn sổ ghi chép từ mới, hãy làm một tờ Index Card: một tờ giấy ghi lại từ mới và nghĩa (theo cách yêu thích của bạn) rồi dán nó ở phía trong bìa đầu/cuối cuốn sách. Làm như vậy bạn sẽ tạo được một nhóm từ vựng thuộc chủ đề của cuốn sách đó để lần sau nếu cần nói hay trao đổi về chủ đề đó có thể dễ dàng mở ra tham khảo. Chưa kể khi đọc lại sách bạn có thể tìm lại từ mới nhanh hơn.

Hãy chép lại các ‘câu’, trích dẫn

Đọc sách hiệu quả không chỉ là luyện đọc nhanh hay học từ mới mà còn học cách họ diễn tả ý quan và sử dụng thuật ngữ/cụm từ gì để diễn tả, điều này theo mình còn quan trọng hơn là biết được nhiều từ.

Đây cũng là cách để mình nhớ một cuốn sách được lâu hơn, và đặc biệt là có thứ để chia sẻ với mọi người nữa.

Don’t read the book just once

Đừng đọc sách một lần rồi thôi! Nhất là đấy lại là cuốn sách giúp bạn phát triển về khả năng tiếng Anh.

Lâu lâu đọc lại để kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn đã phát triển sau mỗi lần đọc như thế nào. Nếu không nhìn vào Index card bạn đã nhớ được hết các từ mà bạn đã từng phải tra không?

Cái thú của việc đọc sách là mỗi lần đọc chúng ta lại hiểu và có những cảm nhận khác nhau. Có thể lần đầu học bạn chỉ học được từ mới và rèn đọc hiểu. Lần hai thì đã hiểu rồi nên bạn học cách họ hành văn và sử dụng ngôn ngữ. Lần ba bạn nhận ra cách viết của tác giả này khác với tác giả khác như thế nào, phản ánh văn hoá của người viết ra sao? Lần thứ tư bạn nhận ra mình đã ‘trưởng thành’ hơn như thế nào và hiểu được nghĩa khác của cuốn sách không? Đó là một cái thú của việc đọc sách, mỗi lần đọc chúng ta lại có những cảm nhận khác nhau, cuốn sách được viết ra là vật bất biến nhưng chúng ta thì thay đổi từng ngày nên khi đọc sách chúng ta nhìn thấy được chính sự thay đổi của bản thân nữa.

Đừng chỉ đọc sách in, hãy tìm cả Audiobook

Sau khi đọc xong cuốn sách, để tăng hiệu quả của nó, bạn có thể tìm Audiobook của nó để luyện nghe và phát âm, chưa kể khi nghe người khác đọc, cảm nhận sẽ khác hơn khi bạn tự đọc trong đầu nữa.

Chúc các bạn có những bước khởi đầu thành công!

Tham khảo thêm: Học ngoại ngữ như thế nào với 25 phút mỗi ngày

Ứng dụng đọc sách mình nhắc tới trong bài có cả sách ebook, audiobook và một số sách còn có cả bản tóm tắt: Scribd – đây là link có affiliate, nếu bạn sử dụng link này, bạn sẽ nhận được 2 tháng sử dụng miễn phí thay vì bản dùng thử 30 ngày. Đổi lại, mình sẽ có thêm 30 ngày đọc sách để chia sẻ những kiến thức tới người đọc của The Blue Expat.

Từ khóa » Cách đọc Tài Liệu Tiếng Anh